Chiếc xe buýt đang lao băng băng trên đường bất thần chớp đèn xi-nhan rồi quẹo lái táp thẳng vào lề đường. Và cũng chỉ một thoáng, chiếc xe kềnh càng rú ga ầm ầm lao mình về phía trước, bỏ lại vài hành khách vừa xuống xe cùng với người đi đường trong mịt mù bụi khói đen ngòm từ ống xả của xe.
Khung cảnh đáng sợ ấy đã không còn quá lạ lẫm với người dân thủ đô. Người ta cũng nói nhiều về những chiếc “xe buýt đen” ấy, nhưng dường như tình trạng này vẫn chưa nhiều biến chuyển.
Hơn 1/4 lượng xe buýt là “bẩn”
Lê Thanh Hà, sinh viên Đại học Gia thông Vận tải Hà Nội kể, một ngày đi xe buýt mấy lượt, chuyện phải bịt mũi bịt miệng mỗi khi có xe buýt dừng trả khách chẳng phải hiếm.
Với những người thường đi xe buýt như Hà, việc nhận mặt xe nào sạch, xe nào “bẩn” chẳng khó. Thậm chí, theo cậu sinh viên năm thứ 3, như đã thành phản xạ, nhác thấy bóng xế nào nhả bụi bẩn từ xa, Hà liền nhanh tay rút chiếc khẩu trang đã thủ sẵn trong người bịt kín miệng.
”Điều buồn cười là, hình như mỗi xe đều nhả khói theo chu kỳ. Cứ sạch được một thời gian là lại y như rằng, đâu lại về đấy,” Hà thắc mắc.
Không thường xuyên đi xe buýt như cánh sinh viên nhưng chị Lê Văn Hồng, bán hàng trên phố Kim Mã cũng quá quen thuộc với những chiếc xe buýt xả khói đen mù đường.
Không bức xúc như Hà, chị Hồng cho rằng, không phải xe buýt nào cũng thả khói bẩn. Tuy nhiên, là người thường xuyên quan sát các phương tiện lưu thông trên đường, chị Hồng cũng thấy không ít trường hợp cả con đường sạch bong bỗng nhuốm đen chỉ vì một thoáng lướt qua của cánh xe buýt.
“Chẳng những bụi bẩn mà hình ảnh ấy làm nhiều người đâm ra ác cảm với loại hình giao thông này,” chị Hồng nhận xét.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong mấy năm qua, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát và Thanh tra Giao thông thực hiện nhiều đợt kiểm tra liên ngành nhằm phát hiện, xử lý các xe ôtô vi phạm về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Trong đó, xe buýt ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những đối tượng tập trung kiểm tra gắt gao nhất.
Thông qua kết quả kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều xe buýt không đạt tiêu chuẩn về môi trường vẫn tham gia giao thông.
Đặc biệt, theo đại diện Bộ Giao thông Vận tải, năm 2011 có tới 27% xe buýt kiểm tra không đạt tiêu chuẩn khí thải.
Mua mới đã khó, sửa chữa lại càng khó?
Ông Nguyễn Trọng Thông, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cũng thừa nhận thực tế tình trạng xe buýt “thải” khói đen do nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan như: Xe chở vượt quá tải khi lái xe phải gia tốc đột ngột để thay đổi chuyển động. Thêm nữa, tình trạng kỹ thuật của ôtô không đảm bảo, chất lượng xe chưa cao nên bị xuống cấp nhanh chóng…
“Bên cạnh đó, việc đầu tư chưa đầy đủ và không đủ xe cũng là một nguyên nhân gây ra vấn đề này, do xe phải hoạt động nhiều, chở quá tải, không có điều kiện để bảo dưỡng, sửa chữa đúng theo quy định,” ông Thông chia sẻ.
Đồng tình quan điểm đó, ông Trần Quốc Quân, Phó Giám đốc Xí nghiệp Xe điện (Transerco) cho biết: “Một số xe của công ty chạy quá tải trong giờ cao điểm, lượng khách lên xuống liên tục, chất lượng đường xuống cấp dẫn đến xe bị hỏng hóc, trục trặc.”
