Cháy rừng tại California (Mỹ) ngày càng nghiêm trọng
Tính đến sáng ngày 16/11 (giờ Việt Nam), cảnh sát Mỹ cho biết số người được thông báo mất tích trong thảm họa cháy rừng nghiêm trọng nhất tại bang California, Mỹ đã lên tới 631 người, trong khi số người thiệt mạng vì thảm họa này là 63 người.
Đây là vụ cháy rừng Camp Fire, bắt đầu bùng phát tại miền Bắc California, Mỹ kể từ ngày 8/11.
Vụ cháy rừng Camp Fire này được đánh giá có quy mô phá hủy tương đương vụ cháy rừng Tunnel Fire hồi năm 1991, vốn được coi là vụ cháy rừng nghiêm trọng thứ 2 tại bang California. Theo tính toán, vụ cháy rừng Camp Fire tại phía Bắc chân dãy núi Sierra Nevada này đã thiêu hủy hơn 8.800 tòa nhà và cơ sở hạ tầng.
Do gió thổi mạnh (với sức gió lên tới 110km/h), đám cháy rừng Camp Fire cho tới nay đã thiêu rụi hơn 56.000 ha rừng. Gần như toàn bộ nhà cửa tại thị trấn Paradise đã bị thiêu hủy trong hỏa hoạn.
Khoảng 5.500 lính cứu hỏa đã được huy động, song cơ quan này cũng dự báo phải mất 3 tuần mới có thể dập tắt đám cháy này. Hiện có khoảng 50.000 người vẫn đang phải sống trong các khu sơ tán do Hội Chữ thập Đỏ lập ra.
Kể từ 3 tháng nay, bang California liên tục xảy ra các vụ cháy rừng nghiêm trọng trên diện rộng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Giới chuyên gia nhận định các đợt nắng nóng, tình trạng khô hạn là những nguyên nhân khiến tình trạng cháy rừng gia tăng tại California.
Đây là vụ cháy rừng Camp Fire, bắt đầu bùng phát tại miền Bắc California, Mỹ kể từ ngày 8/11.
Vụ cháy rừng Camp Fire này được đánh giá có quy mô phá hủy tương đương vụ cháy rừng Tunnel Fire hồi năm 1991, vốn được coi là vụ cháy rừng nghiêm trọng thứ 2 tại bang California. Theo tính toán, vụ cháy rừng Camp Fire tại phía Bắc chân dãy núi Sierra Nevada này đã thiêu hủy hơn 8.800 tòa nhà và cơ sở hạ tầng.
Do gió thổi mạnh (với sức gió lên tới 110km/h), đám cháy rừng Camp Fire cho tới nay đã thiêu rụi hơn 56.000 ha rừng. Gần như toàn bộ nhà cửa tại thị trấn Paradise đã bị thiêu hủy trong hỏa hoạn.
Khoảng 5.500 lính cứu hỏa đã được huy động, song cơ quan này cũng dự báo phải mất 3 tuần mới có thể dập tắt đám cháy này. Hiện có khoảng 50.000 người vẫn đang phải sống trong các khu sơ tán do Hội Chữ thập Đỏ lập ra.
Kể từ 3 tháng nay, bang California liên tục xảy ra các vụ cháy rừng nghiêm trọng trên diện rộng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Giới chuyên gia nhận định các đợt nắng nóng, tình trạng khô hạn là những nguyên nhân khiến tình trạng cháy rừng gia tăng tại California.
Lính cứu hỏa nỗ lực dập lửa cháy rừng tàn phá một căn hộ tại Paradise, California, Mỹ. (Nguồn: THX/TTXVN)
Cha đẻ của các "siêu anh hùng" Stan Lee qua đời ở tuổi 95
Ngày 12/11, ông Stan Lee (tên thật Stanley Martin Lieber), người được biết đến như một nhân vật hàng đầu trong thế giới truyện tranh trong hơn 5 thập kỷ qua với những nhân vật siêu anh hùng mang tính biểu tượng nhất thế giới đã qua đời ở tuổi 95 tại Los Angeles, Mỹ.
Ông Stan Lee bắt đầu sự nghiệp của mình tại Timely Comics năm 1939 với vai trò là một nhà văn, nhà biên tập và là một họa sỹ tranh minh họa.
