Tổng thống Sudan Omar Hassan Al Bashir và người đồng cấp Nam Sudan Salva Kiir Mayardit đã gặp nhau để tiếp tục cuộc thảo luận cấp cao vào tối 25/9 tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.
Các cuộc thảo luận tại thủ đô của Ethiopia giữa Sudan và Nam Sudan, do Nhóm triển khai cấp cao về Sudan của Liên minh châu Phi (AUHIP) làm trung gian hòa giải, liên quan những vấn đề còn tồn tại như phân chia nguồn dầu lửa, an ninh và phân định biên giới.
Trong cuộc thảo luận trực tiếp giữa ông Bashir và ông Mayardit nói trên cũng có sự hiện diện của các thành viên AUIHIP, trong đó có cựu Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki, cựu Tổng thống Burundi Pierre Bouyoya và cựu Tổng thống Nigeria Abdulsalam Abubakar.
Ông Bashir và ông Mayardit đã bắt đầu gặp nhau từ ngày 23/9, sau những căng thẳng kéo dài nhiều tháng giữa Sudan và Nam Sudan và lãnh đạo hai nước dự kiến đi tới một thỏa thuận giải quyết những bất đồng tồn tại.
[Sudan-Nam Sudan chuẩn bị khởi động đàm phán]
Theo một số nhà quan sát, cuộc gặp trên ban đầu có "triển vọng lạc quan", song sau đó đã trở nên căng thẳng do vấp phải những vấn đề phức tạp liên quan các khu vực biên giới tranh chấp và các vấn đề an ninh. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh sức ép quốc tế ngày càng gia tăng buộc hai nước Sudan phải đạt được một thỏa thuận sau khi thời hạn chót do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đề ra cho hai bên đã hết vào ngày 22/9.
Ông El-Obeid Morawah, một quan chức thuộc đoàn đàm phán Sudan, ngày 24/9 nói rằng "đã có tiến bộ" trong đàm phán, song không nêu rõ chi tiết. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Sudan Abdelrahim Mohamed Hussein vẫn khẳng định "sẽ không có thỏa hiệp" liên quan tới sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này.
Về phía Nam Sudan, Bộ trưởng Thông tin Nam Sudan Banaba Marian Bengiamin tại Juba, ngày 25/9 cũng cho rằng đàm phán trên đã có bước tiến triển.
Theo một số nhà quan sát, nhìn chung cuộc đàm phán giữa hai nước Sudan tiến triển chậm, song hai bên đều tỏ ra nỗ lực để có thể chấm dứt xung đột, nhất là thoát khỏi tình thế bế tắc trong sản xuất dầu lửa, nguồn thu chính của nền kinh tế cả hai nước.
Một số nhà ngoại giao tiết lộ Sudan và Nam Sudan đang chuẩn bị khả năng các cuộc thương lượng có thể kéo dài đến hết tuần này./.
Các cuộc thảo luận tại thủ đô của Ethiopia giữa Sudan và Nam Sudan, do Nhóm triển khai cấp cao về Sudan của Liên minh châu Phi (AUHIP) làm trung gian hòa giải, liên quan những vấn đề còn tồn tại như phân chia nguồn dầu lửa, an ninh và phân định biên giới.
Trong cuộc thảo luận trực tiếp giữa ông Bashir và ông Mayardit nói trên cũng có sự hiện diện của các thành viên AUIHIP, trong đó có cựu Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki, cựu Tổng thống Burundi Pierre Bouyoya và cựu Tổng thống Nigeria Abdulsalam Abubakar.
Ông Bashir và ông Mayardit đã bắt đầu gặp nhau từ ngày 23/9, sau những căng thẳng kéo dài nhiều tháng giữa Sudan và Nam Sudan và lãnh đạo hai nước dự kiến đi tới một thỏa thuận giải quyết những bất đồng tồn tại.
[Sudan-Nam Sudan chuẩn bị khởi động đàm phán]
Theo một số nhà quan sát, cuộc gặp trên ban đầu có "triển vọng lạc quan", song sau đó đã trở nên căng thẳng do vấp phải những vấn đề phức tạp liên quan các khu vực biên giới tranh chấp và các vấn đề an ninh. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh sức ép quốc tế ngày càng gia tăng buộc hai nước Sudan phải đạt được một thỏa thuận sau khi thời hạn chót do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đề ra cho hai bên đã hết vào ngày 22/9.
Ông El-Obeid Morawah, một quan chức thuộc đoàn đàm phán Sudan, ngày 24/9 nói rằng "đã có tiến bộ" trong đàm phán, song không nêu rõ chi tiết. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Sudan Abdelrahim Mohamed Hussein vẫn khẳng định "sẽ không có thỏa hiệp" liên quan tới sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này.
Về phía Nam Sudan, Bộ trưởng Thông tin Nam Sudan Banaba Marian Bengiamin tại Juba, ngày 25/9 cũng cho rằng đàm phán trên đã có bước tiến triển.
Theo một số nhà quan sát, nhìn chung cuộc đàm phán giữa hai nước Sudan tiến triển chậm, song hai bên đều tỏ ra nỗ lực để có thể chấm dứt xung đột, nhất là thoát khỏi tình thế bế tắc trong sản xuất dầu lửa, nguồn thu chính của nền kinh tế cả hai nước.
Một số nhà ngoại giao tiết lộ Sudan và Nam Sudan đang chuẩn bị khả năng các cuộc thương lượng có thể kéo dài đến hết tuần này./.
(TTXVN)