Cả đất nước chào đón U23 Việt Nam
U23 Việt Nam của HLV Park Hang Seo đã lỡ cơ hội lên ngôi tại vòng chung kết U23 châu Á 2018 khi để thua U23 Uzbekistan 1-2 sau 120 phút đầy quả cảm.
U23 Việt Nam đã kết thúc giải U23 châu Á với vị trí á quân. Đồng thời, đoàn quân của huấn luyện viên Park Hang-seo còn nhận thêm giải "Fair Play."
Những gì mà cầu thủ U23 Việt Nam đã làm được tại giải đấu này thực sự là đáng khâm phục, khi phải trải qua ba trận liên tiếp phải thi đấu 120 phút (tổng cộng 360 phút trong vòng có 6 ngày).
Thế nên, dù thua, U23 Việt Nam vẫn trở thành nhà vô địch trong lòng người hâm mộ.
Một biển người cùng cờ đỏ, băngrôn chờ đón các cầu thủ trở về Việt Nam, trải dài từ sân bay Nội Bài đến các tuyến phố nơi chiếc xe buýt chở đội tuyển đi qua. Hình ảnh gây choáng ngợp ấy thể hiện sự bùng nổ của niềm vui sau hàng chục năm mơ ước, mong chờ về một ngày vinh quang của bóng đá Việt Nam.
Trước trận chung kết, chiều 26/1, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký Quyết định số 125/QĐ-CTN, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam, Huân chương Lao động hạng Ba cho thủ môn Bùi Tiến Dũng và tiền vệ Nguyễn Quang Hải.
Trang Fox Sports Asia đã gọi những nỗ lực của đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết là chiến thắng của lòng quả cảm.
Tờ báo thể thao này cũng như nhiều trang báo quốc tế thậm chí còn nhận định tích cực rằng, đã đến lúc bóng đá của Việt Nam nói riêng và bóng đá ASEAN đã có thể bước ra “biển lớn,” có thể "vùng vẫy" ở những giải đấu lớn ở nước ngoài.
Ấn tượng với những gì mà các cầu thủ bóng đá U23 Việt Nam thể hiện trong trận đấu với U23 Uzbekistan, phóng viên thể thao của trang Fox Sports John Duerden còn bình luận rằng bất luận kết quả, những gì đội tuyển Việt Nam thể hiện đã là một thành công của đội tuyển U23 Việt Nam và năm 2018 hứa hẹn là một năm thể thao Đông Nam Á lên ngôi.
Trang chủ giải đấu bóng đá châu Á AFC trong suốt thời gian diễn ra trận đấu đã liên tục cập nhật diễn biến của trận đấu giữa Việt Nam và Uzbekistan. Các cây bút của trang tin này tỏ ra phấn khích về cuộc đọ sức giữa U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan.
U23 Việt Nam đã kết thúc giải U23 châu Á với vị trí á quân. Đồng thời, đoàn quân của huấn luyện viên Park Hang-seo còn nhận thêm giải "Fair Play."
Những gì mà cầu thủ U23 Việt Nam đã làm được tại giải đấu này thực sự là đáng khâm phục, khi phải trải qua ba trận liên tiếp phải thi đấu 120 phút (tổng cộng 360 phút trong vòng có 6 ngày).
Thế nên, dù thua, U23 Việt Nam vẫn trở thành nhà vô địch trong lòng người hâm mộ.
Một biển người cùng cờ đỏ, băngrôn chờ đón các cầu thủ trở về Việt Nam, trải dài từ sân bay Nội Bài đến các tuyến phố nơi chiếc xe buýt chở đội tuyển đi qua. Hình ảnh gây choáng ngợp ấy thể hiện sự bùng nổ của niềm vui sau hàng chục năm mơ ước, mong chờ về một ngày vinh quang của bóng đá Việt Nam.
