Khoảng 162.000 người, trong đó gần 80% là dân thường, đã thiệt mạng ở Iraq kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh Iraq năm 2003 cho đến khi các lực lượng chiến đấu Mỹ rút khỏi quốc gia vùng Vịnh này hồi giữa tháng 12 năm ngoái.
Trong khi đó, tình trạng bạo lực ở Iraq ít biến chuyển kể từ giữa năm 2009, trái với thông báo của Baghdad.
Thông tin do tổ chức phi chính phủ của Anh mang tên Cơ quan thống kê thương vong ở Iraq (IBC) công bố ngày 2/1.
[Ông Panetta ký văn kiện kết thúc cuộc chiến Iraq]
IBC cho biết đã thống kê được 114.000 trường hợp thiệt mạng là dân thường, 4.474 là lính Mỹ, số còn lại là nhân viên an ninh Iraq và lực lượng nổi dậy. Cảnh sát là đối tượng bị tấn công nhiều nhất trong nhóm phi dân sự, với 9.019 người thiệt mạng. Baghdad là thành phố nguy hiểm nhất, chiếm tới một nửa số trường hợp tử vong, gấp 2,5 lần so với con số trung bình trên toàn Iraq.
Theo IBC, tình trạng bạo lực tại Iraq lên đến đỉnh điểm vào cuối năm 2006, và vẫn tiếp tục ở mức cao cho đến nửa cuối năm 2008 và gần 90% số trường hợp tử vong xảy ra vào năm 2009.
IBC cảnh báo cho đến giữa năm 2009 vẫn không có dấu hiệu giảm bớt về số trường hợp tử vong trong dân thường. Điều này cho thấy một cuộc xung đột cấp độ thấp tồn tại dai dẳng ở Iraq sẽ tiếp tục cướp đi nhiều sinh mạng của dân thường trong những năm tới và khiến người ta nghi ngờ triển vọng cải thiện an ninh ở Iraq sau khi Mỹ rút quân.
IBC công bố các con số thống kê nói trên chỉ một ngày sau khi Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki kêu gọi người dân nước này khởi động quá trình tái thiết nền kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng bị bạo lực tàn phá.
Ông Maliki nhấn mạnh thời gian tới ở Iraq sẽ không kém phần quan trọng hoặc nguy hiểm hơn giai đoạn trước đây, đồng thời khẳng định Baghdad hiện mới chỉ bắt đầu công việc của mình./.
Trong khi đó, tình trạng bạo lực ở Iraq ít biến chuyển kể từ giữa năm 2009, trái với thông báo của Baghdad.
Thông tin do tổ chức phi chính phủ của Anh mang tên Cơ quan thống kê thương vong ở Iraq (IBC) công bố ngày 2/1.
[Ông Panetta ký văn kiện kết thúc cuộc chiến Iraq]
IBC cho biết đã thống kê được 114.000 trường hợp thiệt mạng là dân thường, 4.474 là lính Mỹ, số còn lại là nhân viên an ninh Iraq và lực lượng nổi dậy. Cảnh sát là đối tượng bị tấn công nhiều nhất trong nhóm phi dân sự, với 9.019 người thiệt mạng. Baghdad là thành phố nguy hiểm nhất, chiếm tới một nửa số trường hợp tử vong, gấp 2,5 lần so với con số trung bình trên toàn Iraq.
Theo IBC, tình trạng bạo lực tại Iraq lên đến đỉnh điểm vào cuối năm 2006, và vẫn tiếp tục ở mức cao cho đến nửa cuối năm 2008 và gần 90% số trường hợp tử vong xảy ra vào năm 2009.
IBC cảnh báo cho đến giữa năm 2009 vẫn không có dấu hiệu giảm bớt về số trường hợp tử vong trong dân thường. Điều này cho thấy một cuộc xung đột cấp độ thấp tồn tại dai dẳng ở Iraq sẽ tiếp tục cướp đi nhiều sinh mạng của dân thường trong những năm tới và khiến người ta nghi ngờ triển vọng cải thiện an ninh ở Iraq sau khi Mỹ rút quân.
IBC công bố các con số thống kê nói trên chỉ một ngày sau khi Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki kêu gọi người dân nước này khởi động quá trình tái thiết nền kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng bị bạo lực tàn phá.
Ông Maliki nhấn mạnh thời gian tới ở Iraq sẽ không kém phần quan trọng hoặc nguy hiểm hơn giai đoạn trước đây, đồng thời khẳng định Baghdad hiện mới chỉ bắt đầu công việc của mình./.
(TTXVN/Vietnam+)