Ngay sau khi Liên minh châu Âu (EU) tăng thêm các biện pháp trừng phạt Syria, Damascus ngày 1/12 tuyên bố tạm ngừng tham gia Liên minh Địa Trung Hải, bao gồm 27 nước châu Âu và 16 nước trong khu vực quanh Địa Trung Hải.
Trong tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Syria nêu rõ: "Syria đã ngừng vai trò thành viên của nước này trong Liên minh Địa Trung Hải cho đến khi EU dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt." Tuyên bố cũng cho rằng các biện pháp trừng phạt của EU là không thích đáng, vi phạm trắng trợn chủ quyền và cản trở công việc nội bộ của Syria, đi ngược lại các thỏa thuận đã ký giữa EU và Syria.
Cùng ngày, Chính phủ Syria cũng tuyên bố ngừng thực hiện Hiệp định tự do thương mại, được thực hiện từ năm 2007, với Thổ Nhĩ Kỳ.
Hãng tin SANA cũng cho biết chính quyền Syria sẽ tiếp tục cân nhắc các biện pháp tương xứng khác để đáp trả các biện pháp trừng phạt của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ, một trong những đối tác kinh tế gần gũi nhất của Syria, đã theo bước Liên đoàn Arập (AL) hôm 30/11 thông báo một loạt biện pháp trừng phạt đối với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong đó có ngừng giao dịch thương mại và cắt quan hệ giữa ngân hàng trung ương hai nước.
Trước đó, Chính phủ Syria cũng đã phản đối các biện pháp trừng phạt của AL, cho rằng lệnh trừng phạt này đã đóng lại mọi cánh cửa giữa AL và Syria. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem cho rằng cơ hội hợp tác có thể sẽ mở ra nếu AL dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt này. Chính quyền Damascus đã nhiều lần cáo buộc phương Tây và các đồng minh Arập hỗ trợ các nhóm vũ trang gây bất ổn tại nước này nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad và thay thế bằng một chế độ Hồi giáo.
Phóng viên TTVN tại Ai Cập dẫn các nguồn tin Arập ngày 1/12 cho biết Mỹ và Nga đang hợp tác tìm cách chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Syria giống như Yemen, theo đó Tổng thống An Assad sẽ chuyển giao chính quyền cho một nhân vật khác để đổi lại một "cuộc sống lưu vong" ở Nga.
Các nguồn tin khẳng định các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đang tiến hành đàm phán với các đại diện của Nga. Theo kế hoạch đang được thảo luận, Tổng thống Assad sẽ chuyển giao quyền lực cho một nhân vật mà cả Nga và Mỹ chấp thuận, sau đó sẽ được phép tị nạn tại một khu nghỉ dưỡng nằm gần Mátxcơva (Nga). Tin cũng cho biết phía Mỹ đang cố thuyết phục Nga tăng sức ép để Tổng thống Assad nhất trí với kế hoạch này.
Cùng ngày, hãng thông tấn Nga Interfax dẫn một nguồn tin quân sự cho biết Nga đã chuyển giao các tên lửa hành trình siêu thanh đối hạm Yakhont cho Syria. Mặc dù không tiết lộ thời điểm chuyển giao, hãng tin cho biết các tên lửa này là một phần trong hệ thống phòng vệ bờ biển di động Bastion, có khả năng bảo vệ toàn bộ bờ biển của Syria trước bất cứ cuộc tấn công tiềm tàng nào từ biển.
Trong khi đó, phản ứng trước quyết định gia tăng trừng phạt của EU nhằm vào Syria, Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Sergei Ivanov tuyên bố "Nga sẽ làm bất cứ điều gì không trái với các quy tắc, quy định và các thỏa thuận," đồng thời cho rằng các biện pháp trừng phạt của châu Âu đối với Syria không hạn chế việc Mátxcơva cung cấp vũ khí cho Damascus.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tại Syria vẫn tiếp tục căng thẳng khi phe đối lập dân sự tại Syria - Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) và nhóm vũ trang Quân đội Syria Tự do (FSA) đã nhất trí hợp tác chống chế độ của Tổng thống Assad. Cao ủy về nhân quyền của Liên hợp quốc Navi Pillay ngày 1/12 nhận định Syria đã rơi vào tình trạng nội chiến khi đã có hơn 4.000 người thiệt mạng và số binh sỹ đào ngũ cầm vũ khí chống lại chế độ ngày càng gia tăng.
Cùng ngày, sau Arập Xêút, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, Qatar và Bahrain, Bộ Ngoại giao Kuwait đã yêu cầu các công dân nước này rời Syria do những lo ngại về tình hình an ninh, đồng thời khuyến cáo người dân không nên đến Syria.
Mỹ, EU và AL tiếp tục gây sức ép mạnh mẽ lên chính quyền của Tổng thống Assad.
Ngay sau khi EU công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào Syria, Bộ Tài chính Mỹ ngày 1/12 đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới, theo đó đưa Muhammad Makhluf, chú của Tổng thống Syria Assad, và tướng Aus Asla, Tư lệnh Sư đoàn thiết giáp số 4, vào danh sách đen, đồng thời cấm công dân Mỹ giao dịch với hai nhân vật này. Washinton cũng cấm công dân nước này giao dịch với Công ty xây dựng nhà ở quân đội Syria và Ngân hàng Bất động sản của Syria.
