Diễn biễn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã được 10 nhân chứng lịch sử tái hiện lại trong buổi tọa đàm: “30 tháng 4 - Mùa xuân đại thắng” diễn ra chiều 21/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Buổi tọa đàm do Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức với sự tham dự của đông đảo học sinh, sinh viên ngành văn hóa-xã hội.
Những nhân chứng lịch sử của buổi tọa đàm, có người là tham mưu quân sự, thẩm phán chế độ Sài Gòn, có người là cán bộ dân vận, tăng ni Phật tử, linh mục... nhưng tất cả trở thành một khối thống nhất trong tình yêu quê hương, đất nước.
Chính họ - những người thuộc lực lượng ngầm do các cơ quan dân vận, công vận, trí vận, binh vận dày công xây dựng, đã thầm lặng hoạt động cách mạng ngay trong lòng địch - góp phần quyết định đến việc giải phóng Sài Gòn trong nguyên vẹn, hòa bình.
Ông Triệu Quốc Mạnh, nguyên là thẩm phán chế độ Sài Gòn, người mà chính phủ Dương Văn Minh mời làm Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia Thủ đô Sài Gòn và tỉnh Gia Định đã đứng về phía Cách mạng, thả tù chính trị bị ngụy quyền Sài Gòn bắt giam.
Ni sư trưởng Tịnh xá Ngọc Phương tâm sự: “Nước Việt Nam là của dân tộc Việt Nam, Mỹ-ngụy phải rút khỏi Việt Nam. Trong thắng lợi chung của dân tộc, các chức sắc tôn giáo đã góp phần không nhỏ vào việc vận động giáo dân tham gia vào các phong trào đòi hòa bình, thả tù chính trị, phong trào học sinh sinh viên, phụ nữ đòi quyền sống.”
Ông Huỳnh Văn Cang, nguyên cán bộ Thành uỷ, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Trong các phương pháp để phát động quần chúng tấn công thì phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng là phương pháp hay, hiệu quả.
Trước 30/4/1975, có rất nhiều dân khu vực Tây Nguyên và miền Trung di tản và cư trú tại khu vực cư xá Lữ Gia, trường đua Phú Thọ-Sài Gòn. Đây là bộ phận nếu được gợi ý, vận động sẽ sẵn sàng đi theo cách mạng và cùng tham gia giác ngộ binh lính sỹ quan chính quyền Dương Văn Minh.
Nhóm đối tượng khác thuộc diện “trốn lính,” “lính trốn” vốn tụ tập thành số đông, chất chứa căm hờn với chế độ cũ, sẵn sàng bỏ súng đứng về phía nhân dân.
Với lá cờ đỏ sao vàng, cờ mặt trận và loa phóng thanh, ông Cang và những đồng chí của mình đã giác ngộ cho nhiều đối tượng bỏ súng, tháo lon hàm cùng chiến đấu với nhân dân và cùng nhân dân hưởng niềm vui thống nhất đất nước...
Để chuẩn bị cho chiến thắng 30/4 lịch sử, từ ngày 26/4/1975, các quân đoàn chủ lực đã đồng loạt tiến về Sài Gòn với nhiệm vụ tiến chiếm các cơ quan trọng yếu của chính quyền Sài Gòn.
Buổi tọa đàm do Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức với sự tham dự của đông đảo học sinh, sinh viên ngành văn hóa-xã hội.
Những nhân chứng lịch sử của buổi tọa đàm, có người là tham mưu quân sự, thẩm phán chế độ Sài Gòn, có người là cán bộ dân vận, tăng ni Phật tử, linh mục... nhưng tất cả trở thành một khối thống nhất trong tình yêu quê hương, đất nước.
Chính họ - những người thuộc lực lượng ngầm do các cơ quan dân vận, công vận, trí vận, binh vận dày công xây dựng, đã thầm lặng hoạt động cách mạng ngay trong lòng địch - góp phần quyết định đến việc giải phóng Sài Gòn trong nguyên vẹn, hòa bình.
Ông Triệu Quốc Mạnh, nguyên là thẩm phán chế độ Sài Gòn, người mà chính phủ Dương Văn Minh mời làm Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia Thủ đô Sài Gòn và tỉnh Gia Định đã đứng về phía Cách mạng, thả tù chính trị bị ngụy quyền Sài Gòn bắt giam.
Ni sư trưởng Tịnh xá Ngọc Phương tâm sự: “Nước Việt Nam là của dân tộc Việt Nam, Mỹ-ngụy phải rút khỏi Việt Nam. Trong thắng lợi chung của dân tộc, các chức sắc tôn giáo đã góp phần không nhỏ vào việc vận động giáo dân tham gia vào các phong trào đòi hòa bình, thả tù chính trị, phong trào học sinh sinh viên, phụ nữ đòi quyền sống.”
Ông Huỳnh Văn Cang, nguyên cán bộ Thành uỷ, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Trong các phương pháp để phát động quần chúng tấn công thì phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng là phương pháp hay, hiệu quả.
Trước 30/4/1975, có rất nhiều dân khu vực Tây Nguyên và miền Trung di tản và cư trú tại khu vực cư xá Lữ Gia, trường đua Phú Thọ-Sài Gòn. Đây là bộ phận nếu được gợi ý, vận động sẽ sẵn sàng đi theo cách mạng và cùng tham gia giác ngộ binh lính sỹ quan chính quyền Dương Văn Minh.
Nhóm đối tượng khác thuộc diện “trốn lính,” “lính trốn” vốn tụ tập thành số đông, chất chứa căm hờn với chế độ cũ, sẵn sàng bỏ súng đứng về phía nhân dân.
Với lá cờ đỏ sao vàng, cờ mặt trận và loa phóng thanh, ông Cang và những đồng chí của mình đã giác ngộ cho nhiều đối tượng bỏ súng, tháo lon hàm cùng chiến đấu với nhân dân và cùng nhân dân hưởng niềm vui thống nhất đất nước...
Để chuẩn bị cho chiến thắng 30/4 lịch sử, từ ngày 26/4/1975, các quân đoàn chủ lực đã đồng loạt tiến về Sài Gòn với nhiệm vụ tiến chiếm các cơ quan trọng yếu của chính quyền Sài Gòn.
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 chính là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa tiến công của năm quân đoàn chủ lực và sự nổi dậy của các lực lượng vũ trang, chính trị trong nội thành Sài Gòn./.
Trần Xuân Tình (Vietnam+)