Trong một nỗ lực chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài, Chính phủ Syria ngày 28/8 đã kêu gọi tiến hành một "cuộc đối thoại dân tộc" giữa giới lãnh đạo hiện nay với phe đối lập.
Trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã bên lề Hội nghị Ngoại trưởng Phong trào Không liên kết (NAM) tổ chức ở thủ đô Tehran của Iran, Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Mikdad nhấn mạnh rằng Chính phủ Syria muốn đối thoại để tìm giải pháp kết thúc tình trạng bất ổn hiện nay.
Ông Mikdad cũng kêu gọi Liên đoàn Arập (AL) và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy các cuộc thương lượng, đối thoại giữa Chính phủ Syria và phe đối lập. Thứ trưởng Ngoại giao Syria cho rằng việc đến thời điểm này vẫn không có cuộc đối thoại dân tộc nào được tổ chức là do phe đối lập. Ông Mikdad nhận định phe đối lập ở Syria từ chối đối thoại với chính quyền vì họ đang được nhận tài trợ và vũ khí từ bên ngoài.
Bình luận về việc Iran dự kiến sẽ thúc đẩy một kế hoạch hòa bình cho cuộc khủng hoảng Syria bên lề hội nghị NAM lần này, Thứ trưởng Ngoại giao Syria cho biết ông đánh giá cao các nỗ lực của Têhêran, một trong những đồng minh thân thiết nhất của Damascus, đồng thời bày tỏ tin tưởng Iran sẽ đưa ra một đề xuất công bằng và khách quan về Syria.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran cho biết kế hoạch này sẽ sử dụng những cách thức hòa bình để dàn xếp vấn đề Syria, trong đó có ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài, chấm dứt bạo lực, ngăn chặn vũ khí tuồn vào Syria và thúc đẩy các hoạt động trong khuôn khổ kế hoạch hòa bình 6 điểm mà cựu đặc phái viên chung LHQ-AL Kofi Annan đã khởi xướng.
Phe đối lập ở Syria tiếp tục bất đồng nội bộ khi ngày 28/8, một nhân vật cấp cao của liên minh đối lập chính là Hội đồng dân tộc Syria (SNC) tuyên bố từ chức với lí do "thất vọng bởi SNC không đạt được các mục tiêu đề ra, không nhận được sự tin tưởng cần thiết."
Người đứng đầu bộ phận đối ngoại của SNC là Bassa Qodmani, một thành viên sáng lập và cũng là một thành viên của Ủy ban điều hành tổ chức này, nói rằng "có những bất đồng với các thành viên khác", đồng thời nhận định SNC đã không phối hợp tốt với những nhóm đối lập khác, chỉ đóng một vai trò "mang tính chủ nghĩa cá nhân."
SNC được thành lập một năm trước ở Thổ Nhĩ Kỳ, có thành viên ở trong nước cũng như ngoài nước. Không giống các nhóm đối lập khác, SNC có quan hệ chặt chẽ với lực lượng chống đối "Quân đội Syria tự do" (FSA) và một số chính quyền phương Tây. SNC luôn đòi Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức cũng như thường xuyên tìm kiếm sự can thiệp từ bên ngoài vào cuộc khủng hoảng ở quốc gia Trung Đông này.
Trong khi đó, tại một cuộc họp ở Damascus ngày 28/8, khoảng 20 nhóm và phong trào đối lập theo khuynh hướng phi bạo lực ở Syria đã nói rằng họ tìm kiếm một chế độ dân chủ mà không phải dùng đến bạo lực. Phản đối cả chế độ hiện nay lẫn SNC và FSA, những tổ chức này cho biết họ đang thu xếp tổ chức một hội thảo trong tháng 9 tới nhằm kêu gọi "thay đổi dân chủ mà vẫn giữ được sự thống nhất quốc gia và hòa bình xã hội."
Tại Syria, bạo lực vẫn tiếp diễn với mức độ nghiêm trọng. Ngày 28/8, một vụ đánh bom xe nhằm vào đám tang hai nhân vật ủng hộ chính phủ đã xảy ra ở ngoại ô thủ đô Damascus. Theo truyền hình quốc gia Syria, ít nhất 27 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Truyền thông Syria tố cáo quân chống đối gây ra vụ đánh bom này.
Ở mặt trận phía Đông Damascus mà quân chính phủ mới mở, giao tranh tiếp tục quyết liệt. Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (trụ sở tại Anh) đưa tin khu vực Đông Bắc Damascus vẫn phải hứng chịu pháo kích dữ dội khi quân đội Syria tăng cường nỗ lực đẩy lùi các tay súng chống đối ra khỏi thủ đô. Trong những địa điểm đó có quận Cabun (Kaboon), nơi ngày 27/8 Quân đội Syria tự do tuyên bố bắn hạ một trực thăng quân sự.
