Thông tin trên báo điện tử Intellasia cảnh báo tình trạng sức ép lạm phát đang tăng lên ở khắp các nước Đông Nam Á do giá hàng hóa và lương thực tăng và kinh tế khu vực đang phục hồi.
Bài báo này nêu rõ lạm phát tăng lên đang gây sức ép buộc các ngân hàng trung ương từ bỏ các chính sách tiền tệ dễ dàng.
Ngân hàng Trung ương Philippines ngày 28/1 đã tăng tỷ lệ lãi suất và các nhà kinh tế cho rằng các nước khác cũng sẽ phải thực hiện những biện pháp tương tự. Thời gian phụ thuộc chủ yếu vào giá cả tăng bao nhiêu và tăng nhanh như thế nào.
Intellasia dẫn các số liệu thống kê của Philippines, cho thấy tỷ lệ lạm phát hàng năm của nước này trong tháng đầu năm nay đã giảm xuống còn 4,3% từ 4,4% tháng 12 năm ngoái và đây là lần đầu tiên tỷ lệ này giảm trong vòng 5 tháng nay. Điều này, theo các nhà phân tích, sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng Trung ương Philippines duy trì tỷ lệ lãi suất.
Thống đốc ngân hàng trung ương Philippines Amando Tetangco cho rằng lạm phát xem ra có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Philippines đã tăng dự đoán về tỷ lệ lạm phát trung bình của nước này trong năm nay từ 4% lên 4,7%.
Còn ở Indonesia, lạm phát trong tháng 1 đã tăng lên mức cao nhất trong 8 tháng nay, vượt cả những dự đoán của chính phủ và thị trường, khiến ngân hàng trung ương thấy cần phải tăng lãi suất trong quý II từ mức thấp kỷ lục. Chỉ số giá tiêu dùng đã tăng mạnh do giá lương thực cao hơn, đồng thời giá gạo và nhiên liệu có khả năng sẽ tăng trong những tháng tới. Ngân hàng Trung ương Indonesia đã tỏ dấu hiệu cho thấy họ không vội vã tăng lãi suất, nhưng không lập lại cam kết trước đây là sẽ giữ tỷ lệ lãi suất trong cả năm nay.
Sức ép lạm phát ở Thái Lan trong tháng 1 mạnh hơn so với dự tính của nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á này, với giá hàng tiêu dùng tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất kể từ tháng 9/2008. Tỷ lệ lạm phát của Thái Lan, kể cả năng lượng và thực phẩm, tăng 0,6%, là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 4 năm ngoái và cao hơn dự đoán.
Chỉ số giá hàng tiêu dùng của Malaysia đã tăng lần đầu tiên trong tháng 12/2009 sau 6 tháng giảm phát, tăng 1,1% so với một năm trước đây. Các nhà kinh tế cho rằng chỉ số này tiếp tục là dương, song dịu bớt trong thời gian còn lại của năm.
Chỉ số giá tiêu dùng của Singapore kết thúc 8 tháng liên tục giảm trong tháng cuối cùng của năm 2009. Tuy nhiên, sức ép lạm phát đã dịu đi. CPI hàng tháng đã được điều chỉnh theo mùa giảm 0,3% so với tháng 11 và chỉ số này sẽ ngang bằng trong suốt năm nay. Các nhân tố khác đang tác động đến chỉ số giá cả như Công ty điện Singapore, nhà cung cấp điện chủ yếu cho quốc gia này, đã tăng thuế trong quý I năm nay lên trung bình 5,5% do giá dầu lên cao.
Về Việt Nam, trang tin này nói rằng, với nền kinh tế đang tăng lên, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã vượt quá mục tiêu 7% do chính phủ đề ra, tăng tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 1/2010 do giá hàng tiêu dùng tăng 7,62% so với cùng thời gian này năm ngoái. Tuy nhiên sau khi tăng lãi suất tháng 12 năm ngoái lên 8%, Ngân hàng nhà nước Việt Nam tuyên bố sẽ giữ lãi suất như vậy trong tháng 2./.
