Nếu ví giao thông Hà Nội như một cơ thể sống thì cơ thể ấy liên tiếp đã phải oằn mình lên cơn sốt bởi những “phát kiến”, những thử nghiệm của một số đơn vị thi công. Hồi đầu năm, bài toán bịt – mở, dựng rào các ngã tư chưa hết khiến người Hà Nội “toát mồ hôi” thì mới đây nhất, giải pháp dựng một loạt đảo giao thông trên điểm nút vành đai 3 – Hà Đông lại ngay lập tức đẩy cả một con đường dài mấy kilomet vào cảnh ùn tắc trong hơn ba tiếng đồng hồ.
Trong bối cảnh ấy, người dân, cứ giờ cao điểm, lại nơm nớp lo, không biết ngày hôm nay có “thử nghiệm” gì mới mẻ trên mình “cơ thể sống” giao thông hay không.
Khi những phép thử phản tác dụng
Chiều tối ngày 7 và cả suốt buổi sáng ngày 8/9 vừa qua, những người thường xuyên lưu thông qua khu vực nút giao thông vành đai 3 – Hà Đông – Khuất Duy Tiến đã phải dầm mình nhiều giờ đồng hồ dưới cơn mưa tầm tã chỉ vì giải pháp lắp đặt các đảo giao thông mới được thực hiện tại đây.
Vào thời điểm trên, gần như toàn bộ đường Trần Phú hướng từ Hà Đông ra Hà Nội bị “đông cứng” bởi hàng trăm phương tiện đang cố nhích dần lên từng centimet. Tình trạng này kéo dài suốt trong hơn 5 giờ đồng hồ buổi sáng ngày 8/9. Phải mất đến hơn một giờ đồng hồ, anh Nguyễn Trình Nam (Văn Quán, Hà Đông) mới có thể thoát ra khỏi biển người. Vừa thở phào, anh vừa cho hay, đây là lần đầu tiên anh chứng kiến cảnh ùn tắc “kinh hoàng” như vậy ở khu vực Hà Đông. Điều khiến anh bực bội nhất là, sự việc trên bắt nguồn từ một “phát kiến” nhằm giải tỏa áp lực giao thông của Ban quản lý dự án Thăng Long, đơn vị chủ thầu công trình.
“Họ dựng ra một loạt đảo giao thông khiến đường bỗng dưng bị thu hẹp lại. Toàn bộ các phương tiện thành ra bị kẹt cứng chỉ bởi ý tưởng này,” anh Nam bức xúc.
Anh cũng cho hay, ngày hôm qua, anh đã phải hủy hẹn với một khách hàng quan trọng do “vướng” phải cách “phân luồng mới”.
Ngay lập tức, chúng tôi đã liên lạc với ông ông Phạm Thanh Bình, Phó tổng Giám đốc Ban quản lý Dự án Thăng Long. Ông Bình cho biết: “Theo thiết kế, bốn đảo vầng trăng có tác dụng dẫn hướng và phân làn trong nút giao thông Khuất Duy Tiến – Phạm Hùng. Tuy nhiên, trong quá trình phân làn nhằm đảm bảo chống ùn tắc giao thông không phù hợp với thực tế được nên chỉ mang tính thử nghiệm. Số đảo giao thông này đã được tháo dỡ trong ngày 8/9.”
Thượng úy Nguyễn Đức Tuấn, Đội cảnh sát giao thông số 3 thường xuyên chốt trực ở điểm nút này cho hay, thậm chí khi ngã tư này đã được “giải phóng” các đảo giao thông phụ thì cách đặt đảo chính hiện nay vẫn là rất bất hợp lý.
“Đảo này lệch hoàn toàn khỏi tâm nút ngã tư. Vì vậy, vào những giờ cao điểm, các dòng phương tiện sẽ xung đột với nhau, khiến tình trạng ùn tắc là khó tránh,” anh Tuấn khẳng định.
Cần giải pháp tổng thể
Trước đó, cũng rất nhiều lần, giao thông Hà Nội “khốn đốn” vì những sáng kiến giao thông kiểu này. Từ tháng 4/2009, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã phân luồng lại giao thông trên nhiều tuyến phố: dùng dải phân cách cứng bịt ngã ba, ngã tư, sau đó mở ngã rẽ mới, cách nút giao cắt cũ chừng 100-200 mét... Phương án này tỏ ra hiệu quả vào thời gian đầu khi thí điểm vào các tháng học sinh nghỉ hè.
