Vụ khủng bố Brussels báo động hiểm họa từ thế hệ "thánh chiến" mới
Ngày 22/3, thủ đô Brussels của Bỉ đã bị rung chuyển bởi hàng loạt vụ đánh bom vào sân bay Zaventem và ga tàu điện ngầm Maalbeek.
Cho đến ngày 27/3, Trung tâm Khủng hoảng của Bỉ thông báo số người chết trong loạt vụ tấn công này là 28 người.
Báo Thời báo Tài chính (Anh) ngày 22/3 cho rằng loạt vụ đánh bom liên hoàn xảy ra tại Brussels, nơi được coi là trái tim châu Âu, đã bộc lộ hiểm họa của một thế hệ "thánh chiến" mới, được truyền cảm hứng từ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Vụ tấn công ngày 22/3 tại sân bay Zaventem và ga tàu điện ngầm Maalbeek nằm ngay gần trụ sở Liên minh châu Âu cũng đặt ra các câu hỏi rằng liệu IS - hay một phong trào thánh chiến có liên kết chặt chẽ nào đó - có dính líu và tuyển mộ các nguồn lực của chúng ở châu Âu một cách bài bản hơn những gì các cơ quan an ninh biết đến hay không.
Thảm họa khủng bố xảy ra chỉ vài ngày sau khi cảnh sát Bỉ bắt được nghi can đầu sỏ của vụ khủng bố Paris Saleh Abdesalam cũng đặt ra nghi vấn liệu thủ phạm có thuộc mạng lưới của Abdesalam.
Xem thêm tại đây: Vụ khủng bố Brussels báo động hiểm họa từ thế hệ "thánh chiến" mới
Cho đến ngày 27/3, Trung tâm Khủng hoảng của Bỉ thông báo số người chết trong loạt vụ tấn công này là 28 người.
Báo Thời báo Tài chính (Anh) ngày 22/3 cho rằng loạt vụ đánh bom liên hoàn xảy ra tại Brussels, nơi được coi là trái tim châu Âu, đã bộc lộ hiểm họa của một thế hệ "thánh chiến" mới, được truyền cảm hứng từ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Vụ tấn công ngày 22/3 tại sân bay Zaventem và ga tàu điện ngầm Maalbeek nằm ngay gần trụ sở Liên minh châu Âu cũng đặt ra các câu hỏi rằng liệu IS - hay một phong trào thánh chiến có liên kết chặt chẽ nào đó - có dính líu và tuyển mộ các nguồn lực của chúng ở châu Âu một cách bài bản hơn những gì các cơ quan an ninh biết đến hay không.
Thảm họa khủng bố xảy ra chỉ vài ngày sau khi cảnh sát Bỉ bắt được nghi can đầu sỏ của vụ khủng bố Paris Saleh Abdesalam cũng đặt ra nghi vấn liệu thủ phạm có thuộc mạng lưới của Abdesalam.
Xem thêm tại đây: Vụ khủng bố Brussels báo động hiểm họa từ thế hệ "thánh chiến" mới
Bên trong sân bay Brussels sau khi xảy ra vụ đánh bom tự sát ngày 22/3. (Nguồn: Twitter)
Hội đàm Cuba-Mỹ nhân chuyến thăm lịch sử của tổng thống Mỹ
Tối 21/3 theo giờ Việt Nam, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã tiếp Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Cung điện Cách mạng ở thủ đô La Habana nhân chuyến thăm lịch sử của nhà lãnh đạo Mỹ đến đảo quốc Caribe này.
Chuyến thăm Cuba của ông Obama được dư luận nhìn nhận là một dấu ấn quan trọng và là một bước tiến mới trong tiến trình bình thường hóa hoàn toàn quan hệ Mỹ-Cuba, mở ra hy vọng chấm dứt hơn nửa thế kỷ lạnh nhạt và đối địch giữa hai bên.
Trong tuyên bố trước báo chí sau cuộc hội đàm kéo dài hơn 2 tiếng với Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Cuba Raúl Castro kêu gọi Mỹ cùng Cuba áp dụng nghệ thuật “chung sống văn minh,” vì lợi ích nhân dân hai nước.