Vào đầu những năm 60, ông Stan Lee nhận lời đề nghị tham gia một nhóm nhằm tạo ra những siêu anh hùng. Với sự giúp đỡ của hai họa sỹ là Jack Kirby và Steve Ditko, Stan Lee đã tạo lên một cuộc cách mạng mà chính ông không nhận ra vào thời gian đó.
Ông đã sáng tạo ra nhiều nhân vật truyện tranh, những siêu anh hùng lừng danh mới, không quá hoàn mỹ như trước mà có tính cách tâm lý phức tạp như con người ở thế giới thực, phải đấu tranh với những thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Khi nhắc tới các nhân vật siêu anh hùng, không thể không nhắc tới "Fantastic Four" (Bộ tứ siêu đẳng), những nhân vật siêu anh hùng đầu tiên do nhóm của ông Stan Lee tạo ra.
Sau thành công này, Stan Lee và các cộng sự ở Marvel tiếp tục tạo ra hàng loạt những siêu anh hùng mới như Spider Man (người nhện), the Hulk (người khổng lồ xanh), Iron Man (người sắt) và nhóm X-Men, từ đó tạo đà cho các siêu phẩm điện ảnh hội tụ các nhân vật siêu anh hùng.
Những nhân vật truyện tranh của ông không chỉ thành công trên trang sách, mà còn giúp Marvel Comics thu được những khoản tiền lớn từ phòng vé toàn cầu, vượt qua cả doanh thu của DC Comics, công ty chiếm lĩnh thị trường này trong nhiều năm với những nhân vật như Siêu nhân và Người dơi.
Trong những năm tiếp theo, ông Lee trở thành đầu tàu và là gương mặt đại diện của Marvel Comics. Ông liên tục xuất hiện tại các sự kiện truyện trannh khắp nước Mỹ.
Chủ tịch Marvel Studios Kevin Feige khẳng định không ai có thể vượt qua ông Stan Lee về sức ảnh hưởng và sự phát triển của hãng phim Marvel, đồng thời nhấn mạnh di sản của ông sẽ còn sống mãi.
Ông Stan Lee bắt đầu sự nghiệp của mình tại Timely Comics năm 1939 với vai trò là một nhà văn, nhà biên tập và là một họa sỹ tranh minh họa.
Vào đầu những năm 60, ông Stan Lee nhận lời đề nghị tham gia một nhóm nhằm tạo ra những siêu anh hùng. Với sự giúp đỡ của hai họa sỹ là Jack Kirby và Steve Ditko, Stan Lee đã tạo lên một cuộc cách mạng mà chính ông không nhận ra vào thời gian đó.
Ông đã sáng tạo ra nhiều nhân vật truyện tranh, những siêu anh hùng lừng danh mới, không quá hoàn mỹ như trước mà có tính cách tâm lý phức tạp như con người ở thế giới thực, phải đấu tranh với những thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Khi nhắc tới các nhân vật siêu anh hùng, không thể không nhắc tới "Fantastic Four" (Bộ tứ siêu đẳng), những nhân vật siêu anh hùng đầu tiên do nhóm của ông Stan Lee tạo ra.
Sau thành công này, Stan Lee và các cộng sự ở Marvel tiếp tục tạo ra hàng loạt những siêu anh hùng mới như Spider Man (người nhện), the Hulk (người khổng lồ xanh), Iron Man (người sắt) và nhóm X-Men, từ đó tạo đà cho các siêu phẩm điện ảnh hội tụ các nhân vật siêu anh hùng.
Những nhân vật truyện tranh của ông không chỉ thành công trên trang sách, mà còn giúp Marvel Comics thu được những khoản tiền lớn từ phòng vé toàn cầu, vượt qua cả doanh thu của DC Comics, công ty chiếm lĩnh thị trường này trong nhiều năm với những nhân vật như Siêu nhân và Người dơi.
Trong những năm tiếp theo, ông Lee trở thành đầu tàu và là gương mặt đại diện của Marvel Comics. Ông liên tục xuất hiện tại các sự kiện truyện trannh khắp nước Mỹ.
Chủ tịch Marvel Studios Kevin Feige khẳng định không ai có thể vượt qua ông Stan Lee về sức ảnh hưởng và sự phát triển của hãng phim Marvel, đồng thời nhấn mạnh di sản của ông sẽ còn sống mãi.