Bài báo này nêu rõ lạm phát tăng lên đang gây sức ép buộc các ngân hàng trung ương từ bỏ các chính sách tiền tệ dễ dàng.
Ngân hàng Trung ương Philippines ngày 28/1 đã tăng tỷ lệ lãi suất và các nhà kinh tế cho rằng các nước khác cũng sẽ phải thực hiện những biện pháp tương tự. Thời gian phụ thuộc chủ yếu vào giá cả tăng bao nhiêu và tăng nhanh như thế nào.
Intellasia dẫn các số liệu thống kê của Philippines, cho thấy tỷ lệ lạm phát hàng năm của nước này trong tháng đầu năm nay đã giảm xuống còn 4,3% từ 4,4% tháng 12 năm ngoái và đây là lần đầu tiên tỷ lệ này giảm trong vòng 5 tháng nay. Điều này, theo các nhà phân tích, sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng Trung ương Philippines duy trì tỷ lệ lãi suất.
Thống đốc ngân hàng trung ương Philippines Amando Tetangco cho rằng lạm phát xem ra có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Philippines đã tăng dự đoán về tỷ lệ lạm phát trung bình của nước này trong năm nay từ 4% lên 4,7%.
Còn ở Indonesia, lạm phát trong tháng 1 đã tăng lên mức cao nhất trong 8 tháng nay, vượt cả những dự đoán của chính phủ và thị trường, khiến ngân hàng trung ương thấy cần phải tăng lãi suất trong quý II từ mức thấp kỷ lục. Chỉ số giá tiêu dùng đã tăng mạnh do giá lương thực cao hơn, đồng thời giá gạo và nhiên liệu có khả năng sẽ tăng trong những tháng tới. Ngân hàng Trung ương Indonesia đã tỏ dấu hiệu cho thấy họ không vội vã tăng lãi suất, nhưng không lập lại cam kết trước đây là sẽ giữ tỷ lệ lãi suất trong cả năm nay.
Sức ép lạm phát ở Thái Lan trong tháng 1 mạnh hơn so với dự tính của nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á này, với giá hàng tiêu dùng tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất kể từ tháng 9/2008. Tỷ lệ lạm phát của Thái Lan, kể cả năng lượng và thực phẩm, tăng 0,6%, là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 4 năm ngoái và cao hơn dự đoán.
Chỉ số giá hàng tiêu dùng của Malaysia đã tăng lần đầu tiên trong tháng 12/2009 sau 6 tháng giảm phát, tăng 1,1% so với một năm trước đây. Các nhà kinh tế cho rằng chỉ số này tiếp tục là dương, song dịu bớt trong thời gian còn lại của năm.
Chỉ số giá tiêu dùng của Singapore kết thúc 8 tháng liên tục giảm trong tháng cuối cùng của năm 2009. Tuy nhiên, sức ép lạm phát đã dịu đi. CPI hàng tháng đã được điều chỉnh theo mùa giảm 0,3% so với tháng 11 và chỉ số này sẽ ngang bằng trong suốt năm nay. Các nhân tố khác đang tác động đến chỉ số giá cả như Công ty điện Singapore, nhà cung cấp điện chủ yếu cho quốc gia này, đã tăng thuế trong quý I năm nay lên trung bình 5,5% do giá dầu lên cao.
Về Việt Nam, trang tin này nói rằng, với nền kinh tế đang tăng lên, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã vượt quá mục tiêu 7% do chính phủ đề ra, tăng tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 1/2010 do giá hàng tiêu dùng tăng 7,62% so với cùng thời gian này năm ngoái. Tuy nhiên sau khi tăng lãi suất tháng 12 năm ngoái lên 8%, Ngân hàng nhà nước Việt Nam tuyên bố sẽ giữ lãi suất như vậy trong tháng 2./.
(TTXVN/Vietnam+)