Trước trận chung kết, chiều 26/1, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký Quyết định số 125/QĐ-CTN, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam, Huân chương Lao động hạng Ba cho thủ môn Bùi Tiến Dũng và tiền vệ Nguyễn Quang Hải.
Trang Fox Sports Asia đã gọi những nỗ lực của đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết là chiến thắng của lòng quả cảm.
Tờ báo thể thao này cũng như nhiều trang báo quốc tế thậm chí còn nhận định tích cực rằng, đã đến lúc bóng đá của Việt Nam nói riêng và bóng đá ASEAN đã có thể bước ra “biển lớn,” có thể "vùng vẫy" ở những giải đấu lớn ở nước ngoài.
Ấn tượng với những gì mà các cầu thủ bóng đá U23 Việt Nam thể hiện trong trận đấu với U23 Uzbekistan, phóng viên thể thao của trang Fox Sports John Duerden còn bình luận rằng bất luận kết quả, những gì đội tuyển Việt Nam thể hiện đã là một thành công của đội tuyển U23 Việt Nam và năm 2018 hứa hẹn là một năm thể thao Đông Nam Á lên ngôi.
Trang chủ giải đấu bóng đá châu Á AFC trong suốt thời gian diễn ra trận đấu đã liên tục cập nhật diễn biến của trận đấu giữa Việt Nam và Uzbekistan. Các cây bút của trang tin này tỏ ra phấn khích về cuộc đọ sức giữa U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan.
Người hâm mộ với băngrôn, cờ và hoa chào đón Đội tuyển U23 Việt Nam vinh quang trở về. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm ASEAN - Ấn Độ tại Ấn Độ
Từ ngày 24 đến 26/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ và Lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Cộng hòa Ấn Độ.
Tại hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ tại New Delhi, phát biểu với tư cách nước điều phối quan hệ ASEAN-Ấn Độ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điểm lại toàn diện quá trình phát triển quan hệ ASEAN-Ấn Độ.
Để tiếp tục phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được, đưa hợp tác ASEAN-Ấn Độ trở thành điểm sáng trong thành công của thế kỷ châu Á-Thái Bình Dương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề xuất 3 trọng tâm lớn cho hợp tác.
Đó là tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư, coi đây là động lực chính của quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ; hai bên cần tranh thủ các thành tựu khoa học, công nghệ của cách mạng 4.0 để đẩy nhanh phát triển.
Thứ hai là tăng cường kết nối, gồm cả kết nối hạ tầng đường bộ, đường biển…, kết nối số và giao lưu nhân dân. Thứ ba là tăng cường hợp tác vì hoà bình, ổn định ở khu vực, ứng phó với các thách thức an ninh, cả truyền thống lẫn phi truyền thống.,..
Trong dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi; hội kiến với Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind; gặp lãnh đạo các Tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Ấn Độ đang triển khai các dự án hợp tác, đầu tư tại Việt Nam; dự lễ động thổ xây dựng trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ; gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.
Tại hội đàm, hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ song phương, nhất là kể từ sau khi hai nước thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Narendra Modi tháng 9/2016.
Sau hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ trao các thỏa thuận hợp tác gồm Bản ghi nhớ giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Bộ Thông tin và Phát thanh truyền hình Ấn Độ về hợp tác trong lĩnh vực thông tin và phát thanh truyền hình và Thỏa thuận giữa Cục Viễn thám Quốc gia và Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ về thực hiện Dự án “Xây dựng Trạm dò tìm, tiếp nhận dữ liệu và Trung tâm xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh”.
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có các cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha và Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi; hội đàm với Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen và Tổng thống Indonesia Joko.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cùng lãnh đạo các nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tham dự Lễ diễu binh, diễu hành mừng kỷ niệm lần thứ 69 Ngày Cộng hoà Ấn Độ với tư cách khách mời chính của Tổng thống Ấn Độ.
Tại hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ tại New Delhi, phát biểu với tư cách nước điều phối quan hệ ASEAN-Ấn Độ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điểm lại toàn diện quá trình phát triển quan hệ ASEAN-Ấn Độ.
