Hai vụ tai nạn máy bay thảm khốc
Tối 27/10 (giờ địa phương), trực thăng của ông Vichai Srivaddhanaprabha, chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Leicester City hiện đang chơi tại giải Ngoại hạng Anh (Premier League), đã rơi xuống khu vực đỗ xe của sân vận động King Power sau trận đấu giữa Leicester City và câu lạc bộ West Ham United.
Leicester City đã chính thức đăng thông báo xác nhận ông chủ của câu lạc bộ, tỷ phú Vichai Srivaddhanaprabha đã qua đời vì tai nạn máy bay ngay bên ngoài sân King Power.
Ngoài ông Vichai Srivaddhanaprabha, vụ tai nạn còn khiến 4 người khác thiệt mạng, gồm có 2 nhân viên là Nursara Suknamai và Kaveporn Punpare, 2 phi công Eric Swaffer cùng Izabela Roza Lechowicz.
Sáng 29/10, chiếc máy bay chở 189 người của hãng hàng không Lion Air (Indonesia) đã bị rơi xuống biển sau khi cất cánh từ sân bay ở thủ đô Jakarta.
Chiếc máy bay Boeing 737 MAX 8 thực hiện chuyến bay số hiệu JT-610 cất cánh từ Jakarta lúc 6 giờ 20 sáng 29/10 (theo giờ địa phương) và mất liên lạc với đài không lưu lúc 6 giờ 33.
Theo kế hoạch, máy bay sẽ tới Pangkal Pinang vào lúc 7 giờ 20.
Tính đến tối 29/10, đã có 18 thi thể nạn nhân được tìm thấy và đưa đến Bệnh viện cảnh sát Raden Said Sukanto, Kramat Jati ở Đông Jakarta.
Giám đốc điều hành của Cơ quan tìm kiếm và cứu hộ Indonesia Bambang Suryo dự báo không có ai sống sót trong vụ tai nạn này.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Indonesia, Budi Karya Sumadi cho biết Bộ này sẽ tiếp tục theo dõi quá trình tìm kiếm, xác máy bay và các nạn nhân có thể sẽ tiếp tục được tìm thấy.
Ông lưu ý thêm, Max B737-8 là loại máy bay hiện đại thuộc sở hữu của hãng hàng không Lion Air mới được đưa vào khai thác từ vài tháng trước.
Leicester City đã chính thức đăng thông báo xác nhận ông chủ của câu lạc bộ, tỷ phú Vichai Srivaddhanaprabha đã qua đời vì tai nạn máy bay ngay bên ngoài sân King Power.
Ngoài ông Vichai Srivaddhanaprabha, vụ tai nạn còn khiến 4 người khác thiệt mạng, gồm có 2 nhân viên là Nursara Suknamai và Kaveporn Punpare, 2 phi công Eric Swaffer cùng Izabela Roza Lechowicz.
Sáng 29/10, chiếc máy bay chở 189 người của hãng hàng không Lion Air (Indonesia) đã bị rơi xuống biển sau khi cất cánh từ sân bay ở thủ đô Jakarta.
Chiếc máy bay Boeing 737 MAX 8 thực hiện chuyến bay số hiệu JT-610 cất cánh từ Jakarta lúc 6 giờ 20 sáng 29/10 (theo giờ địa phương) và mất liên lạc với đài không lưu lúc 6 giờ 33.
Theo kế hoạch, máy bay sẽ tới Pangkal Pinang vào lúc 7 giờ 20.
Tính đến tối 29/10, đã có 18 thi thể nạn nhân được tìm thấy và đưa đến Bệnh viện cảnh sát Raden Said Sukanto, Kramat Jati ở Đông Jakarta.
Giám đốc điều hành của Cơ quan tìm kiếm và cứu hộ Indonesia Bambang Suryo dự báo không có ai sống sót trong vụ tai nạn này.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Indonesia, Budi Karya Sumadi cho biết Bộ này sẽ tiếp tục theo dõi quá trình tìm kiếm, xác máy bay và các nạn nhân có thể sẽ tiếp tục được tìm thấy.
