Bất chấp những lời kêu gọi sau vụ xả sung kinh hoàng ở Colorado vừa qua, Mỹ vẫn không có sự sẵn sàng về chính trị để chấm dứt tình trạng sa lầy kéo dài lâu nay quanh vấn đề kiểm soát việc sử dụng súng. Sát thủ ở Aurora đã mua 4 khẩu súng một cách hợp pháp, gồm một khẩu súng trường tấn công và một băng đạn đặc biệt cho phép bắn bắn 50-60 viên đạn mỗi phút. Trong 8 tuần, y cũng mua qua Internet 6.300 viên đạn, với 3.000 viên cho khẩu súng trường AR-15 và 3.000 viên khác cho 2 khẩu Glocks và 300 viên cho một khẩu súng bắn đạn ghém. Khi những người bán súng kiểm tra lý lịch sát thủ theo yêu cầu của bang Colorado, họ chẳng thấy nghi vấn gì bởi James Holmes, 24 tuổi, chẳng phạm tội gì lớn ngoại trừ một vé phạt chạy quá tốc độ. Hôm thứ Sáu tuần trước, tay súng đã vào một rạp chiếu phim Batman mới nhất vào lúc nửa đêm và vãi đạn vào các khán giả, làm 12 người thiệt mạng, 58 người bị thương chỉ sau mấy phút.
Quyền tự do của người Mỹ? Vụ thảm sát Aurora là sự kiện mới nhất trong hàng loạt vụ nổ súng kinh hoàng ở Mỹ, gồm vụ tại trường đại học công nghệ Virginia hồi năm 2007 làm 32 người chết và vụ khác xảy ra hồi năm ngoái ở Tucson, Arizona, khiến 6 người thiệt mạng, khiến nghị sĩ Gabby Giffords phải giành giật sự sống trong bệnh viện. Những người cổ súy cho việc kiểm soát súng nói rằng Mỹ dễ xảy ra thảm sát bằng súng hơn các nước khác, bởi luật pháp ở nhiều bang chưa đủ mạnh. "Ai đó cần phải làm gì đó về chuyện này" - Thị trưởng New York Michael Bloomberg nói. Ông đã kêu gọi việc kiểm tra kỹ hơn lý lịch của người mua súng. Nghị sĩ Frank Lautenberg, một thành viên đảng Dân chủ ở New Jersey, đã có kế hoạch đề xuất dự luận sẽ khiến các tay súng khó có thể bắn nhiều phát trước khi phải thay đạn. "Chúng ta phải đối mặt với thực tế rằng các thảm kịch kiểu này sẽ còn tái diễn, chừng nào chúng ta chưa làm gì đó liên quan tới hệ thống luật quản lý súng lỏng lẻo của mình" - ông nói.
Quyền tự do của người Mỹ? Vụ thảm sát Aurora là sự kiện mới nhất trong hàng loạt vụ nổ súng kinh hoàng ở Mỹ, gồm vụ tại trường đại học công nghệ Virginia hồi năm 2007 làm 32 người chết và vụ khác xảy ra hồi năm ngoái ở Tucson, Arizona, khiến 6 người thiệt mạng, khiến nghị sĩ Gabby Giffords phải giành giật sự sống trong bệnh viện. Những người cổ súy cho việc kiểm soát súng nói rằng Mỹ dễ xảy ra thảm sát bằng súng hơn các nước khác, bởi luật pháp ở nhiều bang chưa đủ mạnh. "Ai đó cần phải làm gì đó về chuyện này" - Thị trưởng New York Michael Bloomberg nói. Ông đã kêu gọi việc kiểm tra kỹ hơn lý lịch của người mua súng. Nghị sĩ Frank Lautenberg, một thành viên đảng Dân chủ ở New Jersey, đã có kế hoạch đề xuất dự luận sẽ khiến các tay súng khó có thể bắn nhiều phát trước khi phải thay đạn. "Chúng ta phải đối mặt với thực tế rằng các thảm kịch kiểu này sẽ còn tái diễn, chừng nào chúng ta chưa làm gì đó liên quan tới hệ thống luật quản lý súng lỏng lẻo của mình" - ông nói.