Để tiếp tục phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được, đưa hợp tác ASEAN-Ấn Độ trở thành điểm sáng trong thành công của thế kỷ châu Á-Thái Bình Dương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề xuất 3 trọng tâm lớn cho hợp tác.
Đó là tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư, coi đây là động lực chính của quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ; hai bên cần tranh thủ các thành tựu khoa học, công nghệ của cách mạng 4.0 để đẩy nhanh phát triển.
Thứ hai là tăng cường kết nối, gồm cả kết nối hạ tầng đường bộ, đường biển…, kết nối số và giao lưu nhân dân. Thứ ba là tăng cường hợp tác vì hoà bình, ổn định ở khu vực, ứng phó với các thách thức an ninh, cả truyền thống lẫn phi truyền thống.,..
Trong dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi; hội kiến với Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind; gặp lãnh đạo các Tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Ấn Độ đang triển khai các dự án hợp tác, đầu tư tại Việt Nam; dự lễ động thổ xây dựng trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ; gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.
Tại hội đàm, hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ song phương, nhất là kể từ sau khi hai nước thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Narendra Modi tháng 9/2016.
Sau hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ trao các thỏa thuận hợp tác gồm Bản ghi nhớ giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Bộ Thông tin và Phát thanh truyền hình Ấn Độ về hợp tác trong lĩnh vực thông tin và phát thanh truyền hình và Thỏa thuận giữa Cục Viễn thám Quốc gia và Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ về thực hiện Dự án “Xây dựng Trạm dò tìm, tiếp nhận dữ liệu và Trung tâm xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh”.
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có các cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha và Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi; hội đàm với Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen và Tổng thống Indonesia Joko.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cùng lãnh đạo các nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tham dự Lễ diễu binh, diễu hành mừng kỷ niệm lần thứ 69 Ngày Cộng hoà Ấn Độ với tư cách khách mời chính của Tổng thống Ấn Độ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Mức án phạt nghiêm khắc đối với các bị cáo
Sáng 22/1, Hội đồng xét xử đã tuyên án đối với các bị cáo trong Phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC) và các đồng phạm bị truy tố về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "tham ô tài sản" trong vụ án xảy ra tại PVC và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Tòa đã tuyên án phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh 14 năm tù về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", tù chung thân về tội “tham ô tài sản." Tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội danh là tù chung thân.
Bị kết án về cùng tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng," bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN) bị Tòa tuyên phạt 13 năm tù. Các bị cáo: Phùng Đình Thực (nguyên Tổng Giám đốc PVN), Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) và Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) cùng bị tuyên phạt 9 năm tù. Bị cáo Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm trưởng Ban Tài chính kế toán và kiểm toán PVN) bị phạt 7 năm tù.
Bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng Giám đốc PVC) bị tuyên phạt 7 năm tù về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng," 15 năm tù về tội “Tham ô tài sản". Tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội danh là 22 năm tù.
Đối với nhóm tội “tham ô tài sản,” bị cáo Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC) bị Tòa tuyên phạt 16 năm tù; Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban Điều hành Dự án Vũng Áng-Quảng Trạch), Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh Văn phòng PVC) cùng bị phạt 10 năm tù.
Tòa đã tuyên án phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh 14 năm tù về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", tù chung thân về tội “tham ô tài sản." Tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội danh là tù chung thân.
Bị kết án về cùng tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng," bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN) bị Tòa tuyên phạt 13 năm tù. Các bị cáo: Phùng Đình Thực (nguyên Tổng Giám đốc PVN), Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) và Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) cùng bị tuyên phạt 9 năm tù. Bị cáo Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm trưởng Ban Tài chính kế toán và kiểm toán PVN) bị phạt 7 năm tù.
Bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng Giám đốc PVC) bị tuyên phạt 7 năm tù về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng," 15 năm tù về tội “Tham ô tài sản". Tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội danh là 22 năm tù.
