Ngày 2/7, giao tranh tiếp tục diễn ra ở thành phố Douma, gần thủ đô Damascus của Syria, trong khi người đứng đầu về vấn đề nhân quyền của Liên hợp quốc cảnh báo tình trạng cung cấp vũ khí cho các bên tại nước này đã khiến cuộc khủng hoảng kéo dài 16 tháng qua càng trở nên trầm trọng.
Những tuần gần đây, đụng độ tại Syria đã lan tới sát thủ đô Damascus đồng thời mở rộng ra nhiều địa điểm khác trên khắp Syria, với những dấu hiệu cho thấy làn sóng nổi dậy đòi lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad đang biến thành một cuộc nội chiến toàn diện.
Ngày 2/7, các lực lượng chính phủ đã mở một cuộc tấn công với sự huy động của trực thăng chiến đấu vào thành phố Douma, nơi hai ngày trước cũng đã diễn ra một đợt công kích mạnh mẽ nhằm vào phe nổi dậy.
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn lời một nhà hoạt động có mặt gần Douma cho biết thành phố này đã gần như trống rỗng, chỉ còn lác đác vài người ở lại.
Trong khi đó, giao tranh cũng nổ ra ở tỉnh Deir Ezzor gần biên giới Iraq. Quân nổi dậy đã phá hủy hai xe tăng của quân đội chính phủ.
Ở khu vực nông thôn gần tỉnh Aleppo phía Nam biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, người ta nghe thấy nhiều tiếng nổ trong đêm 2/7.
Tình hình căng thẳng khiến người Syria tiếp tục bỏ chạy sang các nước láng giềng lánh nạn.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong ngày 2/7 đã có gần 300 người Syria, trong đó có cả một số sỹ quan quân đội, vượt biên giới sang Thổ Nhĩ Kỳ tị nạn. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ đang đón nhận hơn 35.000 người tị nạn Syria.
Theo một số nguồn tin, tính đến ngày 1/7 đã có 12 tướng lĩnh quân đội Syria đào ngũ, chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ tị nạn.
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tiếp tục căng thẳng sau vụ quân đội Syria bắn hạ một máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng trước.
Ngày 2/7, Ankara thông báo đã điều động sáu máy bay chiến đấu F-16 xuất kích nhằm phản ứng lại ba vụ máy bay trực thăng Syria tiếp cận biên giới hai nước.
Cuối tuần qua, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã điều động binh sỹ và khí tài hướng về biên giới với Syria. Thủ tướng nước này Tayyip Erdogan nói rằng luật về can dự của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã được thay đổi và bất cứ lực lượng Syria nào tiếp cận biên giới, được xem là gây đe dọa, sẽ trở thành mục tiêu tấn công.
Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen lại cố gắng làm nhẹ những quan ngại về sự điều động quân đội của Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO.
Tại một cuộc họp báo ở Brussels (Bỉ), khi được hỏi liệu có nguy cơ dẫn tới một cuộc đối đầu giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, ông Rasmussen cho rằng điều này không có khả năng, đồng thời đánh giá cao việc Ancara đã thể hiện sự kiềm chế.
Theo Tổng thư ký NATO, việc Thổ Nhĩ Kỳ có những động thái cần thiết để bảo vệ lãnh thổ và người dân là "rất bình thường."
Cộng đồng quốc tế tiếp tục những nỗ lực ngoại giao nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng đẫm máu tại Syria mà theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (trụ sở tại Anh) đã làm hơn 16.500 người thiệt mạng kể từ tháng Ba năm ngoái.
Ngày 2/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã có cuộc họp kín thảo luận về tình hình Trung Đông, trong đó nổi bật là vấn đề Syria.
Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Navi Pillay nói rằng bạo lực ở Syria đang ngày càng trở thành xung đột phe phái.
Trong bối cảnh Liên hợp quốc đang cân nhắc về tương lai của phái bộ quan sát viên ở Syria, bà Pilay nhấn mạnh Liên hợp quốc cần "ủng hộ và tăng cường" phái bộ này để có thể giám sát hiệu quả các sự kiện.
Bà Pilay cũng mạnh mẽ chỉ trích luồng vũ khí đang được đưa vào Syria khiến bạo lực gia tăng. Bà Pilay không nói rõ nguồn gốc số vũ khí này từ đâu, nhưng nhấn mạnh rằng bằng mọi giá phải ngăn chặn tình trạng quân sự hóa cuộc khủng hoảng Syria.
