Hãng AFP dẫn nguồn tin từ Hãng tin chính thức MENA của Ai Cập cho hay, sức khỏe của cựu Tổng thống nước này , ông Hosni Mubarak đã xấu đi trông thấy khi ông được đưa tới bệnh viện nhà tù Tora, nhiều giờ sau khi bị kết án chung thân.
[Cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak bị tù chung thân]
Theo các quan chức an ninh Ai Cập, ông Mubarak, 84 tuổi, lần đầu tiên đã từ chối rời chiếc trực thăng chở ông từ phiên tòa xét xử về nhà tù Tora. Ông Mubarak đã khóc lóc khi nài nỉ các quan chức đưa ông quay trở lại bệnh viện quân y mà ông lưu lại từ khi phiên xét xử bắt đầu hôm 3/8/2011. Đây là lần đầu tiên, ông Mubarak bị giam giữ tại bệnh viện nhà tù kể từ khi ông bị bắt giữ.
Cũng trong ngày 2/6, ứng cử viên ra tranh cử tổng thống ở Ai Cập Ahmed Shafiq tuyên bố mọi phán quyết "phải được chấp nhận" sau khi ông Mubarak bị kết án tù chung thân.
Trong khi đó, phong trào Anh em Hồi giáo ở Ai Cập lại kêu gọi tiến hành tổ chức biểu tình rầm rộ sau khi tòa án ra phán quyết đối với ông Mubarak và các chỉ huy cảnh sát.
Tổ chức Anh em Hồi giáo khẳng định cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak cùng các bị cáo khác phải ra hầu tòa cùng ông này cần phải được xét xử lại với các bằng chứng xác đáng hơn.
Yasser Ali, người phát ngôn chính thức cho chiến dịch tranh cử của ứng cử viên tổng thống Mohamed Mursi, khẳng định: "Công tố viên đã không làm tròn bổn phận trong việc thu thập bằng chứng xác đáng để kết tội sát hại người biểu tình (đối với ông Mubarak)."
Trước đó, luật sư biện hộ của ông Mubarak cho biết sẽ kháng cáo. Sau khi bị kết án tù chung thân, ông Mubarak đã được đưa trở lại nhà tù
Cùng ngày, các tổ chức nhân quyền cho rằng việc tha bổng cho sáu chỉ huy cảnh sát là chưa đem lại công lý và điều này có thể tiếp tục khuyến khích văn hóa miễn truy tố cảnh sát. Trong một tuyên bố, Tổ chức Ân xá quốc tế cho rằng mức án dành cho ông Mubarak "là bước đi đáng kể tiến tới việc xử lý quyền miễn trừ lâu nay ở Ai Cập" nhưng việc tha bổng các chỉ huy cảnh sát "sẽ khiến nhiều người cho là một dấu hiệu cho thấy những người vi phạm nhân quyền vẫn có thể không phải ra trước công lý."./.
[Cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak bị tù chung thân]
Theo các quan chức an ninh Ai Cập, ông Mubarak, 84 tuổi, lần đầu tiên đã từ chối rời chiếc trực thăng chở ông từ phiên tòa xét xử về nhà tù Tora. Ông Mubarak đã khóc lóc khi nài nỉ các quan chức đưa ông quay trở lại bệnh viện quân y mà ông lưu lại từ khi phiên xét xử bắt đầu hôm 3/8/2011. Đây là lần đầu tiên, ông Mubarak bị giam giữ tại bệnh viện nhà tù kể từ khi ông bị bắt giữ.
Cũng trong ngày 2/6, ứng cử viên ra tranh cử tổng thống ở Ai Cập Ahmed Shafiq tuyên bố mọi phán quyết "phải được chấp nhận" sau khi ông Mubarak bị kết án tù chung thân.
Trong khi đó, phong trào Anh em Hồi giáo ở Ai Cập lại kêu gọi tiến hành tổ chức biểu tình rầm rộ sau khi tòa án ra phán quyết đối với ông Mubarak và các chỉ huy cảnh sát.
Tổ chức Anh em Hồi giáo khẳng định cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak cùng các bị cáo khác phải ra hầu tòa cùng ông này cần phải được xét xử lại với các bằng chứng xác đáng hơn.
Yasser Ali, người phát ngôn chính thức cho chiến dịch tranh cử của ứng cử viên tổng thống Mohamed Mursi, khẳng định: "Công tố viên đã không làm tròn bổn phận trong việc thu thập bằng chứng xác đáng để kết tội sát hại người biểu tình (đối với ông Mubarak)."
Trước đó, luật sư biện hộ của ông Mubarak cho biết sẽ kháng cáo. Sau khi bị kết án tù chung thân, ông Mubarak đã được đưa trở lại nhà tù
Cùng ngày, các tổ chức nhân quyền cho rằng việc tha bổng cho sáu chỉ huy cảnh sát là chưa đem lại công lý và điều này có thể tiếp tục khuyến khích văn hóa miễn truy tố cảnh sát. Trong một tuyên bố, Tổ chức Ân xá quốc tế cho rằng mức án dành cho ông Mubarak "là bước đi đáng kể tiến tới việc xử lý quyền miễn trừ lâu nay ở Ai Cập" nhưng việc tha bổng các chỉ huy cảnh sát "sẽ khiến nhiều người cho là một dấu hiệu cho thấy những người vi phạm nhân quyền vẫn có thể không phải ra trước công lý."./.
PV (Vietnam+)