Bộ Công an thông tin kết quả điều tra vụ án Phan Văn Anh Vũ
Ngày 7/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đang điều tra các vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” và “Trốn thuế” xảy ra tại thành phố Đà Nẵng và một số địa phương do bị can Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” (sinh năm 1975; trú tại số 82, Trần Quốc Toản, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) thực hiện, theo Quyết định chuyển vụ án hình sự số 06/QĐ-VKSTC-V1 ngày 6/1 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Qua quá trình điều tra mở rộng vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam trong thời hạn bốn tháng đối với bị can Phan Văn Anh Vũ về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ,” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 để điều tra, làm rõ toàn bộ hành vi vi phạm pháp luật của Phan Văn Anh Vũ và các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc mua, bán các nhà, đất công sản tại địa bàn thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khác.
Cùng ngày, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã có các quyết định phê chuẩn các quyết định tố tụng nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.
Qua quá trình điều tra mở rộng vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam trong thời hạn bốn tháng đối với bị can Phan Văn Anh Vũ về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ,” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 để điều tra, làm rõ toàn bộ hành vi vi phạm pháp luật của Phan Văn Anh Vũ và các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc mua, bán các nhà, đất công sản tại địa bàn thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khác.
Cùng ngày, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã có các quyết định phê chuẩn các quyết định tố tụng nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.
Nhà của ông Phan Văn Anh Vũ bị khám xét chiều tối 21/12/2017. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Tuyên án Phiên tòa xét xử Vụ tham ô tài sản tại PVP Land
Sáng 5/2, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án Phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh cùng 7 đồng phạm trong Vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty Cổ phần bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land).
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo cùng tội “tham ô tài sản,”gồm: Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC) tù chung thân; Đào Duy Phong (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam - PVP Land) 16 năm tù; Nguyễn Ngọc Sinh (nguyên Tổng Giám đốc PVP Land) 13 năm tù; Đinh Mạnh Thắng (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà) 9 năm tù; Lê Hòa Bình (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty Cổ phần Minh Ngân) 8 năm tù; Nguyễn Thị Kim Thoa (nguyên Kế toán trưởng Công ty Cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty Cổ phần Minh Ngân) 6 năm tù.
Thái Kiều Hương (nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Vietsan) và Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (trú tại Phường 10, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) đều bị phạt 10 năm tù.
Hai bị cáo Lê Hòa Bình và Nguyễn Thị Kim Thoa còn bị tổng hợp với hình phạt tù chung thân tại Bản án số 134/2017/HSPT ngày 15/3/2017 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội, buộc cả hai bị cáo này phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là tù chung thân.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo cùng tội “tham ô tài sản,”gồm: Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC) tù chung thân; Đào Duy Phong (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam - PVP Land) 16 năm tù; Nguyễn Ngọc Sinh (nguyên Tổng Giám đốc PVP Land) 13 năm tù; Đinh Mạnh Thắng (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà) 9 năm tù; Lê Hòa Bình (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty Cổ phần Minh Ngân) 8 năm tù; Nguyễn Thị Kim Thoa (nguyên Kế toán trưởng Công ty Cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty Cổ phần Minh Ngân) 6 năm tù.
Thái Kiều Hương (nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Vietsan) và Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (trú tại Phường 10, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) đều bị phạt 10 năm tù.
Hai bị cáo Lê Hòa Bình và Nguyễn Thị Kim Thoa còn bị tổng hợp với hình phạt tù chung thân tại Bản án số 134/2017/HSPT ngày 15/3/2017 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội, buộc cả hai bị cáo này phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là tù chung thân.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm nghe tòa tuyên án. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Xuân Quê hương 2018 với chủ đề “Việt Nam rạng ngời tương lai”
Tối 7/2, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia - Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) tổ chức chương trình nghệ thuật “Xuân Quê hương 2018” với chủ đề “Việt Nam Rạng ngời tương lai.”
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã tới dự chương trình, chia vui với kiều bào từ khắp nơi trên thế giới trở về quê hương vui Xuân, đón Tết.
Cùng dự chương trình có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phu nhân; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Ban, Bộ, ngành Trung ương, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, lãnh đạo các tỉnh, thành phố lân cận; các vị Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Ngoại giao và Tổ chức quốc tế tại Hà Nội, đoàn ngoại giao và trên 1.000 đại biểu kiều bào trở về từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, đại diện cho trên 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập trên khắp năm châu, trở về quê nhà đón Tết Mậu Tuất 2018.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã tới dự chương trình, chia vui với kiều bào từ khắp nơi trên thế giới trở về quê hương vui Xuân, đón Tết.
