Ngày 23/7, Syria đã chính thức bác bỏ đề xuất của Liên đoàn Arập (AL) đưa ra trước đó cùng ngày, trong đó có việc yêu cầu Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ bỏ quyền lực.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Damascus, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Syria Jihad Makdissi nói rằng Syria lấy làm tiếc về việc bị AL cắt quan hệ ngoại giao và rằng nếu các quốc gia Arập thực sự muốn chấm dứt đổ máu ở Syria, trước hết các nước này phải ngừng cung cấp vũ khí, ngừng xúi giục và tuyên truyền chống lại nhà nước Syria.
Cũng tại cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Syria khẳng định nước này sẽ không sử dụng vũ khí hóa học và các loại vũ khí trái quy ước để chống lại người dân, trừ phi bị nước ngoài tấn công. Theo ông Makdissi, hiện toàn bộ vũ khí hóa học của nước này đang nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quân đội Syria và giới tướng lĩnh sẽ quyết định thời điểm cũng như cách thức sử dụng các loại vũ khí này tùy theo tính chất của các hoạt động gây hấn từ bên ngoài.
Ông Makdissi đưa ra các tuyên bố trên ngay sau khi các ngoại trưởng AL đưa ra nghị quyết cắt quan hệ với quốc gia thành viên Syria và chỉ một ngày sau khi Mỹ tuyên bố sẽ quy trách nhiệm cho bất kỳ quan chức Syria nào liên quan tới việc phát tán hoặc sử dụng các loại vũ khí hóa học.
Tuyên bố của các ngoại trưởng AL nêu rõ tổ chức này cắt hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Syria, yêu cầu Liên hợp quốc thiết lập "vùng đệm an toàn" tại Syria để bảo vệ dân thường, đồng thời hối thúc Tổng thống Bashar al-Assad từ bỏ quyền lực. Ngoài ra, nghị quyết cũng hối thúc Quân đội Syria Tự do (FSA) thành lập chính phủ chuyển tiếp thống nhất dân tộc để sớm chấm dứt tình trạng xung đột đẫm máu hiện nay.
Trong khi đó, Mỹ và quốc gia đồng minh Israel lo ngại nguy cơ các kho vũ khí hóa học ở Syria sẽ rơi vào tay lực lượng al-Qaeda hoặc Hezbollah sau khi chế độ Assad sụp đổ. Một số nguồn tin không chính thức còn cho biết Israel đang chuẩn bị, thậm chí đã toàn tất, kế hoạch phá hủy các kho vũ khí bên trong lãnh thổ Syria để ngăn không cho số vũ khí này rơi vào tay lực lượng khủng bố hay cực đoan.
Trong khi đó, dòng người tị nạn Syria tiếp tục đổ sang nước láng giềng Jordan và đụng độ với người dân ở thị trấn biên giới Ramtha, buộc cảnh sát chống bạo động Jordan phải sử dụng hơi cay để dập tắt. Các nhân chứng tại chỗ cho biết đụng độ xảy ra vào rạng sáng 23/7 sau khi một nhóm thanh niên Jordan cố chụp ảnh những phụ nữ Syria đang tị nạn.
Trong một diễn biến khác, một quan chức Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đã triệu hồi lãnh sự tại thành phố Aleppo của Syria sau khi bùng phát giao tranh giữa quân Chính phủ Syria và lực lượng nổi dậy gần các trụ sở tình báo ở thành phố này. Theo quan chức trên, lãnh sự Adnan Kececi đã về nước sáng 23/7 và sẽ tổ chức tham vấn về tình hình Syria. Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã rút các nhân viên Đại sứ quán ở thủ đô Damascus về nước./.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Damascus, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Syria Jihad Makdissi nói rằng Syria lấy làm tiếc về việc bị AL cắt quan hệ ngoại giao và rằng nếu các quốc gia Arập thực sự muốn chấm dứt đổ máu ở Syria, trước hết các nước này phải ngừng cung cấp vũ khí, ngừng xúi giục và tuyên truyền chống lại nhà nước Syria.
Cũng tại cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Syria khẳng định nước này sẽ không sử dụng vũ khí hóa học và các loại vũ khí trái quy ước để chống lại người dân, trừ phi bị nước ngoài tấn công. Theo ông Makdissi, hiện toàn bộ vũ khí hóa học của nước này đang nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quân đội Syria và giới tướng lĩnh sẽ quyết định thời điểm cũng như cách thức sử dụng các loại vũ khí này tùy theo tính chất của các hoạt động gây hấn từ bên ngoài.
Ông Makdissi đưa ra các tuyên bố trên ngay sau khi các ngoại trưởng AL đưa ra nghị quyết cắt quan hệ với quốc gia thành viên Syria và chỉ một ngày sau khi Mỹ tuyên bố sẽ quy trách nhiệm cho bất kỳ quan chức Syria nào liên quan tới việc phát tán hoặc sử dụng các loại vũ khí hóa học.
Tuyên bố của các ngoại trưởng AL nêu rõ tổ chức này cắt hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Syria, yêu cầu Liên hợp quốc thiết lập "vùng đệm an toàn" tại Syria để bảo vệ dân thường, đồng thời hối thúc Tổng thống Bashar al-Assad từ bỏ quyền lực. Ngoài ra, nghị quyết cũng hối thúc Quân đội Syria Tự do (FSA) thành lập chính phủ chuyển tiếp thống nhất dân tộc để sớm chấm dứt tình trạng xung đột đẫm máu hiện nay.
Trong khi đó, Mỹ và quốc gia đồng minh Israel lo ngại nguy cơ các kho vũ khí hóa học ở Syria sẽ rơi vào tay lực lượng al-Qaeda hoặc Hezbollah sau khi chế độ Assad sụp đổ. Một số nguồn tin không chính thức còn cho biết Israel đang chuẩn bị, thậm chí đã toàn tất, kế hoạch phá hủy các kho vũ khí bên trong lãnh thổ Syria để ngăn không cho số vũ khí này rơi vào tay lực lượng khủng bố hay cực đoan.
Trong khi đó, dòng người tị nạn Syria tiếp tục đổ sang nước láng giềng Jordan và đụng độ với người dân ở thị trấn biên giới Ramtha, buộc cảnh sát chống bạo động Jordan phải sử dụng hơi cay để dập tắt. Các nhân chứng tại chỗ cho biết đụng độ xảy ra vào rạng sáng 23/7 sau khi một nhóm thanh niên Jordan cố chụp ảnh những phụ nữ Syria đang tị nạn.
Trong một diễn biến khác, một quan chức Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đã triệu hồi lãnh sự tại thành phố Aleppo của Syria sau khi bùng phát giao tranh giữa quân Chính phủ Syria và lực lượng nổi dậy gần các trụ sở tình báo ở thành phố này. Theo quan chức trên, lãnh sự Adnan Kececi đã về nước sáng 23/7 và sẽ tổ chức tham vấn về tình hình Syria. Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã rút các nhân viên Đại sứ quán ở thủ đô Damascus về nước./.
(TTXVN)