Nữ tài phiệt ngành khai mỏ Australia Gina Rinehart, cảnh báo nước này cần cắt giảm chi phí trong kinh doanh để có thể duy trì sức cạnh tranh và tránh kịch bản khủng hoảng kiểu châu Âu.
Tài phiệt ngành quặng sắt, Chủ tịch Công ty Hancock Prospecting và hiện là người phụ nữ giàu nhất thế giới, nói mọi người sẽ không mua các sản phẩm của Australia “chỉ vì chúng ta là những người dễ mến.”
“Họ sẽ chỉ mua sản phẩm của chúng ta nếu chúng ta giữ được chi phí thấp,” bà nói trong lễ ra mắt cuốn sách của mình Miền Bắc Australia và Then Some," tại Sydney tối 22/11.
Bà cũng cho biết điều khiến bà thật sự quan ngại là tính cạnh tranh về chi phí trong ngành này vì ngành khai mỏ không bán ở thị trường địa phương, mà là trên thế giới.
Các dự án khai mỏ ở Australia gặp nhiều khó khăn vì điều kiện kinh tế yếu kém ở châu Âu và Mỹ, tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và sự cạnh tranh gia tăng từ các nhà sản xuất khác.
Giá quặng sắt, một nguyên liệu thiết yếu trong ngành sản xuất thép, đã rớt mạnh trong vài tháng qua khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, trong khi giá than, một ngành hàng xuất khẩu lớn khác của Australia, cũng giảm.
Rinehart nói bà cũng quan ngại về môi trường kinh doanh cho các công ty Australia, trong những nhận xét trên hãng tin Fairfax Media mà bà là một cổ đông lớn. “Chúng tôi không muốn thấy nước Australia tiếp tục khuynh hướng này, các nhà đầu tư nản chí vì những chính sách tồi tệ, thậm chí là thù địch, quá ít người hiểu những vấn đề trong khi nước Australia đang sắp trở thành một Hy Lạp, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha nữa," bà nói như vậy.
Rinehart trước đó đã chỉ trích các loại thuế đánh vào ngành khai quặng và việc tạo ra carbon của chính phủ, cũng như mức lương quá cao khiến nước Australia “trở nên quá đắt đỏ và thiếu tính cạnh tranh,” dẫn tới những sự chỉ trích từ Bộ trưởng tài chính Wayne Swan về các chiến dịch “ích kỷ” của bà.
Tài phiệt ngành quặng sắt, Chủ tịch Công ty Hancock Prospecting và hiện là người phụ nữ giàu nhất thế giới, nói mọi người sẽ không mua các sản phẩm của Australia “chỉ vì chúng ta là những người dễ mến.”
“Họ sẽ chỉ mua sản phẩm của chúng ta nếu chúng ta giữ được chi phí thấp,” bà nói trong lễ ra mắt cuốn sách của mình Miền Bắc Australia và Then Some," tại Sydney tối 22/11.
Bà cũng cho biết điều khiến bà thật sự quan ngại là tính cạnh tranh về chi phí trong ngành này vì ngành khai mỏ không bán ở thị trường địa phương, mà là trên thế giới.
Các dự án khai mỏ ở Australia gặp nhiều khó khăn vì điều kiện kinh tế yếu kém ở châu Âu và Mỹ, tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và sự cạnh tranh gia tăng từ các nhà sản xuất khác.
Giá quặng sắt, một nguyên liệu thiết yếu trong ngành sản xuất thép, đã rớt mạnh trong vài tháng qua khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, trong khi giá than, một ngành hàng xuất khẩu lớn khác của Australia, cũng giảm.
Rinehart nói bà cũng quan ngại về môi trường kinh doanh cho các công ty Australia, trong những nhận xét trên hãng tin Fairfax Media mà bà là một cổ đông lớn. “Chúng tôi không muốn thấy nước Australia tiếp tục khuynh hướng này, các nhà đầu tư nản chí vì những chính sách tồi tệ, thậm chí là thù địch, quá ít người hiểu những vấn đề trong khi nước Australia đang sắp trở thành một Hy Lạp, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha nữa," bà nói như vậy.
Rinehart trước đó đã chỉ trích các loại thuế đánh vào ngành khai quặng và việc tạo ra carbon của chính phủ, cũng như mức lương quá cao khiến nước Australia “trở nên quá đắt đỏ và thiếu tính cạnh tranh,” dẫn tới những sự chỉ trích từ Bộ trưởng tài chính Wayne Swan về các chiến dịch “ích kỷ” của bà.
Trần Trọng (Vietnam+)