Cùng dự chương trình có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phu nhân; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Ban, Bộ, ngành Trung ương, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, lãnh đạo các tỉnh, thành phố lân cận; các vị Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Ngoại giao và Tổ chức quốc tế tại Hà Nội, đoàn ngoại giao và trên 1.000 đại biểu kiều bào trở về từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, đại diện cho trên 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập trên khắp năm châu, trở về quê nhà đón Tết Mậu Tuất 2018.
Chương trình nghệ thuật Xuân quê hương 2018. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Tranh cãi trái chiều về thả thiên nga trên hồ Hà Nội
Chiều 5/2, 12 con thiên nga đen và trắng được thả ra mặt hồ Gươm gây sự chú ý của người dân. Nhiều đã thích thú khi chụp ảnh cùng đàn thiên nga, song cho rằng thiên nga sống cả ngày ở dưới nước sẽ không ảnh hưởng đến giao thông tại khu vực quanh hồ.
Tuy nhiên, sau nhiều ý kiến trái chiều, ngay tối 5/2, toàn bộ 12 con thiên nga được thả thí điểm tại hồ Gươm đã bị một nhóm công nhân của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thoát nước Hà Nội giăng lưới vây bắt, di trú về khu vực hồ Thiền Quang.
Lý giải về việc này, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thoát nước Hà Nội cho biết, việc thí điểm thả thiên nga ở hồ Gươm tạm dừng là do nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có một số ý kiến phản đối.
Theo Phó giáo sư, tiến sỹ Hà Đình Đức, thành viên Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, người có nhiều năm gắn bó với hồ Hoàn Kiếm cho rằng, đây là di sản văn hóa gắn với những truyền thuyết linh thiêng nên không thể tùy tiện đưa bất cứ thứ gì vào hồ. Dù thiên nga đẹp nhưng vẫn là sinh vật ngoại lai, không nên đưa vào hồ Hoàn Kiếm do không phù hợp với các giá trị của hồ.
Tuy nhiên, sau nhiều ý kiến trái chiều, ngay tối 5/2, toàn bộ 12 con thiên nga được thả thí điểm tại hồ Gươm đã bị một nhóm công nhân của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thoát nước Hà Nội giăng lưới vây bắt, di trú về khu vực hồ Thiền Quang.
Lý giải về việc này, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thoát nước Hà Nội cho biết, việc thí điểm thả thiên nga ở hồ Gươm tạm dừng là do nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có một số ý kiến phản đối.
Theo Phó giáo sư, tiến sỹ Hà Đình Đức, thành viên Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, người có nhiều năm gắn bó với hồ Hoàn Kiếm cho rằng, đây là di sản văn hóa gắn với những truyền thuyết linh thiêng nên không thể tùy tiện đưa bất cứ thứ gì vào hồ. Dù thiên nga đẹp nhưng vẫn là sinh vật ngoại lai, không nên đưa vào hồ Hoàn Kiếm do không phù hợp với các giá trị của hồ.
Bầy thiên nga đen có bảy con tại hồ Hoàn Kiếm. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản xuất và xuất khẩu cao su
Hiệp hội Cao su Việt Nam vừa cho biết: Việt Nam hiện đứng thứ 3 thế giới về sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên, và năng suất bình quân vườn cây cao su đứng trong top đầu của thế giới.
Năm 2017, xuất khẩu cao su thiên nhiên của cả nước ước đạt gần 1,4 triệu tấn, thu khoảng 2,3 tỷ USD, tăng 11,4 % về lượng và 36% về giá trị so với năm trước.
Riêng tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam(VRG) năm qua khai thác được hơn 250 nghìn tấn mủ cao su, đạt doanh thu 21.380 tỷ đồng (vượt 20% kế hoạch; tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 4.100 tỷ đồng(vượt 36% kế hoạch), nộp ngân sách ước đạt 1.707 tỷ đồng.
Năm 2017, xuất khẩu cao su thiên nhiên của cả nước ước đạt gần 1,4 triệu tấn, thu khoảng 2,3 tỷ USD, tăng 11,4 % về lượng và 36% về giá trị so với năm trước.