Cùng ngày, AL đã đưa 17 công dân Syria, hầu hết là các quan chức quân sự, vào danh sách cấm nhập cảnh vào các quốc gia Arập./.
Trong tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Syria nêu rõ: "Syria đã ngừng vai trò thành viên của nước này trong Liên minh Địa Trung Hải cho đến khi EU dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt." Tuyên bố cũng cho rằng các biện pháp trừng phạt của EU là không thích đáng, vi phạm trắng trợn chủ quyền và cản trở công việc nội bộ của Syria, đi ngược lại các thỏa thuận đã ký giữa EU và Syria.
Cùng ngày, Chính phủ Syria cũng tuyên bố ngừng thực hiện Hiệp định tự do thương mại, được thực hiện từ năm 2007, với Thổ Nhĩ Kỳ.
Hãng tin SANA cũng cho biết chính quyền Syria sẽ tiếp tục cân nhắc các biện pháp tương xứng khác để đáp trả các biện pháp trừng phạt của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ, một trong những đối tác kinh tế gần gũi nhất của Syria, đã theo bước Liên đoàn Arập (AL) hôm 30/11 thông báo một loạt biện pháp trừng phạt đối với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong đó có ngừng giao dịch thương mại và cắt quan hệ giữa ngân hàng trung ương hai nước.
Trước đó, Chính phủ Syria cũng đã phản đối các biện pháp trừng phạt của AL, cho rằng lệnh trừng phạt này đã đóng lại mọi cánh cửa giữa AL và Syria. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem cho rằng cơ hội hợp tác có thể sẽ mở ra nếu AL dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt này. Chính quyền Damascus đã nhiều lần cáo buộc phương Tây và các đồng minh Arập hỗ trợ các nhóm vũ trang gây bất ổn tại nước này nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad và thay thế bằng một chế độ Hồi giáo.
Phóng viên TTVN tại Ai Cập dẫn các nguồn tin Arập ngày 1/12 cho biết Mỹ và Nga đang hợp tác tìm cách chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Syria giống như Yemen, theo đó Tổng thống An Assad sẽ chuyển giao chính quyền cho một nhân vật khác để đổi lại một "cuộc sống lưu vong" ở Nga.
Các nguồn tin khẳng định các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đang tiến hành đàm phán với các đại diện của Nga. Theo kế hoạch đang được thảo luận, Tổng thống Assad sẽ chuyển giao quyền lực cho một nhân vật mà cả Nga và Mỹ chấp thuận, sau đó sẽ được phép tị nạn tại một khu nghỉ dưỡng nằm gần Mátxcơva (Nga). Tin cũng cho biết phía Mỹ đang cố thuyết phục Nga tăng sức ép để Tổng thống Assad nhất trí với kế hoạch này.
Cùng ngày, hãng thông tấn Nga Interfax dẫn một nguồn tin quân sự cho biết Nga đã chuyển giao các tên lửa hành trình siêu thanh đối hạm Yakhont cho Syria. Mặc dù không tiết lộ thời điểm chuyển giao, hãng tin cho biết các tên lửa này là một phần trong hệ thống phòng vệ bờ biển di động Bastion, có khả năng bảo vệ toàn bộ bờ biển của Syria trước bất cứ cuộc tấn công tiềm tàng nào từ biển.
Trong khi đó, phản ứng trước quyết định gia tăng trừng phạt của EU nhằm vào Syria, Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Sergei Ivanov tuyên bố "Nga sẽ làm bất cứ điều gì không trái với các quy tắc, quy định và các thỏa thuận," đồng thời cho rằng các biện pháp trừng phạt của châu Âu đối với Syria không hạn chế việc Mátxcơva cung cấp vũ khí cho Damascus.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tại Syria vẫn tiếp tục căng thẳng khi phe đối lập dân sự tại Syria - Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) và nhóm vũ trang Quân đội Syria Tự do (FSA) đã nhất trí hợp tác chống chế độ của Tổng thống Assad. Cao ủy về nhân quyền của Liên hợp quốc Navi Pillay ngày 1/12 nhận định Syria đã rơi vào tình trạng nội chiến khi đã có hơn 4.000 người thiệt mạng và số binh sỹ đào ngũ cầm vũ khí chống lại chế độ ngày càng gia tăng.
Cùng ngày, sau Arập Xêút, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, Qatar và Bahrain, Bộ Ngoại giao Kuwait đã yêu cầu các công dân nước này rời Syria do những lo ngại về tình hình an ninh, đồng thời khuyến cáo người dân không nên đến Syria.
Mỹ, EU và AL tiếp tục gây sức ép mạnh mẽ lên chính quyền của Tổng thống Assad.
Ngay sau khi EU công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào Syria, Bộ Tài chính Mỹ ngày 1/12 đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới, theo đó đưa Muhammad Makhluf, chú của Tổng thống Syria Assad, và tướng Aus Asla, Tư lệnh Sư đoàn thiết giáp số 4, vào danh sách đen, đồng thời cấm công dân Mỹ giao dịch với hai nhân vật này. Washinton cũng cấm công dân nước này giao dịch với Công ty xây dựng nhà ở quân đội Syria và Ngân hàng Bất động sản của Syria.
Cùng ngày, AL đã đưa 17 công dân Syria, hầu hết là các quan chức quân sự, vào danh sách cấm nhập cảnh vào các quốc gia Arập./.
(TTXVN/Vietnam+)