Ông lưu ý thêm, Max B737-8 là loại máy bay hiện đại thuộc sở hữu của hãng hàng không Lion Air mới được đưa vào khai thác từ vài tháng trước.
Thân nhân của hành khách trên máy bay gặp nạn JT 610 thuộc Hãng hàng không Lion Air, chờ đợi thông tin tại sân bay Pangkal Pinang, Indonesia ngày 29/10. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Căng thẳng giữa Saudi Arabia với các nước phương Tây liên quan đến vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi
Trong vòng hai tuần qua, những thông tin liên quan đến cái chết bí ẩn của nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi tại Lãnh sự quán của nước này tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến quan hệ giữa Saudi Arabia với các nước phương Tây trở nên căng thẳng.
Nhiều nước đã gây sức ép với Saudi Arabia và kêu gọi cần phải tiến hành một cuộc điều tra độc lập và nghiêm túc về cái chết của nhà báo Khashoggin.
Trong động thái mới nhất, vào ngày 23/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã công bố trước quốc hội nước này những thông tin về cuộc điều tra riêng của nước này xung quanh cái chết của nhà báo Khashoggi, theo đó Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy vụ việc dẫn tới cái chết của nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi đã được lên kế hoạch từ trước.
Ngay lập tức, tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã có những lời lẽ chỉ trích Saudi Arabia rằng đây là vụ việc được che đậy một cách tồi tệ nhất trong lịch sử, và bất cứ người nào chịu trách nhiệm về cái chết của Khashoggi sẽ “gặp rắc rối lớn.”
Đồng thời, Mỹ cũng đã có “đòn” trừng phạt đầu tiên và được cho là cứng rắn nhất đến nay trước vụ việc liên quan đến nhà báo Khashoggi, khi quyết định sẽ hủy thị thực của khoảng 20 quan chức Saudi Arabia có liên quan đến vụ việc nhà báo Khashoggi bị giết hại.
Động thái trên của Mỹ được cho là có thể đe dọa quan hệ giữa Mỹ với Saudi Arabia - đồng minh chủ chốt của Mỹ ở vùng Vịnh. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, giữa lúc Saudi Arabia nằm trong tâm bão chỉ trích đến từ nhiều quốc gia, Mỹ không thể không lên tiếng về vụ việc nhà báo Khashoggi bị giết ngay tại Lãnh sự quán Saudi Arabia ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Bên cạnh đó, Tổng thống Trump còn cử Giám đốc Cục tình báo Trung ương (CIA) Gina Haspel đến Thổ Nhĩ Kỳ ngày 22/10 để điều tra. Ba ngày sau, bà Haspel đã báo cáo với Tổng thống Donald Trump về cuộc điều tra liên quan tới cái chết của nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi.
Tuy nhiên, Nhà Trắng không cung cấp thông tin chi tiết về cuộc gặp giữa bà Haspel và Tổng thống Trump.
Trong bối cảnh mọi chỉ trích quốc tế đang đổ dồn về Saudi Arabia, các nhà phân tích cho rằng, điều Saudi Arabia cần làm hiện nay là sự hợp tác tích cực với các nước cho công tác điều tra.
Với vai trò và vị thế ở khu vực của “ông vua dầu mỏ”, nếu những căng thẳng giữa Saudi Arabia và phương Tây vẫn bị đẩy lên cao trào, điều này có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Nhiều nước đã gây sức ép với Saudi Arabia và kêu gọi cần phải tiến hành một cuộc điều tra độc lập và nghiêm túc về cái chết của nhà báo Khashoggin.
Trong động thái mới nhất, vào ngày 23/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã công bố trước quốc hội nước này những thông tin về cuộc điều tra riêng của nước này xung quanh cái chết của nhà báo Khashoggi, theo đó Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy vụ việc dẫn tới cái chết của nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi đã được lên kế hoạch từ trước.
