Lắp đặt thiết bị tiết kiệm điện DIM-250 ST, mỗi bóng đèn cao áp đã tiết kiệm được 30-50% điện năng, bóng đèn sợi đốt 75W được thay bằng bóng đèn Compac có công suất 18W.
Đó là kết quả của đề tài ứng dụng công nghệ, thiết bị tiết kiệm điện cho đèn chiếu sáng đường phố trên tuyến đại lộ Lê Lợi (đoạn từ cầu vượt Phú Sơn đến cầu Đông Hương) thành phố Thanh Hóa.
Ông Vũ Đức Kính, Giám đốc Công ty vệ sinh môi trường đô thị thành phố Thanh Hóa, chủ nhiệm đề tài cho biết, lắp đặt thiết bị tiết kiệm điện DIM-250 ST cho đèn cao áp và thay thế bóng đèn sợi đốt 75W bằng đèn Compac chiếu sáng đường phố thì mỗi năm toàn bộ tuyến đường này tiết kiệm được 110.515 KWh điện, tương đương với tiết kiệm được hơn 122 triệu đồng/năm. Hệ thống đèn điện này vẫn đảm bảo độ chiếu sáng đường phố.
Trước đây để tiết kiệm điện năng, thành phố Thanh Hóa thường phải áp dụng các giải pháp rút ngắn thời gian chiếu sáng, tắt bớt 1/2 đến 2/3 số lượng đèn theo từng thời điểm trong ngày... Tuy nhiên các biện pháp trên chỉ cho kết quả tức thì, nhưng không đảm bảo an toàn giao thông.
Mỗi năm tỉnh Thanh Hóa sử dụng hàng chục triệu KW/giờ điện chiếu sáng đô thị. Với thành công của đề tài này, tới đây thành phố Thanh Hóa sẽ mở rộng việc lắp đặt thiết bị tiết kiệm điện cho đèn chiếu sáng đường phố ở một số tuyến đường chính trên địa bàn như tuyến đường 1A thuộc đoạn đường trung tâm thành phố, đường Phan Chu Trinh, đường Lê Hoàn.../.
Đó là kết quả của đề tài ứng dụng công nghệ, thiết bị tiết kiệm điện cho đèn chiếu sáng đường phố trên tuyến đại lộ Lê Lợi (đoạn từ cầu vượt Phú Sơn đến cầu Đông Hương) thành phố Thanh Hóa.
Ông Vũ Đức Kính, Giám đốc Công ty vệ sinh môi trường đô thị thành phố Thanh Hóa, chủ nhiệm đề tài cho biết, lắp đặt thiết bị tiết kiệm điện DIM-250 ST cho đèn cao áp và thay thế bóng đèn sợi đốt 75W bằng đèn Compac chiếu sáng đường phố thì mỗi năm toàn bộ tuyến đường này tiết kiệm được 110.515 KWh điện, tương đương với tiết kiệm được hơn 122 triệu đồng/năm. Hệ thống đèn điện này vẫn đảm bảo độ chiếu sáng đường phố.
Trước đây để tiết kiệm điện năng, thành phố Thanh Hóa thường phải áp dụng các giải pháp rút ngắn thời gian chiếu sáng, tắt bớt 1/2 đến 2/3 số lượng đèn theo từng thời điểm trong ngày... Tuy nhiên các biện pháp trên chỉ cho kết quả tức thì, nhưng không đảm bảo an toàn giao thông.
Mỗi năm tỉnh Thanh Hóa sử dụng hàng chục triệu KW/giờ điện chiếu sáng đô thị. Với thành công của đề tài này, tới đây thành phố Thanh Hóa sẽ mở rộng việc lắp đặt thiết bị tiết kiệm điện cho đèn chiếu sáng đường phố ở một số tuyến đường chính trên địa bàn như tuyến đường 1A thuộc đoạn đường trung tâm thành phố, đường Phan Chu Trinh, đường Lê Hoàn.../.
Trịnh Duy Hưng (TTXVN/Vietnam+)