Tuy nhiên, bắt đầu từ đầu tháng 9/2009, khi học sinh nhập trường, hàng loạt điểm ùn tắc mới, nghiêm trọng hơn đã phát sinh, giao thông hỗn loạn tại các ngã rẽ mới. Ngay sau đó không lâu, một số hàng rào “bịt” ngã tư lại được mở ra vì không đạt được hiệu quả cần thiết.
“Không thể cứ mang ngã ba, ngã tư và những điểm nút trọng điểm ra để thử nghiệm bởi như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng tôi,” anh Nam bày tỏ.
Đánh giá về các giải pháp “nóng” nhằm hạ áp lực giao thông Hà Nội hiện nay, ông Khuất Việt Hùng, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý Giao thông vận tải (Trường Đại học Giao thông vận tải) cho hay, thử nghiệm mà không thông tin rộng rãi sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân.
Dẫn ví dụ vụ ùn tắc “kinh hoàng” hơn 5 giờ đồng hồ tại điểm nút Hà Đông – Khuất Duy Tiến sáng 8/9, ông Hùng khẳng định: “Hiện nay, ở nước ta, quy hoạch về quản lý và tổ chức giao thông vẫn bị coi nhẹ. Vì vậy, nhiều phương án phân làn, bịt ngã tư thường ‘lệch’ về cảm tính, hay chú trọng đến tính thẩm mĩ mà chưa có những tính toán khoa học. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả xấu là giao thông trở nên lộn xộn ngay sau khi phân làn,” ông Hùng cho hay.
Ông Hùng cũng nhấn mạnh: “Hầu hết tiêu chuẩn thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị ở nước ta hiện nay đều lấy ô tô làm chuẩn mà không quan tâm đến các phương thức vận tải khác.”
Cũng theo ông Hùng, muốn giao thông Hà Nội được “giảm tải” một cách bền vững thì chúng ta phải chú trọng đến vấn đề đầu tư hạ tầng như tàu điện ngầm, đường sắt, cầu vượt… Bên cạnh đó, cơ bản nhất, Hà Nội phải quy hoạch và phát triển hoàn thiện các trục đường hướng tâm cũng như các trục đường vành đai nhằm phân tải giao thông hợp lý./.
Trong bối cảnh ấy, người dân, cứ giờ cao điểm, lại nơm nớp lo, không biết ngày hôm nay có “thử nghiệm” gì mới mẻ trên mình “cơ thể sống” giao thông hay không.
Khi những phép thử phản tác dụng
Chiều tối ngày 7 và cả suốt buổi sáng ngày 8/9 vừa qua, những người thường xuyên lưu thông qua khu vực nút giao thông vành đai 3 – Hà Đông – Khuất Duy Tiến đã phải dầm mình nhiều giờ đồng hồ dưới cơn mưa tầm tã chỉ vì giải pháp lắp đặt các đảo giao thông mới được thực hiện tại đây.
Vào thời điểm trên, gần như toàn bộ đường Trần Phú hướng từ Hà Đông ra Hà Nội bị “đông cứng” bởi hàng trăm phương tiện đang cố nhích dần lên từng centimet. Tình trạng này kéo dài suốt trong hơn 5 giờ đồng hồ buổi sáng ngày 8/9. Phải mất đến hơn một giờ đồng hồ, anh Nguyễn Trình Nam (Văn Quán, Hà Đông) mới có thể thoát ra khỏi biển người. Vừa thở phào, anh vừa cho hay, đây là lần đầu tiên anh chứng kiến cảnh ùn tắc “kinh hoàng” như vậy ở khu vực Hà Đông. Điều khiến anh bực bội nhất là, sự việc trên bắt nguồn từ một “phát kiến” nhằm giải tỏa áp lực giao thông của Ban quản lý dự án Thăng Long, đơn vị chủ thầu công trình.
“Họ dựng ra một loạt đảo giao thông khiến đường bỗng dưng bị thu hẹp lại. Toàn bộ các phương tiện thành ra bị kẹt cứng chỉ bởi ý tưởng này,” anh Nam bức xúc.