Ngay lập tức, tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã có những lời lẽ chỉ trích Saudi Arabia rằng đây là vụ việc được che đậy một cách tồi tệ nhất trong lịch sử, và bất cứ người nào chịu trách nhiệm về cái chết của Khashoggi sẽ “gặp rắc rối lớn.”
Đồng thời, Mỹ cũng đã có “đòn” trừng phạt đầu tiên và được cho là cứng rắn nhất đến nay trước vụ việc liên quan đến nhà báo Khashoggi, khi quyết định sẽ hủy thị thực của khoảng 20 quan chức Saudi Arabia có liên quan đến vụ việc nhà báo Khashoggi bị giết hại.
Động thái trên của Mỹ được cho là có thể đe dọa quan hệ giữa Mỹ với Saudi Arabia - đồng minh chủ chốt của Mỹ ở vùng Vịnh. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, giữa lúc Saudi Arabia nằm trong tâm bão chỉ trích đến từ nhiều quốc gia, Mỹ không thể không lên tiếng về vụ việc nhà báo Khashoggi bị giết ngay tại Lãnh sự quán Saudi Arabia ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Bên cạnh đó, Tổng thống Trump còn cử Giám đốc Cục tình báo Trung ương (CIA) Gina Haspel đến Thổ Nhĩ Kỳ ngày 22/10 để điều tra. Ba ngày sau, bà Haspel đã báo cáo với Tổng thống Donald Trump về cuộc điều tra liên quan tới cái chết của nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi.
Tuy nhiên, Nhà Trắng không cung cấp thông tin chi tiết về cuộc gặp giữa bà Haspel và Tổng thống Trump.
Trong bối cảnh mọi chỉ trích quốc tế đang đổ dồn về Saudi Arabia, các nhà phân tích cho rằng, điều Saudi Arabia cần làm hiện nay là sự hợp tác tích cực với các nước cho công tác điều tra.
Với vai trò và vị thế ở khu vực của “ông vua dầu mỏ”, nếu những căng thẳng giữa Saudi Arabia và phương Tây vẫn bị đẩy lên cao trào, điều này có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Nhà báo Jamal Khashoggi. (Nguồn: AP)
Mỹ đe dọa rút khỏi Hiệp ước tên lửa tầm trung (INF) với Nga
Ngày 21/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga và cho rằng Nga đang vi phạm hiệp ước này.
Tiếp đó, ngày 23/10, trong chuyến thăm Nga, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton cũng cho biết Mỹ sẽ chính thức tuyên bố rút khỏi hiệp ước quan trọng này vào thời điểm thích hợp.
INF, được lãnh đạo Liên Xô và Mỹ ký ngày 8/12/1987, còn gọi là Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm ngắn và tầm trung, vốn được coi là biểu tượng dẫn tới việc chấm dứt kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh.
Từ lâu nay, INF vẫn được nhiều nước xem như "lá bùa" ngăn chặn những cuộc đối đầu hạt nhân gây hậu quả thảm khốc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, cả Nga và Mỹ đều cáo buộc nhau vi phạm INF.
Phản ứng với kế hoạch rút khỏi INF của Mỹ, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng quyết định của Washington là "một phần đường lối chính sách của Mỹ nhằm rút khỏi các thỏa thuận pháp lý quốc tế, vốn đặt trách nhiệm ngang nhau giữa Mỹ và các đối tác.”
Moskva chỉ trích Mỹ đi ngược lại nỗ lực của cộng đồng quốc tế vì một thế giới an ninh và ổn định cũng như sẵn sàng hợp tác để củng cố các cơ chế kiểm soát vũ khí hiện hành.
Điều này có thể buộc Nga phải thực thi các biện pháp đáp trả, kể cả quân sự. Tuy nhiên, Nga vẫn mong muốn tiếp tục đối thoại với Mỹ để giải quyết các vấn đề hai bên cùng quan tâm liên quan đến INF.