Tuy nhiên đề xuất luật của ông đã vấp phải sự phản ứng mạnh từ Quốc hội và nếu Tổng thống Barack Obama nêu vấn đề kiểm soát súng trong giai đoạn hiện nay, nó sẽ chẳng khác nào hành động tự sát về mặt chính trị. Vài chiến địa quan trọng trong cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến diễn ra trong tháng 11 tới, như Ohio, Pennsylvania và Virginia, có đông cử tri thích súng đạn. Họ không muốn quyền được sở hữu súng của bản thân, vốn ghi trong hiến pháp Mỹ, bị xâm phạm. "Quan điểm của Tổng thống là chúng ta có thể tiến hành các biện pháp nhất định để cách ly súng đạn khỏi tay những kẻ không nên có chúng dưới các điều luật hiện hành" - Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney nói khi Obama tới Colorado để tưởng niệm các nạn nhân Aurora. Các nhóm vận động hành lang cho súng, dẫn đầu bởi Hiệp hội Súng Quốc gia (NRA), đều rất nhiều tiền và là một thế lực nhiều ảnh hưởng ở Washington. Các nhóm này nói rằng những kẻ điên rồ mới làm điều điên loạn và tuyên bố việc đè nén các quyền tự do cơ bản của người Mỹ sẽ chẳng mang lại điều gì. Trong động thái ủng hộ nhóm bảo vệ súng, Thống đốc Colorado John Hickenlooper nói rằng Holmes là một gã "hết sức thông minh," biết cách chế tạo bom và sẽ tìm được cách khác để giết người. "Hắn ta có thể tìm thấy thuốc nổ hoặc thứ gì khác như hơi độc chẳng hạn. Hắn sẽ làm điều gì đó để gây ra thảm cảnh kinh hoàng" - Hickenlooper nói. Thượng nghị sĩ John McCain cũng nói rằng các vụ nổ súng kinh hoàng có thể xảy ra ở mọi nơi, không chỉ trên đất Mỹ. "Kẻ gây ra vụ thảm sát ở Na Uy sống trong một đất nước có quy định kiểm soát vũ khí rất chặt. Nhưng y vẫn có được các công cụ cần thiết để giết nhiều người" - McCain nói. "Luật súng của Mỹ hiện thật khó chấp nhận" Những người khuyến khích kiểm soát súng đã không chấp nhận những lời giải thích đó. Họ nói rằng cần phải cấm vũ khí tấn công và các băng đạn cỡ lớn. Ngoài ra chính quyền phải tăng cường luật để khi những cá nhân "có vấn đề" xuất hiện tại các cửa hàng bán súng, người ta có thể biết và cảnh giác với chúng. "Chúng ta không cần thay đổi luật. Chúng ta chỉ cần một số sửa đổi. Có những lỗ hổng cho phép anh bán súng cho khách hàng mà không cần kiểm tra lý lịch tại một hội chợ súng. 40% các khẩu súng đã được bán theo cách đó, tương tự là Internet" - Bloomberg nói - "Chúng ta phải sửa chữa theo hướng các bang phải gửi hồ sơ về những kẻ có vấn đề liên quan tới thần kinh, từng bị khởi tố... vào kho hồ sơ trung ương. Bằng cách đó, khi ai đó muốn bán súng, họ có thể dễ dàng kiểm tra hồ sơ. Nếu không có dữ liệu về khách mua súng thì chuyện chẳng mang lại điều gì tốt đẹp cả."
Một cửa hàng bán súng tại Mỹ (Nguồn: AFP)
Ed Perlmutter, một nghị sĩ Dân chủ ở Colorado, cho CNN biết nước Mỹ nên xem xét kỹ vì sao Holmes có thể mua quá nhiều đạn qua Internet mà không gây nghi vấn gì. Nhưng bất chấp những lời kêu gọi thay đổi, Charles Ramsey, ủy viên Sở cảnh sát Philadelphia cho biết chắc chắn sẽ chẳng có gì diễn ra. "Người ta sẽ bàn thảo rất nhiều và cả tranh luận nữa. Nhưng rồi chuyện sẽ dần nhạt đi, giống như những lần khác đã từng xảy ra" - ông nói. Đây cũng là quan điểm của tờ Washington Post trong bài xã luận đăng vào cuối tuần. "Chúng tôi không kỳ vọng vụ thảm sát sẽ dẫn tới sự xiết chặt luật lệ. Chúng tôi hiểu bầu không khí chính trị hiện nay" - tờ báo viết, trước khi đưa ra kết luận buồn bã - "Luật súng của Mỹ hiện thật khó chấp nhận"./.
Linh Vũ (Vietnam+)