Qua bốn năm triển khai (2006-2010), với sự hỗ trợ và hợp tác tích cực của các đối tác Pháp ngữ, “Đề án tăng cường giảng dạy tiếng Pháp” (Valofrase) đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Đề án đã góp phần duy trì, củng cố và phát triển việc giảng dạy Pháp ngữ tại ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Mô hình hợp tác mới hiệu quả này cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
Đây là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa tại hội nghị do Ủy ban Khu vực Điều phối Đề án tăng cuờng giảng dạy tiếng Pháp (Valofrase) tổ chức nhằm chuẩn bị giai đoạn hai của Valofrase, diễn ra ngày 23/6 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại hội nghị, các báo cáo viên nhận xét, chương trình vẫn còn gặp những trở ngại như phương thức quản lý vẫn còn nặng nề, không có những đại diện cấu trúc vùng trong khi đã có các chuyển đổi các kỹ năng theo hướng có lợi cho các tỉnh, thiếu hụt nguồn nhân lực ở các cấp độ.
Các đại biểu cho rằng, để phát triển tiếng Pháp, cần theo đuổi xu hướng đối tác đa phương, giảm số luợng mục tiêu, duy trì sự quan tâm đến các chương trình chính, dự kiến các hoạt động để phát triển môi trường cộng đồng Pháp ngữ, tập hợp các hoạt động phát huy tiếng Pháp theo khẩu hiệu Valofrase, thiết lập hệ thống theo dõi, đánh giá các chỉ số cho phép đánh giá chất lượng học tập.
Bà Trần Thị Mai Yến, Giám đốc Trung tâm Pháp ngữ Khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Thành phố HCM cho biết, giai đoạn hai của Valofrase sẽ cung cấp cho học sinh, phụ huynh thêm thông tin về những lợi ích của việc học tiếng Pháp như tăng cơ hội kiếm việc làm cho các bạn sinh viên sau khi ra trường./.
Đề án đã góp phần duy trì, củng cố và phát triển việc giảng dạy Pháp ngữ tại ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Mô hình hợp tác mới hiệu quả này cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
Đây là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa tại hội nghị do Ủy ban Khu vực Điều phối Đề án tăng cuờng giảng dạy tiếng Pháp (Valofrase) tổ chức nhằm chuẩn bị giai đoạn hai của Valofrase, diễn ra ngày 23/6 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại hội nghị, các báo cáo viên nhận xét, chương trình vẫn còn gặp những trở ngại như phương thức quản lý vẫn còn nặng nề, không có những đại diện cấu trúc vùng trong khi đã có các chuyển đổi các kỹ năng theo hướng có lợi cho các tỉnh, thiếu hụt nguồn nhân lực ở các cấp độ.
Các đại biểu cho rằng, để phát triển tiếng Pháp, cần theo đuổi xu hướng đối tác đa phương, giảm số luợng mục tiêu, duy trì sự quan tâm đến các chương trình chính, dự kiến các hoạt động để phát triển môi trường cộng đồng Pháp ngữ, tập hợp các hoạt động phát huy tiếng Pháp theo khẩu hiệu Valofrase, thiết lập hệ thống theo dõi, đánh giá các chỉ số cho phép đánh giá chất lượng học tập.
Bà Trần Thị Mai Yến, Giám đốc Trung tâm Pháp ngữ Khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Thành phố HCM cho biết, giai đoạn hai của Valofrase sẽ cung cấp cho học sinh, phụ huynh thêm thông tin về những lợi ích của việc học tiếng Pháp như tăng cơ hội kiếm việc làm cho các bạn sinh viên sau khi ra trường./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)