Về phần mình, Tổng thống Obama thừa nhận cuộc bao vây cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính mà Mỹ áp đặt lên Cuba trong hơn 50 năm qua không mang lại lợi ích cho hai nước, đồng thời cam kết “con đường tiến tới chấm dứt cấm vận sẽ vẫn tiếp tục” ngay cả khi ông kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình vào cuối năm nay./.
Xem thêm tại đây: Hội đàm Cuba-Mỹ nhân chuyến thăm lịch sử của tổng thống Mỹ
Chuyến thăm Cuba của ông Obama được dư luận nhìn nhận là một dấu ấn quan trọng và là một bước tiến mới trong tiến trình bình thường hóa hoàn toàn quan hệ Mỹ-Cuba, mở ra hy vọng chấm dứt hơn nửa thế kỷ lạnh nhạt và đối địch giữa hai bên.
Trong tuyên bố trước báo chí sau cuộc hội đàm kéo dài hơn 2 tiếng với Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Cuba Raúl Castro kêu gọi Mỹ cùng Cuba áp dụng nghệ thuật “chung sống văn minh,” vì lợi ích nhân dân hai nước.
Về phần mình, Tổng thống Obama thừa nhận cuộc bao vây cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính mà Mỹ áp đặt lên Cuba trong hơn 50 năm qua không mang lại lợi ích cho hai nước, đồng thời cam kết “con đường tiến tới chấm dứt cấm vận sẽ vẫn tiếp tục” ngay cả khi ông kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình vào cuối năm nay./.
Xem thêm tại đây: Hội đàm Cuba-Mỹ nhân chuyến thăm lịch sử của tổng thống Mỹ
Chủ tịch Cuba Raul Castro (phải) đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) tại Cung điện Cách mạng ở thủ đô La Habana. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Syria kiểm soát hoàn toàn thành phố Palmyra, IS bắt đầu sụp đổ
Reuters đưa tin, ngày 27/3, quân đội Syria tuyên bố đã giành kiểm soát hoàn toàn thành phố Palmyra trong một chiến thắng mà Damascus cho là đánh dấu việc nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt đầu sụp đổ.
Trong thông cáo được phát sóng trên truyền hình Syria, quân đội Syria khẳng định việc giành lại Palmyra từ IS cũng đã cho thấy các lực lượng Chính phủ Syria và đồng minh mới là lực lượng duy nhất có khả năng đánh bại chủ nghĩa khủng bố ở quốc gia Trung Đông này.
Thông cáo cho biết thêm quân đội và các lực lượng đồng minh - dưới sự yểm trợ của không quân Syria và Nga - sẽ tiếp tục chiến dịch chống IS, nhóm Mặt trận Nusra "và các tổ chức khủng bố khác."
Việc giành lại Palmyra là một thắng lợi quan trọng trước Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng - lực lượng khủng bố đã phá hủy nhiều công trình tại khu vực nằm trong danh sách di sản thế giới của UNESCO này kể từ khi chiếm Palmyra hồi tháng 5/2015./.
Xem thêm tại đây: Syria kiểm soát hoàn toàn thành phố Palmyra, IS bắt đầu sụp đổ
Trong thông cáo được phát sóng trên truyền hình Syria, quân đội Syria khẳng định việc giành lại Palmyra từ IS cũng đã cho thấy các lực lượng Chính phủ Syria và đồng minh mới là lực lượng duy nhất có khả năng đánh bại chủ nghĩa khủng bố ở quốc gia Trung Đông này.
Thông cáo cho biết thêm quân đội và các lực lượng đồng minh - dưới sự yểm trợ của không quân Syria và Nga - sẽ tiếp tục chiến dịch chống IS, nhóm Mặt trận Nusra "và các tổ chức khủng bố khác."
Việc giành lại Palmyra là một thắng lợi quan trọng trước Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng - lực lượng khủng bố đã phá hủy nhiều công trình tại khu vực nằm trong danh sách di sản thế giới của UNESCO này kể từ khi chiếm Palmyra hồi tháng 5/2015./.