Ngày 2/7, Hãng thông tấn SPA dẫn lời tuyên bố của Chính phủ Arập Xêút cho biết nước này đã kêu gọi cộng đồng quốc tế phải có "những biện pháp kiên quyết" nhằm chấm dứt tình trạng đổ máu tại Syria.
Tuyên bố nhấn mạnh: "Arập Xêút kêu gọi cộng đồng quốc tế có những biện pháp kiên quyết nhằm chặn đứng tình trạng tàn sát người dân Syria," đồng thời kêu gọi “ấn định cụ thể khung thời gian” cho việc thực hiện kế hoạch hòa bình của phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan, yêu cầu các bên ngừng bắn ngay lập tức và rút quân khỏi các khu vực thành phố.
Trong một diễn biến liên quan, một quan chức Mỹ ngày 2/7 cho biết một kế hoạch mới về cuộc chuyển giao chính trị ở Syria đã "đảm bảo chắn chắn" với phe đối lập rằng Tổng thống Átxát sẽ không hiện diện trong giới lãnh đạo mới của nước này.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland, kế hoạch của đặc phái viên Annan được nhất trí tại Hội nghị ở Geneva cuối tuần qua có một điều kiện là các thành viên của chính phủ chuyển giao điều hành Syria phải nhận được "sự đồng thuận chung."
Trả lời báo giới, bà Nulan nói: "Vì thế theo quan điểm của chúng tôi,... không thể có khả năng An-Átxát và bạn bè của ông ta... có thể đạt tiêu chuẩn về đồng thuận chung."
Các thành viên của phe đối lập Syria ở nước ngoài hôm qua đã họp kín tại Cairo (Ai Cập) nhằm đưa ra một tầm nhìn chung.
Tổng thư ký AL Nabil al-Arabi, chủ tọa hội nghị hai ngày với sự tham dự của khoảng 250 nhân vật đối lập, đã kêu gọi các phe phái đối lập đoàn kết thống nhất để "không bỏ lỡ cơ hội."
Trợ lý của đặc phái viên Annan, Nasser al-Qudwa cũng cho rằng phe đối lập ở Syria cần thống nhất quan điểm cũng như hành động nếu muốn giành được sự tin tưởng của người dân./.
Những tuần gần đây, đụng độ tại Syria đã lan tới sát thủ đô Damascus đồng thời mở rộng ra nhiều địa điểm khác trên khắp Syria, với những dấu hiệu cho thấy làn sóng nổi dậy đòi lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad đang biến thành một cuộc nội chiến toàn diện.
Ngày 2/7, các lực lượng chính phủ đã mở một cuộc tấn công với sự huy động của trực thăng chiến đấu vào thành phố Douma, nơi hai ngày trước cũng đã diễn ra một đợt công kích mạnh mẽ nhằm vào phe nổi dậy.
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn lời một nhà hoạt động có mặt gần Douma cho biết thành phố này đã gần như trống rỗng, chỉ còn lác đác vài người ở lại.
Trong khi đó, giao tranh cũng nổ ra ở tỉnh Deir Ezzor gần biên giới Iraq. Quân nổi dậy đã phá hủy hai xe tăng của quân đội chính phủ.
Ở khu vực nông thôn gần tỉnh Aleppo phía Nam biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, người ta nghe thấy nhiều tiếng nổ trong đêm 2/7.
Tình hình căng thẳng khiến người Syria tiếp tục bỏ chạy sang các nước láng giềng lánh nạn.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong ngày 2/7 đã có gần 300 người Syria, trong đó có cả một số sỹ quan quân đội, vượt biên giới sang Thổ Nhĩ Kỳ tị nạn. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ đang đón nhận hơn 35.000 người tị nạn Syria.
Theo một số nguồn tin, tính đến ngày 1/7 đã có 12 tướng lĩnh quân đội Syria đào ngũ, chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ tị nạn.
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tiếp tục căng thẳng sau vụ quân đội Syria bắn hạ một máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng trước.
Ngày 2/7, Ankara thông báo đã điều động sáu máy bay chiến đấu F-16 xuất kích nhằm phản ứng lại ba vụ máy bay trực thăng Syria tiếp cận biên giới hai nước.