Đối với nhóm tội “tham ô tài sản,” bị cáo Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC) bị Tòa tuyên phạt 16 năm tù; Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban Điều hành Dự án Vũng Áng-Quảng Trạch), Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh Văn phòng PVC) cùng bị phạt 10 năm tù.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC) trả lời các câu hỏi của luật sư. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Khởi tố nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin Nguyễn Ngọc Sự
Ngày 26/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) ra thông báo cho biết đã có quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với bị can Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin (SBIC) về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ."
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đang điều tra giai đoạn hai vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm.
Quá trình điều tra, tài liệu chứng cứ thu thập được xác định Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin (SBIC), đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc sử dụng nguồn tiền của Tập đoàn Vinashin gửi vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank) để một số cá nhân thuộc Vinashin nhận, chiếm đoạt hơn 105 tỷ đồng tiền ngoài lãi suất, phạm vào tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ngày 25/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã ra quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với bị can Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin (SBIC) về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Các quyết định và lệnh bắt, khám xét trên đã được Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phê chuẩn. Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã thi hành các quyết định và lệnh nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đang tập trung mở rộng điều tra vụ án, làm rõ hành vi phạm tội và thu hồi kê biên tài sản do phạm tội mà có.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đang điều tra giai đoạn hai vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm.
Quá trình điều tra, tài liệu chứng cứ thu thập được xác định Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin (SBIC), đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc sử dụng nguồn tiền của Tập đoàn Vinashin gửi vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank) để một số cá nhân thuộc Vinashin nhận, chiếm đoạt hơn 105 tỷ đồng tiền ngoài lãi suất, phạm vào tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ngày 25/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã ra quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với bị can Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin (SBIC) về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Các quyết định và lệnh bắt, khám xét trên đã được Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phê chuẩn. Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã thi hành các quyết định và lệnh nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đang tập trung mở rộng điều tra vụ án, làm rõ hành vi phạm tội và thu hồi kê biên tài sản do phạm tội mà có.
Công nhận Kỷ lục Việt Nam cho chiếc trống độc mộc gỗ sến lớn nhất
Tối 24/1, Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao kỷ lục Việt Nam cho chiếc trống độc mộc bằng gỗ sến lớn nhất Việt Nam của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khu Du lịch văn hóa Phương Nam, xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Một khối gỗ sến nặng 10 tấn được doanh nhân Đặng Phước Thành, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khu Du lịch văn hóa Phương Nam đặt mua về từ Cameroon và được các nghệ nhân của làng nghề trống Đọi Tam làm thành chiếc trống với chiều cao 2,9m, đường kính mặt trống 1,6m, chu vi 6m. Chiếc trống độc mộc bằng gỗ sến đã được công nhận lớn nhất Việt Nam và được công nhận kỷ lục Việt Nam.
Một khối gỗ sến nặng 10 tấn được doanh nhân Đặng Phước Thành, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khu Du lịch văn hóa Phương Nam đặt mua về từ Cameroon và được các nghệ nhân của làng nghề trống Đọi Tam làm thành chiếc trống với chiều cao 2,9m, đường kính mặt trống 1,6m, chu vi 6m. Chiếc trống độc mộc bằng gỗ sến đã được công nhận lớn nhất Việt Nam và được công nhận kỷ lục Việt Nam.
Trống “khủng” được 15 nghệ nhân lành nghề của Làng trống Đọi Tam (tỉnh Hà Nam) thực hiện. (Nguồn: kyluc.vn)
Bộ Giáo dục công bố đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2018
Hôm nay, ngày 24/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề thi minh họa cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018.
Bộ đề gồm 5 đề tham khảo cho 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (tiếng Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp và tiếng Trung), bài thi Khoa học tự nhiên (có các môn thành phần Vật lý, Hóa học, Sinh học), bài thi Khoa học xã hội (gồm các môn thành phần Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Nội dung đề thi thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 chỉ nằm trong chương trình lớp 12. Tuy nhiên, năm 2018, phạm vi đề sẽ mở rộng sang cả chương trình lớp 11.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 sẽ có tính phân loại cao hơn so với đề thi năm 2017.