Xem thêm tại đây: Syria kiểm soát hoàn toàn thành phố Palmyra, IS bắt đầu sụp đổ
Lực lượng binh sỹ Syria kiểm soát Palmyra. (Nguồn: Reuters)
Khai mạc Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2016
Sáng 24/3, Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2016 đã khai mạc tại Bác Ngao, thị trấn duyên hải thuộc tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc, với chủ đề "Tương lai mới của châu Á: Sức sống mới và tầm nhìn mới."
rong 4 ngày hội nghị BFA 2016 sẽ diễn ra 83 cuộc thảo luận, bao gồm 51 diễn đàn, 14 hội nghị bàn tròn, 6 cuộc thảo luận chủ đề, 12 cuộc đối thoại với các nhà khởi nghiệp, tập trung vào các đề tài “nóng” như kinh tế vĩ mô, khởi nghiệp và sáng tạo, khoa học công nghệ, Internet...
Được thành lập năm 2001 với mục tiêu thúc đẩy phát triển của các nước châu Á thông qua tăng cường hội nhập kinh tế khu vực cũng như thương mại và đầu tư, đến nay BFA đã trở thành diễn đàn đối thoại quan trọng giữa các nhà lãnh đạo, học giả và giới doanh nghệp các nước về nhiều lĩnh vực của châu Á./.
Xem thêm tại đây: Khai mạc Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2016
rong 4 ngày hội nghị BFA 2016 sẽ diễn ra 83 cuộc thảo luận, bao gồm 51 diễn đàn, 14 hội nghị bàn tròn, 6 cuộc thảo luận chủ đề, 12 cuộc đối thoại với các nhà khởi nghiệp, tập trung vào các đề tài “nóng” như kinh tế vĩ mô, khởi nghiệp và sáng tạo, khoa học công nghệ, Internet...
Được thành lập năm 2001 với mục tiêu thúc đẩy phát triển của các nước châu Á thông qua tăng cường hội nhập kinh tế khu vực cũng như thương mại và đầu tư, đến nay BFA đã trở thành diễn đàn đối thoại quan trọng giữa các nhà lãnh đạo, học giả và giới doanh nghệp các nước về nhiều lĩnh vực của châu Á./.
Xem thêm tại đây: Khai mạc Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2016
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao. (Nguồn: THX/TTXVN)
Nhóm G7+ kêu gọi cải thiện sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế
Trong hai ngày 23-24/3, Hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ tư của tổ chức các nước đã hoặc đang bị ảnh hưởng bởi xung đột hoặc đang trong quá trình chuyển tiếp, gọi tắt là "G7+" đã diễn ra ở thủ đô Kabul của Afghanistan.
Với khẩu hiệu “Tạm biệt xung đột, chào đón phát triển”, hội nghị đã tập trung thảo luận cách giải quyết những thách thức khác nhau mà các nước bị xung đột phải đối mặt, như tham nhũng, buôn người, cơ sở hạ tầng yếu kém, thất nghiệp, cũng như thu hút đầu tư để tăng trưởng kinh tế...
Các đại biểu tham gia hội nghị cũng đề cập những lĩnh vực mà sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế chưa hiệu quả và hối thúc cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ.
G7+ là một tổ chức liên chính phủ được thành lập năm 2010, có trụ sở ở thủ đô Dili của Timor Leste, với mục đích tìm cách đối phó với những thách thức đặc biệt mà các nước thành viên phải đối mặt và giúp quốc tế đưa ra những chính sách tốt hơn để đáp ứng các nhu cầu của họ./.
Xem thêm tại đây: Nhóm G7+ kêu gọi cải thiện sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế
Với khẩu hiệu “Tạm biệt xung đột, chào đón phát triển”, hội nghị đã tập trung thảo luận cách giải quyết những thách thức khác nhau mà các nước bị xung đột phải đối mặt, như tham nhũng, buôn người, cơ sở hạ tầng yếu kém, thất nghiệp, cũng như thu hút đầu tư để tăng trưởng kinh tế...
Các đại biểu tham gia hội nghị cũng đề cập những lĩnh vực mà sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế chưa hiệu quả và hối thúc cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ.
