Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 20/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra tuyên bố khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa sức khỏe con người và phát triển bền vững. Sức khỏe tốt của con người trên hành tinh sẽ góp phần quan trọng giúp thế giới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, ngược lại, phát triển bền vững sẽ mang lại những lợi ích cho sức khỏe.
Trong báo cáo đưa ra tại Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) ở Brazil, WHO ước tính 150 triệu người trên thế giới hàng năm rơi vào tình trạng nợ nần nghiêm trọng do bệnh tật phải sử dụng các dịch vụ y tế, và 100 triệu người bị đẩy vào cảnh cùng khổ cũng vì những lý do này.
Vì vậy, bảo vệ con người trước những chi phí mang tính thảm họa và đảm bảo tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu, thông qua phổ cập các dịch vụ này, phải là nhân tố cơ bản của mọi chiến lược giảm đói nghèo và xây dựng xã hội thịnh vượng.Y tế có thể góp phần tăng cường phát triển kinh tế, cải thiện các cơ hội giáo dục, trao quyền cho phụ nữ, giảm đói nghèo và tăng cố kết xã hội.
Tuyên bố của WHO cho rằng môi trường lành mạnh là điều kiện tiên quyết để sức khỏe tốt. Giảm ô nhiễm hóa chất, không khí và nguồn nước có thể giảm 25% tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Các chính sách năng lượng sạch có thể giảm 50% số trẻ em chết vì bệnh viêm phổi và giảm một triệu người chết hàng năm vì bệnh phổi mãn tính do ô nhiễm không khí trong nhà. Thay thế bếp than bằng bếp sử dụng nhiên liệu sạch hơn có thể cải thiện sức khỏe của hơn 3 tỷ người sống ở các nước nghèo nhất thế giới.
Tuyên bố của WHO khẳng định sức khỏe con người là thước đo tác động của các chính sách phát triển bền vững. Giám sát tiến bộ của phát triển bền vững đồng nghĩa với đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của chính sách. Đầu tư vào y tế không thể giải quyết được vấn đề nợ công, giá lương thực tăng cao, hoặc tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường. Nhưng để thúc đẩy đường lối toàn cầu hóa công bằng hơn, xanh hơn và bền vững hơn, sức khỏe con người là thước đo quan trọng các tác động của các chính sách trong tất cả các lĩnh vực này.
Tuyên bố Rio năm 1992 đã khẳng định đảm bảo con người sống lành mạnh và năng động hài hòa với tự nhiên là trung tâm của phát triển bền vững. Rio+20 năm 2012 cần khẳng định lại thực tế này và thúc đẩy hành động cụ thể để tối ưu các tương tác giữa sức khỏe con người và phát triển bền vững./.
Trong báo cáo đưa ra tại Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) ở Brazil, WHO ước tính 150 triệu người trên thế giới hàng năm rơi vào tình trạng nợ nần nghiêm trọng do bệnh tật phải sử dụng các dịch vụ y tế, và 100 triệu người bị đẩy vào cảnh cùng khổ cũng vì những lý do này.
Vì vậy, bảo vệ con người trước những chi phí mang tính thảm họa và đảm bảo tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu, thông qua phổ cập các dịch vụ này, phải là nhân tố cơ bản của mọi chiến lược giảm đói nghèo và xây dựng xã hội thịnh vượng.Y tế có thể góp phần tăng cường phát triển kinh tế, cải thiện các cơ hội giáo dục, trao quyền cho phụ nữ, giảm đói nghèo và tăng cố kết xã hội.
Tuyên bố của WHO cho rằng môi trường lành mạnh là điều kiện tiên quyết để sức khỏe tốt. Giảm ô nhiễm hóa chất, không khí và nguồn nước có thể giảm 25% tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Các chính sách năng lượng sạch có thể giảm 50% số trẻ em chết vì bệnh viêm phổi và giảm một triệu người chết hàng năm vì bệnh phổi mãn tính do ô nhiễm không khí trong nhà. Thay thế bếp than bằng bếp sử dụng nhiên liệu sạch hơn có thể cải thiện sức khỏe của hơn 3 tỷ người sống ở các nước nghèo nhất thế giới.
Tuyên bố của WHO khẳng định sức khỏe con người là thước đo tác động của các chính sách phát triển bền vững. Giám sát tiến bộ của phát triển bền vững đồng nghĩa với đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của chính sách. Đầu tư vào y tế không thể giải quyết được vấn đề nợ công, giá lương thực tăng cao, hoặc tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường. Nhưng để thúc đẩy đường lối toàn cầu hóa công bằng hơn, xanh hơn và bền vững hơn, sức khỏe con người là thước đo quan trọng các tác động của các chính sách trong tất cả các lĩnh vực này.
Tuyên bố Rio năm 1992 đã khẳng định đảm bảo con người sống lành mạnh và năng động hài hòa với tự nhiên là trung tâm của phát triển bền vững. Rio+20 năm 2012 cần khẳng định lại thực tế này và thúc đẩy hành động cụ thể để tối ưu các tương tác giữa sức khỏe con người và phát triển bền vững./.
(TTXVN)