Chiều 5/6, tân Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã tuyên thệ nhậm chức, đánh dấu kỷ lục ba lần giữ chức Thủ tướng trong lịch sử nước này.
Với thắng lợi lớn trong cuộc tổng tuyển cử ngày 11/5 của Đảng Liên đoàn Hồi giáo Pakistan (PML-N) do ông đứng đầu, Thủ tướng Sharif lên điều hành một chính phủ mới mà không cần liên minh với đảng nào.
Trước đó, trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội vào chiều cùng ngày, ông Nawaz Sharif đã được bầu làm Thủ tướng Pakistan với đa số phiếu tán thành.
Trong bài phát biểu đầu tiên tại Quốc hội sau khi được bầu làm thủ tướng, ông Sharif đã yêu cầu Mỹ chấm dứt các cuộc không kích bằng máy bay không người lái tại các khu vực bộ lạc ở miền Tây Bắc Pakistan, giáp giới với Afghanistan, đồng thời cho biết chính phủ của ông sẽ tham vấn với tất cả các chính đảng để đi tới một "kế hoạch hành động chung" nhằm chấm dứt các vụ không kích bằng máy bay không người lái dọc biên giới với Afghanistan.
Theo một thống kê của Anh, có tới 3.587 người đã bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tại Pakistan kể từ năm 2004.
Ngoài ra, ông Sharif còn cam kết vực dậy nền kinh tế suy sụp của Pakistan và giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng. Các nhà phân tích cho rằng chính phủ của Thủ tướng Sharif sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn như bạo lực sắc tộc, hành động cực đoan, tình trạng thiếu điện kinh niên, nền kinh tế gần kiệt quệ, quan hệ khá căng với Mỹ...; trong đó việc xây dựng quan hệ với Ấn Độ sẽ là thách thức lớn nhất đối với ông Sharif.
Thủ tướng Sharif sẽ đưa nhiệm vụ phục hồi kinh tế và tài chính vào trọng tâm chương trình hành động của nhiệm kỳ mới. Để phục hồi kinh tế, tân Chính phủ Pakistan phải bắt đầu từ khâu cải cách thuế khóa và đại tu các công ty điện lực để đủ điện cho sản xuất đồng thời chặn đứng tình trạng thất thoát ngân quỹ nhà nước.
Hiện chỉ có chưa đến 1 triệu người trong số 180 triệu dân Pakistan đóng thuế thu nhập, do đó cải cách thuế là việc cần tiến hành nhanh chóng. Thâm hụt tài chính đã lên tới gần 8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và phần lớn nguồn thu của chính phủ phải dùng để trợ cấp cho lĩnh vực điện - hiện chỉ đáp ứng hơn một nửa nhu cầu.
Pakistan sẽ phải tìm cách phát triển thêm các nhà máy thủy điện, nhiệt điện thay vì phải phụ thuộc vào dầu đốt nhập khẩu với giá đắt đỏ đồng thời cũng cần phải ngăn chặn tình trạng ăn cắp điện, thất thoát điện bằng cách cải tiến mạng lưới truyền tải và phân phối kém hiệu quả.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán kinh tế Pakistan tăng trưởng 3,5% trong tài khóa 2012-2013 so với mức cao nhất là 9% của năm 2004, trong khi đồng rupi mất giá khoảng 40% so với đồng USD kể từ năm 2008.
Tình trạng xuất khẩu giảm sút và gánh nặng nợ nần khiến dự trữ ngoại hối của Pakistan giảm gần một nửa, xuống còn 6,5 tỷ USD trong cuối tháng 5 vừa qua, chỉ đủ trang trải nhu cầu nhập khẩu hàng hóa trong 5 tuần./.
Với thắng lợi lớn trong cuộc tổng tuyển cử ngày 11/5 của Đảng Liên đoàn Hồi giáo Pakistan (PML-N) do ông đứng đầu, Thủ tướng Sharif lên điều hành một chính phủ mới mà không cần liên minh với đảng nào.
Trước đó, trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội vào chiều cùng ngày, ông Nawaz Sharif đã được bầu làm Thủ tướng Pakistan với đa số phiếu tán thành.
Trong bài phát biểu đầu tiên tại Quốc hội sau khi được bầu làm thủ tướng, ông Sharif đã yêu cầu Mỹ chấm dứt các cuộc không kích bằng máy bay không người lái tại các khu vực bộ lạc ở miền Tây Bắc Pakistan, giáp giới với Afghanistan, đồng thời cho biết chính phủ của ông sẽ tham vấn với tất cả các chính đảng để đi tới một "kế hoạch hành động chung" nhằm chấm dứt các vụ không kích bằng máy bay không người lái dọc biên giới với Afghanistan.
Theo một thống kê của Anh, có tới 3.587 người đã bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tại Pakistan kể từ năm 2004.
Ngoài ra, ông Sharif còn cam kết vực dậy nền kinh tế suy sụp của Pakistan và giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng. Các nhà phân tích cho rằng chính phủ của Thủ tướng Sharif sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn như bạo lực sắc tộc, hành động cực đoan, tình trạng thiếu điện kinh niên, nền kinh tế gần kiệt quệ, quan hệ khá căng với Mỹ...; trong đó việc xây dựng quan hệ với Ấn Độ sẽ là thách thức lớn nhất đối với ông Sharif.
Thủ tướng Sharif sẽ đưa nhiệm vụ phục hồi kinh tế và tài chính vào trọng tâm chương trình hành động của nhiệm kỳ mới. Để phục hồi kinh tế, tân Chính phủ Pakistan phải bắt đầu từ khâu cải cách thuế khóa và đại tu các công ty điện lực để đủ điện cho sản xuất đồng thời chặn đứng tình trạng thất thoát ngân quỹ nhà nước.
Hiện chỉ có chưa đến 1 triệu người trong số 180 triệu dân Pakistan đóng thuế thu nhập, do đó cải cách thuế là việc cần tiến hành nhanh chóng. Thâm hụt tài chính đã lên tới gần 8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và phần lớn nguồn thu của chính phủ phải dùng để trợ cấp cho lĩnh vực điện - hiện chỉ đáp ứng hơn một nửa nhu cầu.
Pakistan sẽ phải tìm cách phát triển thêm các nhà máy thủy điện, nhiệt điện thay vì phải phụ thuộc vào dầu đốt nhập khẩu với giá đắt đỏ đồng thời cũng cần phải ngăn chặn tình trạng ăn cắp điện, thất thoát điện bằng cách cải tiến mạng lưới truyền tải và phân phối kém hiệu quả.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán kinh tế Pakistan tăng trưởng 3,5% trong tài khóa 2012-2013 so với mức cao nhất là 9% của năm 2004, trong khi đồng rupi mất giá khoảng 40% so với đồng USD kể từ năm 2008.
Tình trạng xuất khẩu giảm sút và gánh nặng nợ nần khiến dự trữ ngoại hối của Pakistan giảm gần một nửa, xuống còn 6,5 tỷ USD trong cuối tháng 5 vừa qua, chỉ đủ trang trải nhu cầu nhập khẩu hàng hóa trong 5 tuần./.
(TTXVN)