Trong một động thái đáng chú ý, ngày 28/8, quân chống đối tuyên bố họ đã chiếm được 10 tên lửa của quân đội Syria ở vành đai phía Đông của Damascus. Một đoạn ghi hình được đưa lên mạng Youtube cho thấy tại khu vực Ghuta, nơi diễn ra giao tranh dữ dội trong những ngày gần đây, dường như nhóm chống đối lớn nhất ở địa phương đã chiếm được một kho vũ khí trong có 10 tên lửa đất đối đất.
Ngoài Damascus, quân chính phủ cũng tấn công nhiều vị trí của quân chống đối ở thành phố thương mại Aleppo cũng như ở tỉnh Idlib thuộc vùng Tây Bắc, gần với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Bạo lực đã cướp đi tính mạng của ít nhất 13 dân thường tại làng Kfar Nabal tại Idlib.
Theo thống kê chưa được kiểm chứng, ít nhất 97 người thiệt mạng trên khắp Syria trong ngày 28/8. Các nhà hoạt động cho rằng khoảng 25.000 người đã thiệt mạng kể từ khi nổ ra làn sóng chống đối Tổng thống Bashar al-Assad hồi tháng 3 năm ngoái, trong khi LHQ cho biết hơn 214.000 người Syria phải chạy tị nạn sang các nước láng giềng.
Làn sóng tị nạn này đang tiếp tục gia tăng. Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết trong tuần qua, số người Syria tìm tới trại tị nạn Za'atri ở Jordan đã tăng lên gấp đôi từ 4.500 người một tuần trước đó lên 10.200 người và dự kiến còn nhiều hơn nữa trong những ngày tới. Hơn 22.000 người tị nạn Syria đã được trại tị nạn Za'atri tiếp nhận kể từ khi trại này mở ngày 30/7.
Trong hai ngày qua, một trai tị nạn ở khu vực bán tự trị của người Cuốc tại miền Bắc Iraq cũng đã đón nhận hơn 120 gia đình người Syria, nâng tổng số người Syria chạy tị nạn sang Iraq lên 14.000 người. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/8 thông báo sẽ lập 4 trại mới để có thể tiếp nhận hơn 43.000 người tị nạn Syria. Đến lúc này, đã có gần 80.000 người Syria chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ lánh nạn./.
Trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã bên lề Hội nghị Ngoại trưởng Phong trào Không liên kết (NAM) tổ chức ở thủ đô Tehran của Iran, Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Mikdad nhấn mạnh rằng Chính phủ Syria muốn đối thoại để tìm giải pháp kết thúc tình trạng bất ổn hiện nay.
Ông Mikdad cũng kêu gọi Liên đoàn Arập (AL) và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy các cuộc thương lượng, đối thoại giữa Chính phủ Syria và phe đối lập. Thứ trưởng Ngoại giao Syria cho rằng việc đến thời điểm này vẫn không có cuộc đối thoại dân tộc nào được tổ chức là do phe đối lập. Ông Mikdad nhận định phe đối lập ở Syria từ chối đối thoại với chính quyền vì họ đang được nhận tài trợ và vũ khí từ bên ngoài.
Bình luận về việc Iran dự kiến sẽ thúc đẩy một kế hoạch hòa bình cho cuộc khủng hoảng Syria bên lề hội nghị NAM lần này, Thứ trưởng Ngoại giao Syria cho biết ông đánh giá cao các nỗ lực của Têhêran, một trong những đồng minh thân thiết nhất của Damascus, đồng thời bày tỏ tin tưởng Iran sẽ đưa ra một đề xuất công bằng và khách quan về Syria.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran cho biết kế hoạch này sẽ sử dụng những cách thức hòa bình để dàn xếp vấn đề Syria, trong đó có ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài, chấm dứt bạo lực, ngăn chặn vũ khí tuồn vào Syria và thúc đẩy các hoạt động trong khuôn khổ kế hoạch hòa bình 6 điểm mà cựu đặc phái viên chung LHQ-AL Kofi Annan đã khởi xướng.
Phe đối lập ở Syria tiếp tục bất đồng nội bộ khi ngày 28/8, một nhân vật cấp cao của liên minh đối lập chính là Hội đồng dân tộc Syria (SNC) tuyên bố từ chức với lí do "thất vọng bởi SNC không đạt được các mục tiêu đề ra, không nhận được sự tin tưởng cần thiết."
