Sử dụng tín hiệu vệ tinh vào theo dõi sản xuất lúa tại Việt Nam

Trên thực tế, việc áp dụng công nghệ viễn thám sẽ giúp hoạt động giám sát lúa, quản lý rủi ro thiên tai và bảo hiểm cây trồng được minh bạch, hiệu quả hơn.
Dự án “Hệ thống thông tin viễn thám và bảo hiểm nông nghiệp tại các nền kinh tế mới nổi.” (PV/Vietnam+)
Dự án “Hệ thống thông tin viễn thám và bảo hiểm nông nghiệp tại các nền kinh tế mới nổi.” (PV/Vietnam+)

Ngày 12/11, dự án giai đoạn 3 “Hệ thống thông tin viễn thám và bảo hiểm nông nghiệp tại các nền kinh tế mới nổi” sử dụng tín hiệu vệ tinh vào theo dõi tình hình sản xuất lúa và bảo hiểm nông nghiệp (từ nay tới tháng 6/2021) đã được khởi động tại Hà Nội.

Giai đoạn 3 của dự án “Hệ thống thông tin viễn thám và bảo hiểm nông nghiệp tại các nền kinh tế mới nổi” do Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển và Hợp tác Thụy Sĩ và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Đây là dự án nằm trong Dự án toàn cầu của Chính phủ Thụy Sĩ hỗ trợ một số nước sản xuất lúa gạo trong khu vực, như Campuchia. Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

[Cần bảo vệ vùng đất “bờ xôi ruộng mật” vì an ninh lương thực quốc gia]

Theo đó, giai đoạn 3 của dự án sẽ tập trung vào hai nội dung chính tích hợp hoàn toàn công nghệ thông tin vào hệ thống theo dõi và quản lý rủi ro thiên tai đồng thời hỗ trợ chương trình bảo hiểm lúa của Chính phủ.

Cụ thể, dự án sẽ giúp Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tích hợp thành công và bền vững công nghệ tân tiến vào hệ thống theo dõi lúa của Chính phủ trên tất cả các mặt kỹ thuật, thể chế và tài chính. Tuy nhiên, dự án cũng tính đến phương án thương mại hóa, tức là thu một phần phí dịch cung cấp số liệu để qua đó giảm bớt chi ngân sách.

Tiếp đến, dự án sẽ xử lý và cung cấp số liệu năng suất lúa cấp xã nhằm hỗ trợ chương trình bảo hiểm lúa tại 7 tỉnh tại Việt Nam, theo quy định trong Quyết định 22/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tại Việt Nam, dự án được hiện từ năm 2013. Ông Reymond Marcel, Giám đốc bộ phận phát triển của Thụy Sĩ tại Việt Nam cho biết dự án đã thành công trong 2 giai đoạn trước. Trên cơ sở các kết quả đạt được, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Đại học Cần thơ đã thống nhất tiếp tục thực hiện giai đoạn 3 nhằm phát huy tối đa các kết quả và đảm bảo sự phát triển bền vững của dự án.

Sử dụng tín hiệu vệ tinh vào theo dõi sản xuất lúa tại Việt Nam ảnh 1Sử dụng tín hiệu vệ tinh vào theo dõi tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Quá trình triển khai dự án, Công ty Sarmap (Thụy Sĩ) sẽ hỗ trợ kỹ thuật phía Việt Nam xử lý dữ liệu vệ tinh và Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (Philippines) giúp về kỹ thuật dự báo năng suất lúa. Bên cạnh đó, Công ty tái bảo hiểm Swisss Re (Thụy Sĩ) sẽ tư vấn bảo hiểm nông nghiệp trong quá trình thực hiện Dự án.

Sử dụng tín hiệu vệ tinh vào theo dõi sản xuất lúa tại Việt Nam ảnh 2(Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước chuẩn)

Hàng năm, ngành sản xuất lúa ở Việt Nam thường phải đối mặt với nhiều rủi ro từ thiên tai, như bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và dịch bệnh. Vì vậy, bảo hiểm nông nghiệp vẫn được xem là giải pháp giúp cho người nông dân giảm thiểu rủi ro. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 58/2018/NĐ-CP tiếp tục hỗ trợ cho bảo hiểm nông nghiệp giúp nông dân đối mặt với thiên tai.

Theo ông An Văn Khanh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác, bảo hiểm nông nghiệp là lĩnh vực rất mới tại Việt Nam và các công ty bảo hiểm đòi hỏi rất nhiều số liệu. Vì vậy, việc áp dụng công nghệ viễn thám sẽ giúp hoạt động giám sát lúa, quản lý rủi ro thiên tai và bảo hiểm cây trồng được minh bạch, hiệu quả hơn cũng như mở ra cơ hội nhân rộng chương trình của Chính phủ.

Ngoài ra, dự án cũng hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực cho các đơn vị liên quan nhằm thực hiện chương trình bảo hiểm nông nghiệp và ứng dụng công nghệ viễn thám vào bảo hiểm cây trồng, bao gồm xây dựng quy trình và nâng cao năng lực cho các đơn vị liên quan./.

Ông Võ Quang Minh, Đại học Cần Thơ phát biểu:

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục