Giáp ngày thi đại học, lượng sỹ tử cùng người nhà đổ về Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội) tham quan và cầu may đông nghẹt, gây tình trạng ùn tắc giao thông khu vực xung quanh và quá tải trong khu di tích.
Riêng ngày 3/7, sau khi làm thủ tục nhập trường, lượng thí sinh và người nhà đến Văn Miếu-Quốc Tử Giám lên tới cả vạn người, khiến công tác hướng dẫn tham quan, bảo vệ di tích luôn căng thẳng.
Cao điểm nhất từ 10 giờ ngày 3/7, các đường phố xung quanh dẫn vào khu di tích tắc nghẽn bởi dòng ôtô, xe máy nối đuôi nhau nhích từng cm.
Lực lượng công an, dân phòng phường Quốc Tử Giám căng người ra hướng dẫn giao thông trước cổng vào di tích, không cho bất kỳ ôtô nào đỗ tại điểm này tránh tắc nghẽn kéo dài.
Vỉa hè tại các phố xung quanh mọc lên khá nhiều điểm trông xe máy với giá cao gấp nhiều lần so với quy định của thành phố.
Mặc dù giá vé cao, tới 10.000 đồng/xe nhưng các bãi xe tự phát cũng không đủ chỗ cho người gửi.
Tại các điểm bán vé tham quan, dòng người xếp hàng kéo dài, kiên nhẫn đứng trong cái oi nóng giữa trưa hè và sự ồn ã của xe cộ, khách tham quan.
Mặc dù, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám mở thêm quầy vé lưu động trong dịp cao điểm này nhưng cũng không phục vụ kịp nhu cầu của sỹ tử và người nhà.
Tuy vậy, so với khu vực nhà bia tiến sỹ, hậu đường thờ Khổng Tử, hậu đường thờ Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, gác chuông, gác trống, miếu thờ cạnh nhà Thái học…, lượng người đông gấp nhiều lần. Đặc biệt khu vực nhà đặt 82 bia tiến sỹ, thu hút đông đảo các sỹ tử bởi từ lâu tồn tại quan niệm sờ đầu rùa sẽ gặp may mắn trong sự nghiệp thi cử.
Chính bởi vậy, lực lượng bảo vệ của Trung tâm cùng sinh viên tình nguyện các Trường Đại học Phương Đông, Bách Khoa luôn túc trực nhắc nhở thí sinh không sờ đầu rùa.
Tuy nhiên, thực tế thì vẫn có rất nhiều thí sinh cố vươn người qua rào chắn bằng lụa đỏ để sờ đầu rùa Trên các bồn hoa, thảm đỏ ở khu vực này còn la liệt tiền lẻ do sỹ tử và phụ huynh thả vào gây nên hình ảnh phản cảm.
Sinh viên tình nguyện Phạm Chánh Tân, lớp quản trị doanh nghiệp, khoa Kinh tế quản trị kinh doanh, Trường Đại học Phương Đông phàn nàn: “Nhiều thí sinh và phụ huynh vào tham quan khu vực này rất thiếu ý thức. Khi bị chúng tôi nhắc nhở, họ cố tình vi phạm và còn có lời lẽ thiếu văn hóa.”
Khu Thái học bên trong cũng đông không kém bởi cả phụ huynh và sỹ tử cùng chen chúc chiêm bái, cầu may cho những ngày thi đại học sắp tới.
Cho dù mỗi người chỉ thắp một nén hương theo yêu cầu ghi trên tấm biển do Trung tâm đặt tại khu vực này nhưng khói vẫn nghi ngút, lẫn trong tiếng khấn rì rầm của mọi người. Lực lượng phục vụ của Trung tâm phải liên tục rút bớt hương đề phòng cháy và hạn chế khói nhang.
Ngay cạnh đó, các sỹ tử chen chúc trước hai bảng Vàng ghi danh, lấy tay ghi những nguyện ước của mình, cầu mong may mắn trong thi cử.
Sau hồi lâu ghi ảo trên bảng Vàng, thí sinh Vũ Thị Ánh, xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định thoát ra khỏi đám đông và cho biết: “Em thi vào Trường Đại học Giao thông Vận tải nên ghi vào bảng Vàng này để mấy ngày tới làm bài suôn sẻ.”
Nhiều điểm khác trong khu Văn Miếu-Quốc Tử Giám cũng tập trung khá đông các thí sinh và phụ huynh khấn lễ hoặc xoa di vật để lấy may.
Ông Nguyễn Hải, Phó Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho biết: “Dịp thi đại học này, ước khoảng 3-4 vạn học sinh và người nhà vào Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Do lượng người đông như vậy, lại tập trung trong ít ngày nên Trung tâm phải tăng cường lực lượng bảo vệ, phối hợp với lực lượng sinh viên tình nguyện và công an phường sở tại để gìn giữ trật tự, hướng dẫn khách tham quan, bảo vệ di sản”./.
Riêng ngày 3/7, sau khi làm thủ tục nhập trường, lượng thí sinh và người nhà đến Văn Miếu-Quốc Tử Giám lên tới cả vạn người, khiến công tác hướng dẫn tham quan, bảo vệ di tích luôn căng thẳng.
Cao điểm nhất từ 10 giờ ngày 3/7, các đường phố xung quanh dẫn vào khu di tích tắc nghẽn bởi dòng ôtô, xe máy nối đuôi nhau nhích từng cm.
Lực lượng công an, dân phòng phường Quốc Tử Giám căng người ra hướng dẫn giao thông trước cổng vào di tích, không cho bất kỳ ôtô nào đỗ tại điểm này tránh tắc nghẽn kéo dài.
Vỉa hè tại các phố xung quanh mọc lên khá nhiều điểm trông xe máy với giá cao gấp nhiều lần so với quy định của thành phố.
Mặc dù giá vé cao, tới 10.000 đồng/xe nhưng các bãi xe tự phát cũng không đủ chỗ cho người gửi.
Tại các điểm bán vé tham quan, dòng người xếp hàng kéo dài, kiên nhẫn đứng trong cái oi nóng giữa trưa hè và sự ồn ã của xe cộ, khách tham quan.
Mặc dù, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám mở thêm quầy vé lưu động trong dịp cao điểm này nhưng cũng không phục vụ kịp nhu cầu của sỹ tử và người nhà.
Tuy vậy, so với khu vực nhà bia tiến sỹ, hậu đường thờ Khổng Tử, hậu đường thờ Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, gác chuông, gác trống, miếu thờ cạnh nhà Thái học…, lượng người đông gấp nhiều lần. Đặc biệt khu vực nhà đặt 82 bia tiến sỹ, thu hút đông đảo các sỹ tử bởi từ lâu tồn tại quan niệm sờ đầu rùa sẽ gặp may mắn trong sự nghiệp thi cử.
Chính bởi vậy, lực lượng bảo vệ của Trung tâm cùng sinh viên tình nguyện các Trường Đại học Phương Đông, Bách Khoa luôn túc trực nhắc nhở thí sinh không sờ đầu rùa.
Tuy nhiên, thực tế thì vẫn có rất nhiều thí sinh cố vươn người qua rào chắn bằng lụa đỏ để sờ đầu rùa Trên các bồn hoa, thảm đỏ ở khu vực này còn la liệt tiền lẻ do sỹ tử và phụ huynh thả vào gây nên hình ảnh phản cảm.
Sinh viên tình nguyện Phạm Chánh Tân, lớp quản trị doanh nghiệp, khoa Kinh tế quản trị kinh doanh, Trường Đại học Phương Đông phàn nàn: “Nhiều thí sinh và phụ huynh vào tham quan khu vực này rất thiếu ý thức. Khi bị chúng tôi nhắc nhở, họ cố tình vi phạm và còn có lời lẽ thiếu văn hóa.”
Khu Thái học bên trong cũng đông không kém bởi cả phụ huynh và sỹ tử cùng chen chúc chiêm bái, cầu may cho những ngày thi đại học sắp tới.
Cho dù mỗi người chỉ thắp một nén hương theo yêu cầu ghi trên tấm biển do Trung tâm đặt tại khu vực này nhưng khói vẫn nghi ngút, lẫn trong tiếng khấn rì rầm của mọi người. Lực lượng phục vụ của Trung tâm phải liên tục rút bớt hương đề phòng cháy và hạn chế khói nhang.
Ngay cạnh đó, các sỹ tử chen chúc trước hai bảng Vàng ghi danh, lấy tay ghi những nguyện ước của mình, cầu mong may mắn trong thi cử.
Sau hồi lâu ghi ảo trên bảng Vàng, thí sinh Vũ Thị Ánh, xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định thoát ra khỏi đám đông và cho biết: “Em thi vào Trường Đại học Giao thông Vận tải nên ghi vào bảng Vàng này để mấy ngày tới làm bài suôn sẻ.”
Nhiều điểm khác trong khu Văn Miếu-Quốc Tử Giám cũng tập trung khá đông các thí sinh và phụ huynh khấn lễ hoặc xoa di vật để lấy may.
Ông Nguyễn Hải, Phó Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho biết: “Dịp thi đại học này, ước khoảng 3-4 vạn học sinh và người nhà vào Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Do lượng người đông như vậy, lại tập trung trong ít ngày nên Trung tâm phải tăng cường lực lượng bảo vệ, phối hợp với lực lượng sinh viên tình nguyện và công an phường sở tại để gìn giữ trật tự, hướng dẫn khách tham quan, bảo vệ di sản”./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)