Cuối tuần qua, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã điều động binh sỹ và khí tài hướng về biên giới với Syria. Thủ tướng nước này Tayyip Erdogan nói rằng luật về can dự của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã được thay đổi và bất cứ lực lượng Syria nào tiếp cận biên giới, được xem là gây đe dọa, sẽ trở thành mục tiêu tấn công.
Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen lại cố gắng làm nhẹ những quan ngại về sự điều động quân đội của Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO.
Tại một cuộc họp báo ở Brussels (Bỉ), khi được hỏi liệu có nguy cơ dẫn tới một cuộc đối đầu giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, ông Rasmussen cho rằng điều này không có khả năng, đồng thời đánh giá cao việc Ancara đã thể hiện sự kiềm chế.
Theo Tổng thư ký NATO, việc Thổ Nhĩ Kỳ có những động thái cần thiết để bảo vệ lãnh thổ và người dân là "rất bình thường."
Cộng đồng quốc tế tiếp tục những nỗ lực ngoại giao nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng đẫm máu tại Syria mà theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (trụ sở tại Anh) đã làm hơn 16.500 người thiệt mạng kể từ tháng Ba năm ngoái.
Ngày 2/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã có cuộc họp kín thảo luận về tình hình Trung Đông, trong đó nổi bật là vấn đề Syria.
Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Navi Pillay nói rằng bạo lực ở Syria đang ngày càng trở thành xung đột phe phái.
Trong bối cảnh Liên hợp quốc đang cân nhắc về tương lai của phái bộ quan sát viên ở Syria, bà Pilay nhấn mạnh Liên hợp quốc cần "ủng hộ và tăng cường" phái bộ này để có thể giám sát hiệu quả các sự kiện.
Bà Pilay cũng mạnh mẽ chỉ trích luồng vũ khí đang được đưa vào Syria khiến bạo lực gia tăng. Bà Pilay không nói rõ nguồn gốc số vũ khí này từ đâu, nhưng nhấn mạnh rằng bằng mọi giá phải ngăn chặn tình trạng quân sự hóa cuộc khủng hoảng Syria.
Ngày 2/7, Hãng thông tấn SPA dẫn lời tuyên bố của Chính phủ Arập Xêút cho biết nước này đã kêu gọi cộng đồng quốc tế phải có "những biện pháp kiên quyết" nhằm chấm dứt tình trạng đổ máu tại Syria.
Tuyên bố nhấn mạnh: "Arập Xêút kêu gọi cộng đồng quốc tế có những biện pháp kiên quyết nhằm chặn đứng tình trạng tàn sát người dân Syria," đồng thời kêu gọi “ấn định cụ thể khung thời gian” cho việc thực hiện kế hoạch hòa bình của phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan, yêu cầu các bên ngừng bắn ngay lập tức và rút quân khỏi các khu vực thành phố.
Trong một diễn biến liên quan, một quan chức Mỹ ngày 2/7 cho biết một kế hoạch mới về cuộc chuyển giao chính trị ở Syria đã "đảm bảo chắn chắn" với phe đối lập rằng Tổng thống Átxát sẽ không hiện diện trong giới lãnh đạo mới của nước này.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland, kế hoạch của đặc phái viên Annan được nhất trí tại Hội nghị ở Geneva cuối tuần qua có một điều kiện là các thành viên của chính phủ chuyển giao điều hành Syria phải nhận được "sự đồng thuận chung."
Trả lời báo giới, bà Nulan nói: "Vì thế theo quan điểm của chúng tôi,... không thể có khả năng An-Átxát và bạn bè của ông ta... có thể đạt tiêu chuẩn về đồng thuận chung."
Các thành viên của phe đối lập Syria ở nước ngoài hôm qua đã họp kín tại Cairo (Ai Cập) nhằm đưa ra một tầm nhìn chung.
Tổng thư ký AL Nabil al-Arabi, chủ tọa hội nghị hai ngày với sự tham dự của khoảng 250 nhân vật đối lập, đã kêu gọi các phe phái đối lập đoàn kết thống nhất để "không bỏ lỡ cơ hội."
Trợ lý của đặc phái viên Annan, Nasser al-Qudwa cũng cho rằng phe đối lập ở Syria cần thống nhất quan điểm cũng như hành động nếu muốn giành được sự tin tưởng của người dân./.
(TTXVN)