Các nhà phân tích cho rằng, nếu hiệp ước INF bị phá vỡ sẽ có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống ổn định chiến lược toàn cầu, đồng thời có thể đẩy các bên quay trở lại một cuộc chạy đua vũ trang và thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trong bối cảnh toàn thế giới đang nỗ lực hướng tới một môi trường ổn định, an ninh và an toàn trên cơ sở hợp tác và đối thoại, đây sẽ là bước thụt lùi đối với hệ thống ổn định chiến lược toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 22/10 đã bày tỏ hy vọng Nga và Mỹ sẽ giải quyết được những bất đồng xung quanh việc Mỹ công bố kế hoạch rút khỏi INF.
Tiếp đó, ngày 23/10, trong chuyến thăm Nga, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton cũng cho biết Mỹ sẽ chính thức tuyên bố rút khỏi hiệp ước quan trọng này vào thời điểm thích hợp.
INF, được lãnh đạo Liên Xô và Mỹ ký ngày 8/12/1987, còn gọi là Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm ngắn và tầm trung, vốn được coi là biểu tượng dẫn tới việc chấm dứt kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh.
Từ lâu nay, INF vẫn được nhiều nước xem như "lá bùa" ngăn chặn những cuộc đối đầu hạt nhân gây hậu quả thảm khốc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, cả Nga và Mỹ đều cáo buộc nhau vi phạm INF.
Phản ứng với kế hoạch rút khỏi INF của Mỹ, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng quyết định của Washington là "một phần đường lối chính sách của Mỹ nhằm rút khỏi các thỏa thuận pháp lý quốc tế, vốn đặt trách nhiệm ngang nhau giữa Mỹ và các đối tác.”
Moskva chỉ trích Mỹ đi ngược lại nỗ lực của cộng đồng quốc tế vì một thế giới an ninh và ổn định cũng như sẵn sàng hợp tác để củng cố các cơ chế kiểm soát vũ khí hiện hành.
Điều này có thể buộc Nga phải thực thi các biện pháp đáp trả, kể cả quân sự. Tuy nhiên, Nga vẫn mong muốn tiếp tục đối thoại với Mỹ để giải quyết các vấn đề hai bên cùng quan tâm liên quan đến INF.
Các nhà phân tích cho rằng, nếu hiệp ước INF bị phá vỡ sẽ có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống ổn định chiến lược toàn cầu, đồng thời có thể đẩy các bên quay trở lại một cuộc chạy đua vũ trang và thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trong bối cảnh toàn thế giới đang nỗ lực hướng tới một môi trường ổn định, an ninh và an toàn trên cơ sở hợp tác và đối thoại, đây sẽ là bước thụt lùi đối với hệ thống ổn định chiến lược toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 22/10 đã bày tỏ hy vọng Nga và Mỹ sẽ giải quyết được những bất đồng xung quanh việc Mỹ công bố kế hoạch rút khỏi INF.
Một loại tên lửa của quân đội Mỹ. (Nguồn: The Moscow Times/TTXVN)
Mỹ đối mặt với cuộc khủng hoảng người di cư "chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ"
Nước Mỹ đang phải đối mặt với làn sóng người di cư nghiêm trọng khi tháng 9/2018 vừa qua đã đánh dấu số các gia đình người di cư vượt biên trái phép từ Mexico sang Mỹ gia tăng chóng mặt, lên mức mà giới chức Nhà Trắng gọi là "khủng hoảng."
Điều này đã làm tăng sức ép lên các lực lượng hành pháp bảo vệ biên giới phía Nam nước Mỹ và thách thức các chính sách cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Theo số liệu công bố ngày 23/10 của Cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới của Mỹ (CBP), chỉ riêng trong tháng 9/2018, cơ quan này đã bắt giữ 16.658 người di cư bất hợp pháp, tăng hơn 900 người so với tháng trước đó và gần 12.000 người so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, tháng 9 đã trở thành tháng có số người di cư bất hợp pháp tới Mỹ cao kỷ lục. Người di cư đến Mỹ chủ yếu là những người đến từ Honduras, Guatemala và En Salvador vì muốn trốn chạy bạo lực và nghèo đói.