Nhà văn, họa sỹ truyện tranh nổi tiếng Stan Lee. (Nguồn: The Globe and Mail)
ECCC phán quyết các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ phạm tội diệt chủng
Sáng 16/11, Tòa án đặc biệt tại Tòa án Campuchia (ECCC) đã ra phán quyết các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ Khieu Samphan và Nuon Chea phạm tội ác diệt chủng trong Vụ án 002/02 và kết án tù chung thân.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tòa kết án các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ tội danh này. Dự kiến tòa cũng sẽ ra phán quyết về các tội danh Tội ác Chống nhân loại và Tội ác Chiến tranh đối với hai nhân vật này.
Phát biểu tại họp báo, phát ngôn viên Tòa sơ thẩm của ECCC, ông Neth Pheaktra cho biết phiên tòa có sự tham gia chứng kiến của các quan chức Liên hợp quốc, đại diện chính phủ và đại diện các đại sứ quán, cùng khoảng 500 người dân Campuchia.
Ông Neth Pheaktra khẳng định: “Phán quyết trên là một sự kiện lịch sử đối với ECCC, Campuchia, thế giới và cho cả công lý quốc tế. Nếu không có khiếu nại nào, bản án sẽ lập tức có hiệu lực. Trong trường hợp ngược lại, đơn khiếu kiện sẽ được nộp lên Toà án Tối cao."
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tòa kết án các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ tội danh này. Dự kiến tòa cũng sẽ ra phán quyết về các tội danh Tội ác Chống nhân loại và Tội ác Chiến tranh đối với hai nhân vật này.
Phát biểu tại họp báo, phát ngôn viên Tòa sơ thẩm của ECCC, ông Neth Pheaktra cho biết phiên tòa có sự tham gia chứng kiến của các quan chức Liên hợp quốc, đại diện chính phủ và đại diện các đại sứ quán, cùng khoảng 500 người dân Campuchia.
Ông Neth Pheaktra khẳng định: “Phán quyết trên là một sự kiện lịch sử đối với ECCC, Campuchia, thế giới và cho cả công lý quốc tế. Nếu không có khiếu nại nào, bản án sẽ lập tức có hiệu lực. Trong trường hợp ngược lại, đơn khiếu kiện sẽ được nộp lên Toà án Tối cao."
Hai cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ, Khieu Samphan và Nuon Chea. (Nguồn: AP)
Mỹ tiếp tục gia tăng cấm vận kinh tế đối với Cuba
Ngày 14/11, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố mở rộng danh sách các công ty Cuba bị Mỹ hạn chế làm ăn với công dân Mỹ, theo đó đã có thêm 26 doanh nghiệp Cuba bị đưa vào danh sách này, và lệnh cấm có hiệu lực ngay từ ngày 15/11.
Trong số 26 công ty mới bị đưa thêm vào danh sách nói trên, phần lớn là các khách sạn tại các địa điểm du lịch quan trọng của Cuba như La Habana, Varadero và các cù lao tại tỉnh miền Trung Villa Clara, cùng một số các cửa hàng và trung tâm thương mại lớn.
Ngoài ra, danh sách này còn nêu 5 điều sửa đổi đối với các công ty đã nằm trong danh sách mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump đưa ra cách đây 1 năm, do 3 trong số các công ty đó đã đổi tên.
Như vậy, danh sách các thực thể và công ty của Cuba bị giới hạn làm ăn với các doanh nghiệp Mỹ đến nay đã lên tới 205 đơn vị.
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ còn tiếp tục cập nhật định kỳ danh sách này.
Quan hệ giữa Mỹ và Cuba đã trở nên xấu đi kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền và thực thi các chính sách đảo ngược lại nỗ lực hàn gắn quan hệ với đảo quốc Caribe này của người tiền nhiệm Barack Obama.
Tháng 11/2017, Mỹ đã công bố một loạt các biện pháp thắt chặt cấm vận của Mỹ chống Cuba, bao gồm hạn chế hoạt động đi lại Cuba của người dân Mỹ, cũng như hạn chế những mối liên hệ kinh doanh của các thực thể Mỹ với các tổ chức, doanh nghiệp Cuba có liên quan tới các lực lượng vũ trang và Bộ Nội vụ Cuba.
Tính từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2018, những lệnh cấm vận của Mỹ đã khiến kinh tế Cuba thiệt hại lên tới hơn 4,3 tỷ USD.
