Từ năm 2004 (từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 36 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài) đến nay, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài của Thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh triển khai và tổ chức thực hiện cụ thể Nghị quyết 36, góp phần nâng nhận thức và quan tâm của cả hệ thống chính trị và xã hội đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Các hoạt động nhằm tiếp cận rộng rãi hơn với người Việt Nam ở nước ngoài được tăng cường, cũng như mở rộng việc hướng dẫn, hỗ trợ, nối kết người Việt Nam ở nước ngoài với trong nước và ngược lại.
Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập ủy ban, ngày 8/6, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài của Thành phố Hồ Chí Minh, Phan Thám cho biết, công tác tập hợp, nối kết Việt kiều, đặc biệt là trí thức và doanh nghiệp Việt kiều, được chú trọng, cùng với Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài còn có Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật Việt kiều, Hiệp hội Doanh nghiệp Việt kiều được thành lập; phát hành tập sách “Kiều bào và Quê hương”, lập trang web và bản tin về công tác kiều bào; tổ chức các buổi họp mặt, thăm viếng kiều bào, hội trại thanh niên Việt kiều…
Ủy ban phối hợp với các cơ quan chức năng về thuế, hải quan, tư pháp, xuất nhập cảnh… tổ chức gặp gỡ, đối thoại nhằm giúp kiều bào tìm hiểu về luật pháp, chính sách mới, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc; thành lập trung tâm hỗ trợ pháp lý và trang web tư vấn, trợ giúp dịch vụ pháp lý cho kiều bào…
Riêng về kinh tế, với các chủ trương, chính sách hợp lý và được tạo nhiều điều kiện thuận lợi, Việt kiều đã về nước làm ăn, sản xuất kinh doanh, đóng góp để xây dựng đất nước.
Hiện có 2.508 doanh nghiệp Việt kiều đăng ký kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn điều lệ gần 37.000 tỷ đồng, 117 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn 275,24 triệu USD. Chỉ tính tại Khu Công nghệ cao thành phố đã có 10 dự án của kiều bào đầu tư với tổng vốn gần 158 triệu USD. Trong 30 năm qua, các ngân hàng tại thành phố cũng đã thu hút trên 20 tỷ USD kiều hối, chiếm trên 60% lượng kiều hối cả nước./.
Các hoạt động nhằm tiếp cận rộng rãi hơn với người Việt Nam ở nước ngoài được tăng cường, cũng như mở rộng việc hướng dẫn, hỗ trợ, nối kết người Việt Nam ở nước ngoài với trong nước và ngược lại.
Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập ủy ban, ngày 8/6, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài của Thành phố Hồ Chí Minh, Phan Thám cho biết, công tác tập hợp, nối kết Việt kiều, đặc biệt là trí thức và doanh nghiệp Việt kiều, được chú trọng, cùng với Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài còn có Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật Việt kiều, Hiệp hội Doanh nghiệp Việt kiều được thành lập; phát hành tập sách “Kiều bào và Quê hương”, lập trang web và bản tin về công tác kiều bào; tổ chức các buổi họp mặt, thăm viếng kiều bào, hội trại thanh niên Việt kiều…
Ủy ban phối hợp với các cơ quan chức năng về thuế, hải quan, tư pháp, xuất nhập cảnh… tổ chức gặp gỡ, đối thoại nhằm giúp kiều bào tìm hiểu về luật pháp, chính sách mới, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc; thành lập trung tâm hỗ trợ pháp lý và trang web tư vấn, trợ giúp dịch vụ pháp lý cho kiều bào…
Riêng về kinh tế, với các chủ trương, chính sách hợp lý và được tạo nhiều điều kiện thuận lợi, Việt kiều đã về nước làm ăn, sản xuất kinh doanh, đóng góp để xây dựng đất nước.
Hiện có 2.508 doanh nghiệp Việt kiều đăng ký kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn điều lệ gần 37.000 tỷ đồng, 117 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn 275,24 triệu USD. Chỉ tính tại Khu Công nghệ cao thành phố đã có 10 dự án của kiều bào đầu tư với tổng vốn gần 158 triệu USD. Trong 30 năm qua, các ngân hàng tại thành phố cũng đã thu hút trên 20 tỷ USD kiều hối, chiếm trên 60% lượng kiều hối cả nước./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)