Riêng tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam(VRG) năm qua khai thác được hơn 250 nghìn tấn mủ cao su, đạt doanh thu 21.380 tỷ đồng (vượt 20% kế hoạch; tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 4.100 tỷ đồng(vượt 36% kế hoạch), nộp ngân sách ước đạt 1.707 tỷ đồng.
Sơ chế mủ cao su tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Dầu Tiếng (Bình Dương) thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Kỳ họp thứ 40, Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Lào
Từ ngày 4 đến 5/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đến Lào tham dự và đồng chủ trì Kỳ họp thứ 40 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào.
Đây là lần thứ hai Thủ tướng hai nước Việt Nam và Lào đồng chủ trì Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ, thể hiện quyết tâm của Lãnh đạo Cấp cao hai nước trong việc triển khai có hiệu quả các Thỏa thuận hợp tác trong năm 2018.
Tại kỳ họp, hai bên đánh giá cao kết quả hợp tác toàn diện giữa hai nước. Kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào năm 2017 đạt trên 935 triệu USD, tăng gần 13,6% so với năm 2016, hoàn thành vượt mức mục tiêu đề ra.
Trong năm 2018, hai bên thống nhất tập trung thực hiện tốt các Tuyên bố chung và Thỏa thuận của Lãnh đạo Cấp cao hai nước; các thỏa thuận giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước, trong đó có thỏa thuận tại Kỳ họp 40 lần này; thúc đẩy quan hệ chính trị-đối ngoại-an ninh quốc phòng, đầu tư, thương mại…
Ngay sau kỳ họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith chứng kiến các bộ, ngành, địa phương hai nước ký kết 12 văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực: kinh tế thương mại, đầu tư, giáo dục và đào tạo, năng lượng…
Trong khuôn khổ Kỳ họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng Thoonglun Sisulit dự Lễ khánh thành và bàn giao Trung tâm đào tạo cán bộ quản lý Khoa học và Công nghệ Lào.
Hai Thủ tướng cùng tới thăm Tập đoàn viễn thông Star-Telecom và Lao Asia Telecom; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Lào…
Đây là lần thứ hai Thủ tướng hai nước Việt Nam và Lào đồng chủ trì Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ, thể hiện quyết tâm của Lãnh đạo Cấp cao hai nước trong việc triển khai có hiệu quả các Thỏa thuận hợp tác trong năm 2018.
Tại kỳ họp, hai bên đánh giá cao kết quả hợp tác toàn diện giữa hai nước. Kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào năm 2017 đạt trên 935 triệu USD, tăng gần 13,6% so với năm 2016, hoàn thành vượt mức mục tiêu đề ra.
Trong năm 2018, hai bên thống nhất tập trung thực hiện tốt các Tuyên bố chung và Thỏa thuận của Lãnh đạo Cấp cao hai nước; các thỏa thuận giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước, trong đó có thỏa thuận tại Kỳ họp 40 lần này; thúc đẩy quan hệ chính trị-đối ngoại-an ninh quốc phòng, đầu tư, thương mại…
Ngay sau kỳ họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith chứng kiến các bộ, ngành, địa phương hai nước ký kết 12 văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực: kinh tế thương mại, đầu tư, giáo dục và đào tạo, năng lượng…
Trong khuôn khổ Kỳ họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng Thoonglun Sisulit dự Lễ khánh thành và bàn giao Trung tâm đào tạo cán bộ quản lý Khoa học và Công nghệ Lào.
Hai Thủ tướng cùng tới thăm Tập đoàn viễn thông Star-Telecom và Lao Asia Telecom; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Lào…
Toàn cảnh Kỳ họp lần thứ 40 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Xảy ra động đất cường độ 4,1 độ Richter tại tỉnh Điện Biên
Vào lúc 19 giờ 49 phút, ngày 9/2, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra trận động đất với cường độ 4,1 độ Richter.
Đây là trận động đất thứ sáu xảy ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên và khu vực lân cận từ đầu năm 2018 đến nay, sau năm trận đất động đất có cường độ từ 2,5 độ Richter đến 4,3 độ Richter xảy ra vào các ngày 8/1, 9/1 và 2/2 vừa qua trên địa bàn các huyện Điện Biên Đông, Mường Ảng và khu vực biên giới Việt Nam-Lào (cách huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên khoảng 7-8km).