Trong số 26 công ty mới bị đưa thêm vào danh sách nói trên, phần lớn là các khách sạn tại các địa điểm du lịch quan trọng của Cuba như La Habana, Varadero và các cù lao tại tỉnh miền Trung Villa Clara, cùng một số các cửa hàng và trung tâm thương mại lớn.
Ngoài ra, danh sách này còn nêu 5 điều sửa đổi đối với các công ty đã nằm trong danh sách mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump đưa ra cách đây 1 năm, do 3 trong số các công ty đó đã đổi tên.
Như vậy, danh sách các thực thể và công ty của Cuba bị giới hạn làm ăn với các doanh nghiệp Mỹ đến nay đã lên tới 205 đơn vị.
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ còn tiếp tục cập nhật định kỳ danh sách này.
Quan hệ giữa Mỹ và Cuba đã trở nên xấu đi kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền và thực thi các chính sách đảo ngược lại nỗ lực hàn gắn quan hệ với đảo quốc Caribe này của người tiền nhiệm Barack Obama.
Tháng 11/2017, Mỹ đã công bố một loạt các biện pháp thắt chặt cấm vận của Mỹ chống Cuba, bao gồm hạn chế hoạt động đi lại Cuba của người dân Mỹ, cũng như hạn chế những mối liên hệ kinh doanh của các thực thể Mỹ với các tổ chức, doanh nghiệp Cuba có liên quan tới các lực lượng vũ trang và Bộ Nội vụ Cuba.
Tính từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2018, những lệnh cấm vận của Mỹ đã khiến kinh tế Cuba thiệt hại lên tới hơn 4,3 tỷ USD.
Khách du lịch tới thủ đô La Habana, Cuba. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hội nghị quốc tế về Libya đạt được đột phá
Ngày 13/11, tại thành phố Palermo, thủ phủ của Sicilia, Italy đã diễn ra hội nghị quốc tế về Libya.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh đất nước Libya đã trải qua 7 năm xung đột, bất ổn kể từ sau làn sóng “Mùa xuân Arab” và đến nay đất nước này vẫn chưa thể tìm thấy “mùa xuân” thật sự.
Hiện ở quốc gia này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng, gồm chính phủ đoàn kết dân tộc Libya được quốc tế công nhận (GNA) hoạt động tại thủ đô Tripoli do Thủ tướng Sarraj lãnh đạo, và một chính quyền đối lập do Tướng Khalifa Haftar đứng đầu tại miền Đông.
Chính điều này đã tạo ra một đất nước Libya chia rẽ, khiến nhiều khu vực ở Libya bị cuốn vào vòng xoáy xung đột.
Trong bối cảnh đó, hội nghị quốc tế tại Palermo, Italy lần này được xem là tia hy vọng mở cánh cửa hòa bình cho quốc gia Bắc Phi vốn chìm sâu trong khủng hoảng suốt nhiều năm qua.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo chính trị chủ chốt ở Libya đã cam kết sẽ thực hiện theo một tiến trình chính trị do Liên hợp quốc bảo trợ, bao gồm tổ chức một hội nghị quốc gia ở nước này, tiếp đó là tiến hành bầu cử quốc hội và tổng thống vào tháng 6/2019.
Đây được coi là bước đột phá ngoại giao quan trọng nhằm tiến tới hóa giải những mâu thuẫn sâu sắc giữa các phe phái đối địch ở Libya.
Đặc biệt, một trong những điều làm nên thành công của hội nghị lần này đó là hội nghị đã có sự hiện diện của cả Tướng Kh.Haftar, nhân vật đang kiểm soát khu vực miền Đông Libya, lẫn Thủ tướng Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya được quốc tế công nhận (GNA) F.Sarraj vào bàn đối thoại.
Tuy nhiên, mặc dù kết quả của hội nghị Palermo được lãnh đạo nhiều nước hoan nghênh, song dư luận cũng vẫn không khỏi hoài nghi về tính khả thi của những cam kết tại hội nghị Palermo và lộ trình giải quyết vấn đề Libya được đánh giá vẫn còn khá gian nan.
Bởi trên thực tế thì ngoài cam kết ủng hộ kế hoạch mới của Liên hợp quốc, các bên không đưa ra quyết định cụ thể nào, cũng không xác định trách nhiệm của từng bên.
Những vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc mang lại sự ổn định cho Libya, trong đó có thành lập một lực lượng cảnh sát do nhà nước kiểm soát và tái phân bổ các nguồn lợi từ dầu mỏ ở nước này, cũng chưa được giải quyết…
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh đất nước Libya đã trải qua 7 năm xung đột, bất ổn kể từ sau làn sóng “Mùa xuân Arab” và đến nay đất nước này vẫn chưa thể tìm thấy “mùa xuân” thật sự.