Đặc biệt trong những ngày gần đây, tình hình người di cư khu vực Trung Mỹ trở nên nghiêm trọng, khi một đoàn người di cư với hơn 7.000 người đã khởi hành từ Honduras và hiện đã sang được biên giới Mexico và đang trong hành trình đến biên giới phía Nam nước Mỹ.
Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc, đoàn người di cư này vốn xuất phát từ San Pedro Sula của Honduras lúc đầu chỉ với 200 người nhưng sau đó đã lên tới 7.200 người, chủ yếu là người dân Honduras, và có thêm cả người Guatemala và El Salvador.
Tình trạng trên buộc Mỹ và các nước có liên quan phải đưa ra các biện pháp để giải quyết.
Tổng thống Trump đã coi đây là tình trạng khẩn cấp quốc gia. Ngày 25/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ đưa quân đội đến bảo vệ biên giới nước này, do đoàn người di cư Trung Mỹ vẫn tiếp tục tràn qua Mexico trong lộ trình đến Mỹ.
Trước đó, ngày 22/10, Tổng thống Trump còn tuyên bố sẽ cắt giảm viện trợ cho 3 quốc gia Trung Mỹ là Guatemala, Honduras và El Salvador do chính phủ các nước này đã thất bại trong việc chặn làn sóng di cư đến Mỹ, mà ông cho là trong đó có rất nhiều tội phạm.
Có thể thấy, làn sóng người di cư ồ ạt sang Mỹ trong những ngày qua đang khiến nước Mỹ lo ngại. Giới chức Mỹ đánh giá đây là cuộc khủng hoảng biên giới "chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ" và có thể sẽ kéo theo nhiều hệ lụy.
Điều này đã làm tăng sức ép lên các lực lượng hành pháp bảo vệ biên giới phía Nam nước Mỹ và thách thức các chính sách cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Theo số liệu công bố ngày 23/10 của Cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới của Mỹ (CBP), chỉ riêng trong tháng 9/2018, cơ quan này đã bắt giữ 16.658 người di cư bất hợp pháp, tăng hơn 900 người so với tháng trước đó và gần 12.000 người so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, tháng 9 đã trở thành tháng có số người di cư bất hợp pháp tới Mỹ cao kỷ lục. Người di cư đến Mỹ chủ yếu là những người đến từ Honduras, Guatemala và En Salvador vì muốn trốn chạy bạo lực và nghèo đói.
Đặc biệt trong những ngày gần đây, tình hình người di cư khu vực Trung Mỹ trở nên nghiêm trọng, khi một đoàn người di cư với hơn 7.000 người đã khởi hành từ Honduras và hiện đã sang được biên giới Mexico và đang trong hành trình đến biên giới phía Nam nước Mỹ.
Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc, đoàn người di cư này vốn xuất phát từ San Pedro Sula của Honduras lúc đầu chỉ với 200 người nhưng sau đó đã lên tới 7.200 người, chủ yếu là người dân Honduras, và có thêm cả người Guatemala và El Salvador.
Tình trạng trên buộc Mỹ và các nước có liên quan phải đưa ra các biện pháp để giải quyết.
Tổng thống Trump đã coi đây là tình trạng khẩn cấp quốc gia. Ngày 25/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ đưa quân đội đến bảo vệ biên giới nước này, do đoàn người di cư Trung Mỹ vẫn tiếp tục tràn qua Mexico trong lộ trình đến Mỹ.
Trước đó, ngày 22/10, Tổng thống Trump còn tuyên bố sẽ cắt giảm viện trợ cho 3 quốc gia Trung Mỹ là Guatemala, Honduras và El Salvador do chính phủ các nước này đã thất bại trong việc chặn làn sóng di cư đến Mỹ, mà ông cho là trong đó có rất nhiều tội phạm.
Có thể thấy, làn sóng người di cư ồ ạt sang Mỹ trong những ngày qua đang khiến nước Mỹ lo ngại. Giới chức Mỹ đánh giá đây là cuộc khủng hoảng biên giới "chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ" và có thể sẽ kéo theo nhiều hệ lụy.