Người đứng đầu bộ phận đối ngoại của SNC là Bassa Qodmani, một thành viên sáng lập và cũng là một thành viên của Ủy ban điều hành tổ chức này, nói rằng "có những bất đồng với các thành viên khác", đồng thời nhận định SNC đã không phối hợp tốt với những nhóm đối lập khác, chỉ đóng một vai trò "mang tính chủ nghĩa cá nhân."
SNC được thành lập một năm trước ở Thổ Nhĩ Kỳ, có thành viên ở trong nước cũng như ngoài nước. Không giống các nhóm đối lập khác, SNC có quan hệ chặt chẽ với lực lượng chống đối "Quân đội Syria tự do" (FSA) và một số chính quyền phương Tây. SNC luôn đòi Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức cũng như thường xuyên tìm kiếm sự can thiệp từ bên ngoài vào cuộc khủng hoảng ở quốc gia Trung Đông này.
Trong khi đó, tại một cuộc họp ở Damascus ngày 28/8, khoảng 20 nhóm và phong trào đối lập theo khuynh hướng phi bạo lực ở Syria đã nói rằng họ tìm kiếm một chế độ dân chủ mà không phải dùng đến bạo lực. Phản đối cả chế độ hiện nay lẫn SNC và FSA, những tổ chức này cho biết họ đang thu xếp tổ chức một hội thảo trong tháng 9 tới nhằm kêu gọi "thay đổi dân chủ mà vẫn giữ được sự thống nhất quốc gia và hòa bình xã hội."
Tại Syria, bạo lực vẫn tiếp diễn với mức độ nghiêm trọng. Ngày 28/8, một vụ đánh bom xe nhằm vào đám tang hai nhân vật ủng hộ chính phủ đã xảy ra ở ngoại ô thủ đô Damascus. Theo truyền hình quốc gia Syria, ít nhất 27 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Truyền thông Syria tố cáo quân chống đối gây ra vụ đánh bom này.
Ở mặt trận phía Đông Damascus mà quân chính phủ mới mở, giao tranh tiếp tục quyết liệt. Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (trụ sở tại Anh) đưa tin khu vực Đông Bắc Damascus vẫn phải hứng chịu pháo kích dữ dội khi quân đội Syria tăng cường nỗ lực đẩy lùi các tay súng chống đối ra khỏi thủ đô. Trong những địa điểm đó có quận Cabun (Kaboon), nơi ngày 27/8 Quân đội Syria tự do tuyên bố bắn hạ một trực thăng quân sự.
Trong một động thái đáng chú ý, ngày 28/8, quân chống đối tuyên bố họ đã chiếm được 10 tên lửa của quân đội Syria ở vành đai phía Đông của Damascus. Một đoạn ghi hình được đưa lên mạng Youtube cho thấy tại khu vực Ghuta, nơi diễn ra giao tranh dữ dội trong những ngày gần đây, dường như nhóm chống đối lớn nhất ở địa phương đã chiếm được một kho vũ khí trong có 10 tên lửa đất đối đất.
Ngoài Damascus, quân chính phủ cũng tấn công nhiều vị trí của quân chống đối ở thành phố thương mại Aleppo cũng như ở tỉnh Idlib thuộc vùng Tây Bắc, gần với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Bạo lực đã cướp đi tính mạng của ít nhất 13 dân thường tại làng Kfar Nabal tại Idlib.
Theo thống kê chưa được kiểm chứng, ít nhất 97 người thiệt mạng trên khắp Syria trong ngày 28/8. Các nhà hoạt động cho rằng khoảng 25.000 người đã thiệt mạng kể từ khi nổ ra làn sóng chống đối Tổng thống Bashar al-Assad hồi tháng 3 năm ngoái, trong khi LHQ cho biết hơn 214.000 người Syria phải chạy tị nạn sang các nước láng giềng.
Làn sóng tị nạn này đang tiếp tục gia tăng. Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết trong tuần qua, số người Syria tìm tới trại tị nạn Za'atri ở Jordan đã tăng lên gấp đôi từ 4.500 người một tuần trước đó lên 10.200 người và dự kiến còn nhiều hơn nữa trong những ngày tới. Hơn 22.000 người tị nạn Syria đã được trại tị nạn Za'atri tiếp nhận kể từ khi trại này mở ngày 30/7.
Trong hai ngày qua, một trai tị nạn ở khu vực bán tự trị của người Cuốc tại miền Bắc Iraq cũng đã đón nhận hơn 120 gia đình người Syria, nâng tổng số người Syria chạy tị nạn sang Iraq lên 14.000 người. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/8 thông báo sẽ lập 4 trại mới để có thể tiếp nhận hơn 43.000 người tị nạn Syria. Đến lúc này, đã có gần 80.000 người Syria chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ lánh nạn./.
(TTXVN)