Bên cạnh đó, nguồn phụ tùng của một số loại xe khan hiếm nên không có để thay thế, vì vậy chất lượng xe chưa đảm bảo.
Ông Quân đưa ra dẫn chứng như xe 32 của Xí nghiệp thuộc loại Mercedes mà linh kiện có rất ít ở Việt Nam, giá thành cao, nhiều chi tiết phải nhập ngoại nên rất khó thay thế. Xí nghiệp chỉ còn cách thường xuyên bảo dưỡng theo chu kỳ để đưa xe lưu thông vận chuyển khách và tập trung sửa chữa tốt những xe chưa đảm bảo chất lượng.
“Tuy nhiên, việc đưa xe mới vào thay thế cũng không khả thi bởi đối với những tuyến đường đang thi công dở như đường 32, một số đường hẹp khó đổi xe nên khi đưa xe mới vào hoạt động sẽ hỏng hoặc không phù hợp do hạ tầng chưa đáp ứng được,” ông Quân đưa ra khó khăn.
Ông Chu Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Môi trường (Bộ Giao thông Vận tải) cho rằng, rất nhiều xe buýt hiện nay do các công ty trong nước sản xuất và lắp ráp. Việc nhập khẩu linh kiện, đặc biệt là động cơ từ các nhà cung cấp nước ngoài có độ bền thấp nhưng lại sử dụng trong điều kiện cường độ công việc cao dẫn đến động cơ nhanh xuống cấp. Mặt khác, do cơ chế thị trường và có việc cạnh tranh giá nên một số doanh nghiệp vận tải thiếu vốn đầu tư và chỉ chọn loại phương tiện đạt tiêu chuẩn Euro I, có giá thành thấp hơn so với loại Euro III.
Trước tốc độ đô thị hóa, đòi hỏi cao của cuộc sống cùng với các cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với hoạt động xe buýt còn nhiều hạn chế, đặc biệt của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh... thì hệ thống xe buýt đô thị đã và đang phải hoạt động trong điều kiện cực kỳ khó khăn.
Theo ông Hùng, các thành phố lớn hiện nay có mật độ phương tiện giao thông rất lớn. Các tuyến xe buýt phải chịu áp lực về thời gian và tuyến đường nên dẫn đến việc tăng, giảm tốc độ đột ngột liên tục. Điều đó dẫn đến hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ diesel xuống cấp, dẫn đến hiện tượng xả khói đen.
Hiện nay, để giảm thiểu khí thải xe buýt trong thành phố, các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Đức... quản lý hoạt động của phương tiện theo vùng, khu vực. Tại các vùng lõi, trung tâm thì phương tiện phải đạt tiêu chuẩn khí thải mức EURO III trở lên mới được phép lưu hành để đảm bảo chất lượng không khí đô thị.
Thậm chí, nhiều nước đã tiến hành các biện pháp mạnh nhằm kiểm soát mức độ phát thải giao thông cơ giới đường bộ như nâng cao mức giới hạn tối đa cho phép của khí thải (EURO IV trong khu vực lõi đô thị), thắt chặt các quy định về kiểm tra bảo dưỡng định kỳ phương tiện, phối hợp nhiều phương pháp kiểm tra kiểm soát mức độ phát thải, nâng cao tiêu chuẩn nhiên liệu.
“Việc kiểm tra khí thải định kỳ được thực hiện tại các trung tâm kiểm tra khí thải nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát phát thải, xử phạt nghiêm minh với mức phạt cao buộc người lái xe và chủ phương tiện phải tự giác chấp hành chế độ kiểm tra bảo dưỡng, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, duy trì nồng độ khí thải ở mức độ cho phép,” ông Hùng đưa ra khuyến cáo.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, theo ông Hùng, các doanh nghiệp cũng cần nâng cao chất lượng bằng cách thay thế các xe buýt công nghệ thấp bằng thế hệ xe mới công nghệ tiên tiến hơn đồng thời nghiên cứu đưa vào sử dụng động cơ khí ga CNG và LPG.
Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng cơ chế và đề xuất chính sách ưu đãi cho việc đầu tư phát triển hệ thống xe buýt công cộng, bảo đảm tiêu chuẩn phát thải, đáp ứng điều kiện giao thông tiếp cận để cả thiện mạng lưới giao thông công cộng đô thị./.
Khung cảnh đáng sợ ấy đã không còn quá lạ lẫm với người dân thủ đô. Người ta cũng nói nhiều về những chiếc “xe buýt đen” ấy, nhưng dường như tình trạng này vẫn chưa nhiều biến chuyển.
Hơn 1/4 lượng xe buýt là “bẩn”
Lê Thanh Hà, sinh viên Đại học Gia thông Vận tải Hà Nội kể, một ngày đi xe buýt mấy lượt, chuyện phải bịt mũi bịt miệng mỗi khi có xe buýt dừng trả khách chẳng phải hiếm.
Với những người thường đi xe buýt như Hà, việc nhận mặt xe nào sạch, xe nào “bẩn” chẳng khó. Thậm chí, theo cậu sinh viên năm thứ 3, như đã thành phản xạ, nhác thấy bóng xế nào nhả bụi bẩn từ xa, Hà liền nhanh tay rút chiếc khẩu trang đã thủ sẵn trong người bịt kín miệng.
”Điều buồn cười là, hình như mỗi xe đều nhả khói theo chu kỳ. Cứ sạch được một thời gian là lại y như rằng, đâu lại về đấy,” Hà thắc mắc.
Không thường xuyên đi xe buýt như cánh sinh viên nhưng chị Lê Văn Hồng, bán hàng trên phố Kim Mã cũng quá quen thuộc với những chiếc xe buýt xả khói đen mù đường.
Không bức xúc như Hà, chị Hồng cho rằng, không phải xe buýt nào cũng thả khói bẩn. Tuy nhiên, là người thường xuyên quan sát các phương tiện lưu thông trên đường, chị Hồng cũng thấy không ít trường hợp cả con đường sạch bong bỗng nhuốm đen chỉ vì một thoáng lướt qua của cánh xe buýt.
“Chẳng những bụi bẩn mà hình ảnh ấy làm nhiều người đâm ra ác cảm với loại hình giao thông này,” chị Hồng nhận xét.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong mấy năm qua, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát và Thanh tra Giao thông thực hiện nhiều đợt kiểm tra liên ngành nhằm phát hiện, xử lý các xe ôtô vi phạm về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Trong đó, xe buýt ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những đối tượng tập trung kiểm tra gắt gao nhất.
Thông qua kết quả kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều xe buýt không đạt tiêu chuẩn về môi trường vẫn tham gia giao thông.
Đặc biệt, theo đại diện Bộ Giao thông Vận tải, năm 2011 có tới 27% xe buýt kiểm tra không đạt tiêu chuẩn khí thải.
Mua mới đã khó, sửa chữa lại càng khó?
Ông Nguyễn Trọng Thông, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cũng thừa nhận thực tế tình trạng xe buýt “thải” khói đen do nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan như: Xe chở vượt quá tải khi lái xe phải gia tốc đột ngột để thay đổi chuyển động. Thêm nữa, tình trạng kỹ thuật của ôtô không đảm bảo, chất lượng xe chưa cao nên bị xuống cấp nhanh chóng…
“Bên cạnh đó, việc đầu tư chưa đầy đủ và không đủ xe cũng là một nguyên nhân gây ra vấn đề này, do xe phải hoạt động nhiều, chở quá tải, không có điều kiện để bảo dưỡng, sửa chữa đúng theo quy định,” ông Thông chia sẻ.
Đồng tình quan điểm đó, ông Trần Quốc Quân, Phó Giám đốc Xí nghiệp Xe điện (Transerco) cho biết: “Một số xe của công ty chạy quá tải trong giờ cao điểm, lượng khách lên xuống liên tục, chất lượng đường xuống cấp dẫn đến xe bị hỏng hóc, trục trặc.”
Bên cạnh đó, nguồn phụ tùng của một số loại xe khan hiếm nên không có để thay thế, vì vậy chất lượng xe chưa đảm bảo.