Anh cũng cho hay, ngày hôm qua, anh đã phải hủy hẹn với một khách hàng quan trọng do “vướng” phải cách “phân luồng mới”.
Ngay lập tức, chúng tôi đã liên lạc với ông ông Phạm Thanh Bình, Phó tổng Giám đốc Ban quản lý Dự án Thăng Long. Ông Bình cho biết: “Theo thiết kế, bốn đảo vầng trăng có tác dụng dẫn hướng và phân làn trong nút giao thông Khuất Duy Tiến – Phạm Hùng. Tuy nhiên, trong quá trình phân làn nhằm đảm bảo chống ùn tắc giao thông không phù hợp với thực tế được nên chỉ mang tính thử nghiệm. Số đảo giao thông này đã được tháo dỡ trong ngày 8/9.”
Thượng úy Nguyễn Đức Tuấn, Đội cảnh sát giao thông số 3 thường xuyên chốt trực ở điểm nút này cho hay, thậm chí khi ngã tư này đã được “giải phóng” các đảo giao thông phụ thì cách đặt đảo chính hiện nay vẫn là rất bất hợp lý.
“Đảo này lệch hoàn toàn khỏi tâm nút ngã tư. Vì vậy, vào những giờ cao điểm, các dòng phương tiện sẽ xung đột với nhau, khiến tình trạng ùn tắc là khó tránh,” anh Tuấn khẳng định.
Cần giải pháp tổng thể
Trước đó, cũng rất nhiều lần, giao thông Hà Nội “khốn đốn” vì những sáng kiến giao thông kiểu này. Từ tháng 4/2009, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã phân luồng lại giao thông trên nhiều tuyến phố: dùng dải phân cách cứng bịt ngã ba, ngã tư, sau đó mở ngã rẽ mới, cách nút giao cắt cũ chừng 100-200 mét... Phương án này tỏ ra hiệu quả vào thời gian đầu khi thí điểm vào các tháng học sinh nghỉ hè.
Tuy nhiên, bắt đầu từ đầu tháng 9/2009, khi học sinh nhập trường, hàng loạt điểm ùn tắc mới, nghiêm trọng hơn đã phát sinh, giao thông hỗn loạn tại các ngã rẽ mới. Ngay sau đó không lâu, một số hàng rào “bịt” ngã tư lại được mở ra vì không đạt được hiệu quả cần thiết.
“Không thể cứ mang ngã ba, ngã tư và những điểm nút trọng điểm ra để thử nghiệm bởi như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng tôi,” anh Nam bày tỏ.
Đánh giá về các giải pháp “nóng” nhằm hạ áp lực giao thông Hà Nội hiện nay, ông Khuất Việt Hùng, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý Giao thông vận tải (Trường Đại học Giao thông vận tải) cho hay, thử nghiệm mà không thông tin rộng rãi sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân.
Dẫn ví dụ vụ ùn tắc “kinh hoàng” hơn 5 giờ đồng hồ tại điểm nút Hà Đông – Khuất Duy Tiến sáng 8/9, ông Hùng khẳng định: “Hiện nay, ở nước ta, quy hoạch về quản lý và tổ chức giao thông vẫn bị coi nhẹ. Vì vậy, nhiều phương án phân làn, bịt ngã tư thường ‘lệch’ về cảm tính, hay chú trọng đến tính thẩm mĩ mà chưa có những tính toán khoa học. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả xấu là giao thông trở nên lộn xộn ngay sau khi phân làn,” ông Hùng cho hay.
Ông Hùng cũng nhấn mạnh: “Hầu hết tiêu chuẩn thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị ở nước ta hiện nay đều lấy ô tô làm chuẩn mà không quan tâm đến các phương thức vận tải khác.”
Cũng theo ông Hùng, muốn giao thông Hà Nội được “giảm tải” một cách bền vững thì chúng ta phải chú trọng đến vấn đề đầu tư hạ tầng như tàu điện ngầm, đường sắt, cầu vượt… Bên cạnh đó, cơ bản nhất, Hà Nội phải quy hoạch và phát triển hoàn thiện các trục đường hướng tâm cũng như các trục đường vành đai nhằm phân tải giao thông hợp lý./.
Sơn Bách - Mạnh Hùng (Vietnam+)