G7+ là một tổ chức liên chính phủ được thành lập năm 2010, có trụ sở ở thủ đô Dili của Timor Leste, với mục đích tìm cách đối phó với những thách thức đặc biệt mà các nước thành viên phải đối mặt và giúp quốc tế đưa ra những chính sách tốt hơn để đáp ứng các nhu cầu của họ./.
Xem thêm tại đây: Nhóm G7+ kêu gọi cải thiện sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế
Ảnh minh họa. (Nguồn: mof.gov.tl)
Hợp tác Mekong-Lan Thương: Nâng cao năng lực chống hạn
Ngày 23/3 tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ nhất với sự tham dự của Lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
Với chủ đề “Cùng chung dòng sông, cùng chung tương lai,” Hội nghị đã khẳng định cam kết của 6 nước đối với hòa bình, ổn định và phát triển bền vững tại tiểu vùng Mekong, đồng thời đề ra các định hướng lớn cho hợp tác Mekong-Lan Thương.
Theo đó, 6 nước sẽ cùng thúc đẩy hợp tác trên ba trụ cột là chính trị-an ninh, kinh tế và phát triển bền vững, và văn hóa, xã hội và giao lưu nhân dân.
Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dòng sông Mekong đối với sự phát triển các nước ven sông và nhất trí tăng cường hợp tác giữa 6 nước trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong-Lan Thương, coi đây là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu.
Hội nghị cũng ủng hộ đề xuất xây dựng Trung tâm hợp tác nguồn nước Mekong-Lan Thương nhằm thúc đẩy hợp tác giữa 6 nước trong chia sẻ thông tin và dữ liệu, nâng cao năng lực, quản lý lũ lụt và hạn hán, và thực hiện các nghiên cứu chung về nguồn nước sông Mekong-Lan Thương./.
Xem thêm tại đây: Hợp tác Mekong-Lan Thương: Nâng cao năng lực chống hạn
Với chủ đề “Cùng chung dòng sông, cùng chung tương lai,” Hội nghị đã khẳng định cam kết của 6 nước đối với hòa bình, ổn định và phát triển bền vững tại tiểu vùng Mekong, đồng thời đề ra các định hướng lớn cho hợp tác Mekong-Lan Thương.
Theo đó, 6 nước sẽ cùng thúc đẩy hợp tác trên ba trụ cột là chính trị-an ninh, kinh tế và phát triển bền vững, và văn hóa, xã hội và giao lưu nhân dân.
Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dòng sông Mekong đối với sự phát triển các nước ven sông và nhất trí tăng cường hợp tác giữa 6 nước trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong-Lan Thương, coi đây là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu.
Hội nghị cũng ủng hộ đề xuất xây dựng Trung tâm hợp tác nguồn nước Mekong-Lan Thương nhằm thúc đẩy hợp tác giữa 6 nước trong chia sẻ thông tin và dữ liệu, nâng cao năng lực, quản lý lũ lụt và hạn hán, và thực hiện các nghiên cứu chung về nguồn nước sông Mekong-Lan Thương./.
Xem thêm tại đây: Hợp tác Mekong-Lan Thương: Nâng cao năng lực chống hạn
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (bìa trái) và lãnh đạo các nước lưu vực sông Mekong-Lan Thương thực hiện nghi thức khởi động Hợp tác Mekong-Lan Thương. (Ảnh: Yến Kiên/TTXVN)
Pháp phát hiện trường hợp bò điên đầu tiên kể từ năm 2011
Pháp vừa phát hiện một trường hợp bò điên đầu tiên kể từ năm 2011 song cho biết đã xử lý kịp thời và không ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
Thông báo ngày 24/3 của Bộ Nông nghiệp Pháp cho biết trường hợp bò điên trên được phát hiện tại khu vực Ardennes, miền Đông Bắc, gần biên giới với Bỉ.
Thông báo trên đưa ra trong bối cảnh ngành nông nghiệp của Pháp đang gặp một số khó khăn khi giá các sản phẩm chủ chốt như thịt bò, thịt lợn và sữa đang tuột dốc do xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc và Nga bị giảm sút mạnh.
