Tuy đạt được những kết quả về phát triển kinh tế-xã hội nhưng nếu phân tích hiệu hoạt động thì có thể đánh giá các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều tồn tại, cần phải điều chỉnh, tái cấu trúc để nâng cao hiệu quả hơn nữa.
Đây là nhận định của phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Trình, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế-Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước,” diễn ra ngày 20/10 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo do Trường Đại học Kinh tế - Luật phối hợp với Công ty cổ phần Tri thức doanh nghiệp Quốc tế tổ chức.
Theo phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Trình, con đường ngắn nhất để thiết lập lại kỷ luật thị trường đối với các doanh nghiệp nhà nước là cổ phần hóa. Do đó, trước mắt, Nhà nước cần kiên quyết đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cho dù có phải thu hồi vốn đầu tư với mức thấp nhất nhưng sẽ mang lại hiệu quả thị trường cao nhất.
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Huy nhận định tái cấu trúc nền kinh tế thông qua nội dung chủ lực tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước là thể hiện quyết tâm kinh tế, chính trị rất quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và sử dụng tài nguyên hợp lý, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Ông Huy đặc biệt lưu ý một số điểm trong tái cấu trúc như cần nhanh chóng loại bỏ tình trạng kinh doanh ngoài ngành, đầu tư dàn trải và kém hiệu quả, đảm bảo vai trò dẫn dắt nền kinh tế của doanh nghiệp nhà nước; cần tập trung vào việc sắp xếp, điều chỉnh lại hoạt động đầu tư ngoài ngành; kiên trì, nhất quán xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác; cần rạch ròi giữa chức năng công ích và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước…
Đồng ý với nhận định trên, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Luân cũng cho rằng cần phải tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nướ, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty Nhà nước.
Hội thảo “Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước” quy tụ 150 đại biểu là các chuyên gia, nhà nghiên cứu, quản lý kinh tế và các doanh nhân cùng tham gia thảo luận, trao đổi, đưa ra những vấn đề lý luận về doanh nghiệp nhà nước, vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn hiện nay; sự cần thiết phải tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và đề xuất, kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm tái cơ cấu các doanh nghiệp này, nâng cao vai trò, hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước./.
Đây là nhận định của phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Trình, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế-Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước,” diễn ra ngày 20/10 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo do Trường Đại học Kinh tế - Luật phối hợp với Công ty cổ phần Tri thức doanh nghiệp Quốc tế tổ chức.
Theo phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Trình, con đường ngắn nhất để thiết lập lại kỷ luật thị trường đối với các doanh nghiệp nhà nước là cổ phần hóa. Do đó, trước mắt, Nhà nước cần kiên quyết đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cho dù có phải thu hồi vốn đầu tư với mức thấp nhất nhưng sẽ mang lại hiệu quả thị trường cao nhất.
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Huy nhận định tái cấu trúc nền kinh tế thông qua nội dung chủ lực tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước là thể hiện quyết tâm kinh tế, chính trị rất quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và sử dụng tài nguyên hợp lý, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Ông Huy đặc biệt lưu ý một số điểm trong tái cấu trúc như cần nhanh chóng loại bỏ tình trạng kinh doanh ngoài ngành, đầu tư dàn trải và kém hiệu quả, đảm bảo vai trò dẫn dắt nền kinh tế của doanh nghiệp nhà nước; cần tập trung vào việc sắp xếp, điều chỉnh lại hoạt động đầu tư ngoài ngành; kiên trì, nhất quán xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác; cần rạch ròi giữa chức năng công ích và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước…
Đồng ý với nhận định trên, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Luân cũng cho rằng cần phải tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nướ, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty Nhà nước.
Hội thảo “Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước” quy tụ 150 đại biểu là các chuyên gia, nhà nghiên cứu, quản lý kinh tế và các doanh nhân cùng tham gia thảo luận, trao đổi, đưa ra những vấn đề lý luận về doanh nghiệp nhà nước, vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn hiện nay; sự cần thiết phải tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và đề xuất, kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm tái cơ cấu các doanh nghiệp này, nâng cao vai trò, hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước./.
Hà Huy Hiệp (TTXVN)