Riêng trong ngày 9/1 vừa qua đã xảy ra ba trận động đất có cường độ thấp dần, từ 4,3 độ Richter xuống 2,5 độ Richter, diễn ra tại địa bàn các huyện Điện Biên Đông, Mường Ảng và khu vực biên giới Việt Nam-Lào cách huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) 7km.
Ông Nguyễn Thái Sơn, Trạm trưởng Trạm Quan sát địa chấn quốc gia Điện Biên, thuộc Viện Vật lý địa cầu, cho biết, tâm chấn trận động đất vừa xảy ra tối 9/2 được xác định có tọa độ 21.362 độ vĩ Bắc; 103.317 độ kinh Đông; độ sâu chấn tiêu khoảng 10km, dư chấn kéo dài trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 giây. Vị trí xảy ra động đất được xác định nằm trên khu vực huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
Cũng theo ông Nguyễn Thái Sơn, tâm chấn trận động đất này nằm ở vị trí gần với tâm chấn trận động đất có cường độ 3,9 độ Richter xảy ra trước đó vào rạng sáng 8/1 vừa qua trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
Đây là trận động đất thứ sáu xảy ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên và khu vực lân cận từ đầu năm 2018 đến nay, sau năm trận đất động đất có cường độ từ 2,5 độ Richter đến 4,3 độ Richter xảy ra vào các ngày 8/1, 9/1 và 2/2 vừa qua trên địa bàn các huyện Điện Biên Đông, Mường Ảng và khu vực biên giới Việt Nam-Lào (cách huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên khoảng 7-8km).
Riêng trong ngày 9/1 vừa qua đã xảy ra ba trận động đất có cường độ thấp dần, từ 4,3 độ Richter xuống 2,5 độ Richter, diễn ra tại địa bàn các huyện Điện Biên Đông, Mường Ảng và khu vực biên giới Việt Nam-Lào cách huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) 7km.
Ông Nguyễn Thái Sơn, Trạm trưởng Trạm Quan sát địa chấn quốc gia Điện Biên, thuộc Viện Vật lý địa cầu, cho biết, tâm chấn trận động đất vừa xảy ra tối 9/2 được xác định có tọa độ 21.362 độ vĩ Bắc; 103.317 độ kinh Đông; độ sâu chấn tiêu khoảng 10km, dư chấn kéo dài trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 giây. Vị trí xảy ra động đất được xác định nằm trên khu vực huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
Cũng theo ông Nguyễn Thái Sơn, tâm chấn trận động đất này nằm ở vị trí gần với tâm chấn trận động đất có cường độ 3,9 độ Richter xảy ra trước đó vào rạng sáng 8/1 vừa qua trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
Biên độ dao động động đất xảy ra ngày 9/1. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)
Vụ lừa đảo 5 công ty: Huỳnh Thị Huyền Như lĩnh án tù chung thân
Ngày 9/2, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Vietinbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) án tù chung thân, tổng hợp hình phạt với bản án trước là chung thân; Võ Anh Tuấn (nguyên Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) 7 năm tù, tổng hợp hình phạt với bản án trước là 27 năm tù, cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”
Trong vụ án, Như đã chiếm đoạt 1.085 tỷ đồng, trong đó Tuấn giúp sức chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng. Do đó, buộc Huyền Như bồi thường cho 4 công ty: Công ty Cổ phần chứng khoán Phương Đông, Công ty Cổ phần chứng khoán Saigonbank Berjara (SBBS), Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu và Công ty An Lộc.
Ngoài ra, Như có liên đới với Tuấn bồi thường hơn 200 tỷ đồng cho Công ty cổ phần đầu tư Hưng Yên.
Trong vụ án, Như đã chiếm đoạt 1.085 tỷ đồng, trong đó Tuấn giúp sức chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng. Do đó, buộc Huyền Như bồi thường cho 4 công ty: Công ty Cổ phần chứng khoán Phương Đông, Công ty Cổ phần chứng khoán Saigonbank Berjara (SBBS), Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu và Công ty An Lộc.
Ngoài ra, Như có liên đới với Tuấn bồi thường hơn 200 tỷ đồng cho Công ty cổ phần đầu tư Hưng Yên.
Dẫn giải bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như đến phiên tòa 8/2. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)
(Vietnam+)