Người di cư di chuyển tới khu vực biên giới Mexico-Mỹ bang Oaxaca, Mexico. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Thủ tướng Anh Theresa May giành được sự ủng hộ của đảng Bảo thủ về kế hoạch Brexit
Ngày 24/10, tại cuộc họp của Ủy ban 1922 của Quốc hội, Thủ tướng Anh Theresa May đã có bài phát biểu tại Quốc hội nước này, qua đó thuyết phục được các nghị sĩ đảng Bảo thủ ủng hộ kế hoạch Brexit của bà.
Thắng lợi trên của bà May đạt được trong bối cảnh trước đó bà chịu sức ép rất lớn từ chính trong nội bộ đảng Bảo thủ của bà, phản đối đề xuất của Thủ tướng May về việc kéo dài thời kỳ chuyển đổi của EU mà bà đã đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh EU hôm 17/10 trước đó.
Ngay trước khi diễn ra kỳ họp của Ủy ban 1922 của Quốc hội Anh lần này, dư luận còn cho rằng Thủ tướng May có thể phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội đối với vai trò lãnh đạo của bà.
Tuy nhiên, thực tế bài phát biểu của bà May ngày 24/10 đã nhận được sự tán thưởng mạnh mẽ của ủy ban gồm các nghị sĩ đảng Bảo thủ không có ghế trong chính phủ.
Những diễn biến mới này dường như đã giúp Thủ tướng May tạm thời vượt qua một phần sức ép lớn từ nội bộ đảng Bảo thủ về kế hoạch Brexit.
Tuy nhiên, dù vậy thì hiện nay bà May vẫn phải đối mặt với khó khăn lớn chưa được giải quyết, đó là bất đồng giữa Anh và EU về đường biên giới Ireland.
Hiện Anh và EU đều nhất trí quan điểm Brexit sẽ phải đảm bảo tránh xảy ra đường biên giới cứng giữa Cộng hòa Ireland - thành viên của EU - và Bắc Ireland thuộc Anh, song giữa hai bên vẫn bất đồng ở cách thức giải quyết vấn đề.
Trong khi đó, thời điểm nước Anh rời khỏi EU vào ngày 29/3 lại ngày càng gần.
Thắng lợi trên của bà May đạt được trong bối cảnh trước đó bà chịu sức ép rất lớn từ chính trong nội bộ đảng Bảo thủ của bà, phản đối đề xuất của Thủ tướng May về việc kéo dài thời kỳ chuyển đổi của EU mà bà đã đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh EU hôm 17/10 trước đó.
Ngay trước khi diễn ra kỳ họp của Ủy ban 1922 của Quốc hội Anh lần này, dư luận còn cho rằng Thủ tướng May có thể phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội đối với vai trò lãnh đạo của bà.
Tuy nhiên, thực tế bài phát biểu của bà May ngày 24/10 đã nhận được sự tán thưởng mạnh mẽ của ủy ban gồm các nghị sĩ đảng Bảo thủ không có ghế trong chính phủ.
Những diễn biến mới này dường như đã giúp Thủ tướng May tạm thời vượt qua một phần sức ép lớn từ nội bộ đảng Bảo thủ về kế hoạch Brexit.
Tuy nhiên, dù vậy thì hiện nay bà May vẫn phải đối mặt với khó khăn lớn chưa được giải quyết, đó là bất đồng giữa Anh và EU về đường biên giới Ireland.
Hiện Anh và EU đều nhất trí quan điểm Brexit sẽ phải đảm bảo tránh xảy ra đường biên giới cứng giữa Cộng hòa Ireland - thành viên của EU - và Bắc Ireland thuộc Anh, song giữa hai bên vẫn bất đồng ở cách thức giải quyết vấn đề.
Trong khi đó, thời điểm nước Anh rời khỏi EU vào ngày 29/3 lại ngày càng gần.
Thủ tướng Anh Theresa May. (Ảnh: AFP/TTXVN)
(Vietnam+)