Bộ Nông nghiệp Pháp cho hay có khả năng một số thị trường mới mở cửa cho thịt bò của Pháp, bao gồm Saudi Arabia, Canada, Singapore và Việt Nam, sẽ từ chối các sản phẩm này sau sự kiện trên, tuy nhiên điều này ít khả năng tạo ra "thiệt hại kinh tế đáng kể và trực tiếp" do các nước này chỉ chiếm một lượng nhỏ sản lượng xuất khẩu.
Tuy nhiên, Cơ quan Giám sát Thực phẩm Canada cho biết nước này đã đánh giá hệ thống kiểm soát thịt bò của Pháp và đưa ra kết luận rằng các sản phẩm này hiện không có dấu hiệu đáng lo ngại. Do đó, cơ quan trên quyết định chưa điều chỉnh hoạt động nhập khẩu vào thời điểm này./.
Xem thêm tại đây: Pháp phát hiện trường hợp bò điên đầu tiên kể từ năm 2011
Thông báo ngày 24/3 của Bộ Nông nghiệp Pháp cho biết trường hợp bò điên trên được phát hiện tại khu vực Ardennes, miền Đông Bắc, gần biên giới với Bỉ.
Thông báo trên đưa ra trong bối cảnh ngành nông nghiệp của Pháp đang gặp một số khó khăn khi giá các sản phẩm chủ chốt như thịt bò, thịt lợn và sữa đang tuột dốc do xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc và Nga bị giảm sút mạnh.
Bộ Nông nghiệp Pháp cho hay có khả năng một số thị trường mới mở cửa cho thịt bò của Pháp, bao gồm Saudi Arabia, Canada, Singapore và Việt Nam, sẽ từ chối các sản phẩm này sau sự kiện trên, tuy nhiên điều này ít khả năng tạo ra "thiệt hại kinh tế đáng kể và trực tiếp" do các nước này chỉ chiếm một lượng nhỏ sản lượng xuất khẩu.
Tuy nhiên, Cơ quan Giám sát Thực phẩm Canada cho biết nước này đã đánh giá hệ thống kiểm soát thịt bò của Pháp và đưa ra kết luận rằng các sản phẩm này hiện không có dấu hiệu đáng lo ngại. Do đó, cơ quan trên quyết định chưa điều chỉnh hoạt động nhập khẩu vào thời điểm này./.
Xem thêm tại đây: Pháp phát hiện trường hợp bò điên đầu tiên kể từ năm 2011
Ảnh minh họa. (Nguồn: piimaliit.ee)
Tìm thấy đáp án cho bí ẩn lớn bậc nhất lịch sử Hải quân Mỹ
Một tàu Hải quân Mỹ mất tích 95 năm trước cùng 56 thủy thủ đã được phát hiện ngoài khơi San Francisco, qua đó làm sáng tỏ một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử Hải quân nước này.
Thông báo chung từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) và Hải quân nước này cho biết tàu kéo USS Conestoga, mất tích ngày 25/3/1921 sau khi khởi hành từ San Francisco để đi đến Trân Châu Cảng ở Hawaii.
Đây là con tàu cuối cùng của Hải quân bị mất tích trong thời bình.
Xem thêm tại đây: Tìm thấy đáp án cho bí ẩn lớn bậc nhất lịch sử Hải quân Mỹ
Thông báo chung từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) và Hải quân nước này cho biết tàu kéo USS Conestoga, mất tích ngày 25/3/1921 sau khi khởi hành từ San Francisco để đi đến Trân Châu Cảng ở Hawaii.
Đây là con tàu cuối cùng của Hải quân bị mất tích trong thời bình.