Hiện ở quốc gia này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng, gồm chính phủ đoàn kết dân tộc Libya được quốc tế công nhận (GNA) hoạt động tại thủ đô Tripoli do Thủ tướng Sarraj lãnh đạo, và một chính quyền đối lập do Tướng Khalifa Haftar đứng đầu tại miền Đông.
Chính điều này đã tạo ra một đất nước Libya chia rẽ, khiến nhiều khu vực ở Libya bị cuốn vào vòng xoáy xung đột.
Trong bối cảnh đó, hội nghị quốc tế tại Palermo, Italy lần này được xem là tia hy vọng mở cánh cửa hòa bình cho quốc gia Bắc Phi vốn chìm sâu trong khủng hoảng suốt nhiều năm qua.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo chính trị chủ chốt ở Libya đã cam kết sẽ thực hiện theo một tiến trình chính trị do Liên hợp quốc bảo trợ, bao gồm tổ chức một hội nghị quốc gia ở nước này, tiếp đó là tiến hành bầu cử quốc hội và tổng thống vào tháng 6/2019.
Đây được coi là bước đột phá ngoại giao quan trọng nhằm tiến tới hóa giải những mâu thuẫn sâu sắc giữa các phe phái đối địch ở Libya.
Đặc biệt, một trong những điều làm nên thành công của hội nghị lần này đó là hội nghị đã có sự hiện diện của cả Tướng Kh.Haftar, nhân vật đang kiểm soát khu vực miền Đông Libya, lẫn Thủ tướng Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya được quốc tế công nhận (GNA) F.Sarraj vào bàn đối thoại.
Tuy nhiên, mặc dù kết quả của hội nghị Palermo được lãnh đạo nhiều nước hoan nghênh, song dư luận cũng vẫn không khỏi hoài nghi về tính khả thi của những cam kết tại hội nghị Palermo và lộ trình giải quyết vấn đề Libya được đánh giá vẫn còn khá gian nan.
Bởi trên thực tế thì ngoài cam kết ủng hộ kế hoạch mới của Liên hợp quốc, các bên không đưa ra quyết định cụ thể nào, cũng không xác định trách nhiệm của từng bên.
Những vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc mang lại sự ổn định cho Libya, trong đó có thành lập một lực lượng cảnh sát do nhà nước kiểm soát và tái phân bổ các nguồn lợi từ dầu mỏ ở nước này, cũng chưa được giải quyết…
Lực lượng LNA do tướng Khalifa Haftar chỉ huy trong chiến dịch chống các phần tử thánh chiến tại Benghazi, Libya ngày 20/5/2017. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Argentina phát hiện tàu ngầm ARA San Juan sau 1 năm mất tích
Hải quân Argentina tuyên bố lực lượng tìm kiếm đã phát hiện tàu ngầm ARA San Juan tại Đại Tây Dương, một năm sau khi con tàu này mất tích cùng thủy thủ đoàn 44 người.
Hải quân Argentina cho biết con tàu được phát hiện nằm ở độ sâu 800m, tại khu vực ngoài khơi Bán đảo Valdes của vùng Patagonia.
Cách đây 1 năm, vào ngày 15/11/2017, tàu ngầm ARA San Juan của hải quân Argentina cùng thủy thủ đoàn mất tích một cách bí ẩn ở vùng biển Nam Đại Tây Dương sau khi rời một căn cứ quân sự ở tỉnh cực Nam Ushuaia hướng về thành phố cảng Mar del Plata.
Hải quân Argentina cho biết con tàu được phát hiện nằm ở độ sâu 800m, tại khu vực ngoài khơi Bán đảo Valdes của vùng Patagonia.
Cách đây 1 năm, vào ngày 15/11/2017, tàu ngầm ARA San Juan của hải quân Argentina cùng thủy thủ đoàn mất tích một cách bí ẩn ở vùng biển Nam Đại Tây Dương sau khi rời một căn cứ quân sự ở tỉnh cực Nam Ushuaia hướng về thành phố cảng Mar del Plata.
Tàu ngầm ARA San Juan tại cảng ở Buenos Aires, Argentina ngày 18/11/2014. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
(Vietnam+)