Ông Quân đưa ra dẫn chứng như xe 32 của Xí nghiệp thuộc loại Mercedes mà linh kiện có rất ít ở Việt Nam, giá thành cao, nhiều chi tiết phải nhập ngoại nên rất khó thay thế. Xí nghiệp chỉ còn cách thường xuyên bảo dưỡng theo chu kỳ để đưa xe lưu thông vận chuyển khách và tập trung sửa chữa tốt những xe chưa đảm bảo chất lượng.
“Tuy nhiên, việc đưa xe mới vào thay thế cũng không khả thi bởi đối với những tuyến đường đang thi công dở như đường 32, một số đường hẹp khó đổi xe nên khi đưa xe mới vào hoạt động sẽ hỏng hoặc không phù hợp do hạ tầng chưa đáp ứng được,” ông Quân đưa ra khó khăn.
Ông Chu Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Môi trường (Bộ Giao thông Vận tải) cho rằng, rất nhiều xe buýt hiện nay do các công ty trong nước sản xuất và lắp ráp. Việc nhập khẩu linh kiện, đặc biệt là động cơ từ các nhà cung cấp nước ngoài có độ bền thấp nhưng lại sử dụng trong điều kiện cường độ công việc cao dẫn đến động cơ nhanh xuống cấp. Mặt khác, do cơ chế thị trường và có việc cạnh tranh giá nên một số doanh nghiệp vận tải thiếu vốn đầu tư và chỉ chọn loại phương tiện đạt tiêu chuẩn Euro I, có giá thành thấp hơn so với loại Euro III.
Trước tốc độ đô thị hóa, đòi hỏi cao của cuộc sống cùng với các cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với hoạt động xe buýt còn nhiều hạn chế, đặc biệt của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh... thì hệ thống xe buýt đô thị đã và đang phải hoạt động trong điều kiện cực kỳ khó khăn.
Theo ông Hùng, các thành phố lớn hiện nay có mật độ phương tiện giao thông rất lớn. Các tuyến xe buýt phải chịu áp lực về thời gian và tuyến đường nên dẫn đến việc tăng, giảm tốc độ đột ngột liên tục. Điều đó dẫn đến hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ diesel xuống cấp, dẫn đến hiện tượng xả khói đen.
Hiện nay, để giảm thiểu khí thải xe buýt trong thành phố, các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Đức... quản lý hoạt động của phương tiện theo vùng, khu vực. Tại các vùng lõi, trung tâm thì phương tiện phải đạt tiêu chuẩn khí thải mức EURO III trở lên mới được phép lưu hành để đảm bảo chất lượng không khí đô thị.
Thậm chí, nhiều nước đã tiến hành các biện pháp mạnh nhằm kiểm soát mức độ phát thải giao thông cơ giới đường bộ như nâng cao mức giới hạn tối đa cho phép của khí thải (EURO IV trong khu vực lõi đô thị), thắt chặt các quy định về kiểm tra bảo dưỡng định kỳ phương tiện, phối hợp nhiều phương pháp kiểm tra kiểm soát mức độ phát thải, nâng cao tiêu chuẩn nhiên liệu.
“Việc kiểm tra khí thải định kỳ được thực hiện tại các trung tâm kiểm tra khí thải nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát phát thải, xử phạt nghiêm minh với mức phạt cao buộc người lái xe và chủ phương tiện phải tự giác chấp hành chế độ kiểm tra bảo dưỡng, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, duy trì nồng độ khí thải ở mức độ cho phép,” ông Hùng đưa ra khuyến cáo.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, theo ông Hùng, các doanh nghiệp cũng cần nâng cao chất lượng bằng cách thay thế các xe buýt công nghệ thấp bằng thế hệ xe mới công nghệ tiên tiến hơn đồng thời nghiên cứu đưa vào sử dụng động cơ khí ga CNG và LPG.
Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng cơ chế và đề xuất chính sách ưu đãi cho việc đầu tư phát triển hệ thống xe buýt công cộng, bảo đảm tiêu chuẩn phát thải, đáp ứng điều kiện giao thông tiếp cận để cả thiện mạng lưới giao thông công cộng đô thị./.
Mạnh Hùng - Xuân Dũng (Vietnam+)