Xem thêm tại đây: Tìm thấy đáp án cho bí ẩn lớn bậc nhất lịch sử Hải quân Mỹ
Các thủy thủ trên con tàu bị mất tích USS Conestoga. (Nguồn: Reuters)
Thêm mảnh vỡ nghi của MH370 được tìm thấy ở Nam Phi
Giới chức Malaysia ngày 22/3 cho biết một mảnh vỡ của động cơ máy bay đã được phát hiện ở Nam Phi cùng ngày và các nhà điều tra đang xác định liệu mảnh vỡ này có liên quan đến chuyến bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airline mất tích cách đây hai năm hay không.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia Liow Tiong Lai cho biết mảnh vỡ trên được tìm thấy ở bờ biển phía Nam của Nam Phi, thuộc địa phận thị trấn Mosselbay.
Dựa trên những báo cáo sơ bộ, đây có thể là một phần nắp đậy 'Inlet Cowling' của một động cơ máy bay. Tuy nhiên, cần kiểm tra và phân tích thêm để xác định liệu mảnh vỡ này có phải của chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH370 hay không.
Trong khi đó, việc thẩm định hai mảnh vỡ khác nghi là của máy bay MH370, được tìm thấy ở Mozambique, đang diễn ra tại Australia - nước phụ trách chính công tác tìm kiếm máy bay MH370.
Xem thêm tại đây: Thêm mảnh vỡ nghi của MH370 được tìm thấy ở Nam Phi
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia Liow Tiong Lai cho biết mảnh vỡ trên được tìm thấy ở bờ biển phía Nam của Nam Phi, thuộc địa phận thị trấn Mosselbay.
Dựa trên những báo cáo sơ bộ, đây có thể là một phần nắp đậy 'Inlet Cowling' của một động cơ máy bay. Tuy nhiên, cần kiểm tra và phân tích thêm để xác định liệu mảnh vỡ này có phải của chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH370 hay không.
Trong khi đó, việc thẩm định hai mảnh vỡ khác nghi là của máy bay MH370, được tìm thấy ở Mozambique, đang diễn ra tại Australia - nước phụ trách chính công tác tìm kiếm máy bay MH370.
Xem thêm tại đây: Thêm mảnh vỡ nghi của MH370 được tìm thấy ở Nam Phi
Mảnh vỡ nghi của máy bay MH370 được tìm thấy trên đảo Reunion, Pháp. (Nguồn: AP/TTXVN)
NASA lần đầu có hình ảnh về nổ sóng xung kích trong không gian
Nhờ kính thiên văn vũ trụ Kepler, lần đầu tiên giới khoa học thành công ghi lại hình ảnh của một vụ nổ sóng xung kích từ một vụ nổ siêu tân tinh trong không gian.
Trong nghiên cứu lần này, các nhà khoa học đã phát hiện ra 2 vụ nổ siêu tân tinh được Kepler ghi lại trong năm 2011.
Mặc dù cả 2 vụ nổ đều giải phóng một nguồn năng lượng tương tự nhau, Kepler không ghi lại được hiện tượng nổ sóng xung kích ở ngôi sao nhỏ hơn là KSN 2011a.
Các nhà khoa học cho rằng do ngôi sao này có khí gas dày đặc bao quanh và lớp khí gas này đã chặn sóng xung kích chạm đến bề mặt ngôi sao.
Chi tiết công trình nghiên cứu sẽ công bố chi tiết trong tạp chí Astrophysical./.
Xem thêm tại đây: NASA lần đầu có hình ảnh về nổ sóng xung kích trong không gian
Trong nghiên cứu lần này, các nhà khoa học đã phát hiện ra 2 vụ nổ siêu tân tinh được Kepler ghi lại trong năm 2011.
Mặc dù cả 2 vụ nổ đều giải phóng một nguồn năng lượng tương tự nhau, Kepler không ghi lại được hiện tượng nổ sóng xung kích ở ngôi sao nhỏ hơn là KSN 2011a.
Các nhà khoa học cho rằng do ngôi sao này có khí gas dày đặc bao quanh và lớp khí gas này đã chặn sóng xung kích chạm đến bề mặt ngôi sao.
Chi tiết công trình nghiên cứu sẽ công bố chi tiết trong tạp chí Astrophysical./.
Xem thêm tại đây: NASA lần đầu có hình ảnh về nổ sóng xung kích trong không gian
Ảnh minh họa. (Nguồn: news.com.au)
(Vietnam+)