Các trận đấu của vòng chung kết Giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO 2012) sẽ diễn ra trên tám sân vận động ở Ba Lan và Ukraine.
Xin giới thiệu tóm tắt về tám Sân vận động này:1- Sân vận động Quốc gia Warsaw: nằm bên bờ sông Visla thơ mộng, khánh thành năm 1955 và được xây mới vào thời kỳ 2009-2011 nhân vòng chung kết EURO 2012, gồm 58.500 chỗ ngồi, có mái che di động, sẽ tổ chức Lễ khai mạc vòng chung kết EURO 2012 và 5 trận đấu gồm trận khai mạc giữa Ba Lan và Hy Lạp ngày 8/6, 2 trận khác của vòng đấu bảng A (Ba Lan-Nga ngày 12/6 và Hy Lạp-Nga ngày 16/6), trận tứ kết ngày 21/6 và trận bán kết ngày 28/6.
Xin giới thiệu tóm tắt về tám Sân vận động này:1- Sân vận động Quốc gia Warsaw: nằm bên bờ sông Visla thơ mộng, khánh thành năm 1955 và được xây mới vào thời kỳ 2009-2011 nhân vòng chung kết EURO 2012, gồm 58.500 chỗ ngồi, có mái che di động, sẽ tổ chức Lễ khai mạc vòng chung kết EURO 2012 và 5 trận đấu gồm trận khai mạc giữa Ba Lan và Hy Lạp ngày 8/6, 2 trận khác của vòng đấu bảng A (Ba Lan-Nga ngày 12/6 và Hy Lạp-Nga ngày 16/6), trận tứ kết ngày 21/6 và trận bán kết ngày 28/6.
2- Sân vận động Wroslaw: mới được xây dựng từ tháng 4/2009, có 42.800 chỗ ngồi, sẽ tổ chức ba trận đấu bảng A (Nga-Séc ngày 8/6, Hy Lạp-Séc ngày 12/6 và Séc-Ba Lan ngày16/6), với nhiều nhà thờ và công trình kiến trúc cổ kính nên được Liên minh châu Âu (EU) coi là "Thủ đô Văn hóa" châu Âu năm 2016 tới.
3- Sân vận động thành phố cảng Poznan: được xây dựng năm 1968 và mãi đến năm 1980 mới khánh thành và tổ chức trận đấu đầu tiên, là sân riêng của câu lạc bộ "Lex" từng 6 lần giành chức Vô địch Ba Lan, 5 lần đoạt Cúp và Siêu cúp bóng đá quốc gia. Năm 2003 Sân vận động này được cải tạo-nâng cấp lên 43.300 chỗ ngồi và có mái che di động. Tại đây sẽ diễn ra ba trận đấu bảng C gồm Ireland-Croatia ngày 10/6, Italy-Croatia ngày 14/6 và Italy-Ireland ngày 18/6.
4- Sân vận động Arena-Gdansk: sân bóng của thành phố cảng cùng tên được xây dựng gần 3 năm và khánh thành tháng 9/2011, có sức chứa 43.600 người, tại đây sẽ diễn ra ba trận đấu bảng C gồm Tây Ban Nha-Italy ngày 10/6, Tây Ban Nha-Ireland ngày 14/6 và Croatia-Tây Ban Nha ngày 18/6 cùng một trận tứ kết ngày 22/6.
5- Sân vận động Olympic Kiev: Sân vận động của thủ đô Kiev cổ kính và tuyệt đẹp đã được khánh thành ngày 22/6/1946, chậm 30 năm so với kế hoạch do hai cuộc chiến tranh thế giới, sau 20 năm đã được nâng cấp và có thể chứa 100.000 khán giả, lần nâng cấp tiếp theo vào năm 2011 trở nên hiện đại hơn, nhưng chỉ còn sức chứa 60.000 người. Tại đây sẽ diễn ra trận chung kết vào ngày 1/7 cùng 3 trận đấu bảng D (Ukraine-Thụy Điển ngày 11/6, Anh-Thụy Điển ngày 15/6 và Pháp-Thụy Điển ngày 19/6) và một trận tứ kết.
6- Sân vận động Metallist Kharkov: Trong lịch sử 85 năm tồn tại Sân vận động của thủ đô đầu tiên Ukraine-thành phố Kháccốp ở phía Đông, đã trải qua 4 đời câu lạc bộ gồm Traktor, Dzherzhinets, Avangard và Metallist, có sức chứa được nâng từ 10.000 lên 35.000 người nhân vòng chung kết EURO 2012, sẽ tổ chức 3 trận đấu bảng B gồm Hà Lan-Đan Mạch ngày 9/6, Hà Lan-Đức ngày 15/6 và Bồ Đào Nha-Hà Lan ngày 19/6.
7- Sân vận động Donbas-Arena của thành phố Donetsk: là nơi câu lạc bộ Sachchor đặt "đại bản doanh", có sức chứa 50.000 người, sẽ tổ chức 3 trận đấu bảng D gồm Pháp-Anh ngày 11/6, Pháp-Ukraine ngày 15/6 và Anh-Ukraine ngày 19/6 cùng trận tứ kết ngày 23/6 và trận bán kết ngày 27/6.
8- Sân vận động Arena-Lvov: Sân vận động hiện đại của thành phố Lvov được coi là "Thủ đô miền Tây" Ukraine với nhiều danh thắng và công trình kiến trúc nổi tiếng, được khánh thành cuối tháng 11/2011, có 30.000 chỗ ngồi. Tại đây sẽ diễn ra 3 trận đấu bảng B gồm Đức-Bồ Đào Nha ngày 9/6, Đan Mạch-Bồ Đào Nha ngày 15/6 và Đan Mạch-Đức ngày 19/6. Sau vòng chung kết EURO 2012, Arena-Lvov sẽ được giao cho câu lạc bộ Karpaty quản lý.
(TTXVN)