Với những điều chỉnh đó, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi minh họa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và giáo viên trong việc tham khảo, định hướng ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi. Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia sẽ diễn ra vào tháng Sáu.
Bộ đề gồm 5 đề tham khảo cho 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (tiếng Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp và tiếng Trung), bài thi Khoa học tự nhiên (có các môn thành phần Vật lý, Hóa học, Sinh học), bài thi Khoa học xã hội (gồm các môn thành phần Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Nội dung đề thi thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 chỉ nằm trong chương trình lớp 12. Tuy nhiên, năm 2018, phạm vi đề sẽ mở rộng sang cả chương trình lớp 11.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 sẽ có tính phân loại cao hơn so với đề thi năm 2017.
Với những điều chỉnh đó, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi minh họa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và giáo viên trong việc tham khảo, định hướng ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi. Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia sẽ diễn ra vào tháng Sáu.
(Ảnh minh họa: TTXVN)
Việt Nam và Hoa Kỳ ký bản ghi nhận ý định xử lý dioxin tại Biên Hòa
Chiều 23/1, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink cùng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã chứng kiến Lễ ký bản ghi nhận ý định giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Cục Khoa học quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam để bắt đầu tiến trình xử lý ô nhiễm dioxin khu vực Sân bay Biên Hòa.
Biên Hòa là điểm nóng ô nhiễm dioxin lớn nhất tại Việt Nam. USAID sẽ hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam để trước hết thiết kế và sau đó thực hiện một dự án xử lý trong những năm tới.
Hoa Kỳ cam kết hợp tác với Việt Nam, Bộ Quốc phòng Việt Nam giải quyết các hậu quả chiến tranh, đồng thời tiếp tục thúc đẩy các quan hệ kinh tế, văn hóa và an ninh giữa hai nước.
Biên Hòa là điểm nóng ô nhiễm dioxin lớn nhất tại Việt Nam. USAID sẽ hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam để trước hết thiết kế và sau đó thực hiện một dự án xử lý trong những năm tới.
Hoa Kỳ cam kết hợp tác với Việt Nam, Bộ Quốc phòng Việt Nam giải quyết các hậu quả chiến tranh, đồng thời tiếp tục thúc đẩy các quan hệ kinh tế, văn hóa và an ninh giữa hai nước.
Quang cảnh lễ ký. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo xử lý vụ cháu bé tử vong vì tiêm nhầm thuốc
Ngày 24/1, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo xử lý một số vụ việc gây bức xúc xảy ra trên địa bàn thành phố trong thời gian qua.
Cụ thể, lãnh đạo thành phố Hà Nội giao Giám đốc Công an Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội điều tra làm rõ việc tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh.
Văn bản nêu rõ, trong những ngày vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về trường hợp cháu bé 8 tháng tuổi được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh chiều 15/1//2018 bị tiêm nhầm thuốc dẫn đến tử vong vào tối 23/1/2018.
Về việc này, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố giao Giám đốc Công an thành phố phối hợp với Giám đốc Sở Y tế, các đơn vị liên quan điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật, báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố theo quy định.
Cụ thể, lãnh đạo thành phố Hà Nội giao Giám đốc Công an Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội điều tra làm rõ việc tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh.
Văn bản nêu rõ, trong những ngày vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về trường hợp cháu bé 8 tháng tuổi được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh chiều 15/1//2018 bị tiêm nhầm thuốc dẫn đến tử vong vào tối 23/1/2018.
Về việc này, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố giao Giám đốc Công an thành phố phối hợp với Giám đốc Sở Y tế, các đơn vị liên quan điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật, báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố theo quy định.
Bệnh viện Đa khoa Đông Anh. (Ảnh: PV/Vietnam+)
(Vietnam+)