Sau 15 năm thi hành Luật Khoáng sản, việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn cả nước ngày càng được thực hiện chặt chẽ, đúng theo quy định của pháp luật, tuân thủ quy hoạch khoáng sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương.
Cũng trong 15 năm qua, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 461 giấy phép khai thác khoáng sản, 761 giấy phép thăm dò khoáng sản cho các tổ chức và cá nhân. Hiện còn trên 100 giấy phép thăm dò khoáng sản đang thi công thăm dò.
Nhìn chung, các tổ chức cá nhân được cấp phép thăm dò đều chấp hành nghiêm chỉnh đề án, thi công đúng diện tích, khối lượng theo quy định giấy phép thăm dò. Trường hợp thay đổi khối lượng thi công đều có ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
Theo thống kê của 51/63 tỉnh, thành phố, tính đến tháng 7 năm nay có tới 4.398 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực và đang hoạt động. Trong đó có 3.578 giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; 784 giấy phép khai thác nằm ngoài quy hoạch khoáng sản cả nước và 36 giấy phép khai thác tận thu.
Một số địa phương cấp phép khai thác với số lượng lớn như Nghệ An 290 giấy phép, Hà Tĩnh 204, Thanh Hóa 196, Bình Thuận 184, Cao Bằng 130 giấy phép...
Đặc biệt, có tới 226 dự án thăm dò và khai thác được cấp phép đối với một số khoáng sản quan trọng như đá vôi ximăng, quặng bauxit, quặng titan-zircon, quặng sắt, đá vôi trắng.
Riêng quặng bauxit phân bố ở khu vực Tây Nguyên dự báo khoảng 11 tỷ tấn, theo quy hoạch có 8 vùng quặng sẽ thăm dò chuẩn bị cho 8 dự án chế biến sâu, với tổng công suất 8,4 triệu tấn alumin/năm và nâng lên 18 triệu tấn/năm sau năm 2016.
Có 16 dự án thăm dò đang thực hiện và 3 dự án khai thác đang hoạt động; tổng trữ lượng cấp phép khai thác 126 triệu tấn quặng tinh, công suất 4,925 triệu tấn/năm.
Hiện Nhà máy Alumin Tân Rai công suất 650.000 tấn/năm đã đi vào hoạt động, còn Nhà máy Nhân Cơ sắp hoàn thành. Đây là 2 cơ sở quan trọng đặt nền móng cho việc hình thành ngành công nghiệp chế biến Alumin-Nhôm của Việt Nam.
Tuy vậy, theo nhận xét của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất Khoáng sản Nguyễn Đỗ Cảnh Dương: Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản nước ta phát triển còn ở mức thấp, nên chưa khai thác triệt để quặng nghèo và các thành phần có ích đi kèm trong quặng. Tài nguyên khoáng sản chưa được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao. Hoạt động khai thác khoáng sản cũng chưa gắn với các dự án chế biến sâu khoáng sản.
Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản hiện nay là những doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn về nguồn vốn và công nghệ, dẫn đến hạn chế về đầu tư chế biến sâu khoáng sản, bảo vệ môi trường, tận thu tối đa và tiết kiệm tài nguyên.
Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, nhất là đối với khoáng sản quý hiếm, khoáng sản kim loại, cát sỏi lòng sông còn xảy ra khá phức tạp ở các địa phương. Dẫn đến mất an toàn lao động, an ninh trật tự và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Việc xuất khẩu khoáng sản ở dạng nguyên liệu thô, mua bán, vận chuyển quặng trái phép vẫn tái diễn./.
Cũng trong 15 năm qua, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 461 giấy phép khai thác khoáng sản, 761 giấy phép thăm dò khoáng sản cho các tổ chức và cá nhân. Hiện còn trên 100 giấy phép thăm dò khoáng sản đang thi công thăm dò.
Nhìn chung, các tổ chức cá nhân được cấp phép thăm dò đều chấp hành nghiêm chỉnh đề án, thi công đúng diện tích, khối lượng theo quy định giấy phép thăm dò. Trường hợp thay đổi khối lượng thi công đều có ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
Theo thống kê của 51/63 tỉnh, thành phố, tính đến tháng 7 năm nay có tới 4.398 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực và đang hoạt động. Trong đó có 3.578 giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; 784 giấy phép khai thác nằm ngoài quy hoạch khoáng sản cả nước và 36 giấy phép khai thác tận thu.
Một số địa phương cấp phép khai thác với số lượng lớn như Nghệ An 290 giấy phép, Hà Tĩnh 204, Thanh Hóa 196, Bình Thuận 184, Cao Bằng 130 giấy phép...
Đặc biệt, có tới 226 dự án thăm dò và khai thác được cấp phép đối với một số khoáng sản quan trọng như đá vôi ximăng, quặng bauxit, quặng titan-zircon, quặng sắt, đá vôi trắng.
Riêng quặng bauxit phân bố ở khu vực Tây Nguyên dự báo khoảng 11 tỷ tấn, theo quy hoạch có 8 vùng quặng sẽ thăm dò chuẩn bị cho 8 dự án chế biến sâu, với tổng công suất 8,4 triệu tấn alumin/năm và nâng lên 18 triệu tấn/năm sau năm 2016.
Có 16 dự án thăm dò đang thực hiện và 3 dự án khai thác đang hoạt động; tổng trữ lượng cấp phép khai thác 126 triệu tấn quặng tinh, công suất 4,925 triệu tấn/năm.
Hiện Nhà máy Alumin Tân Rai công suất 650.000 tấn/năm đã đi vào hoạt động, còn Nhà máy Nhân Cơ sắp hoàn thành. Đây là 2 cơ sở quan trọng đặt nền móng cho việc hình thành ngành công nghiệp chế biến Alumin-Nhôm của Việt Nam.
Tuy vậy, theo nhận xét của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất Khoáng sản Nguyễn Đỗ Cảnh Dương: Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản nước ta phát triển còn ở mức thấp, nên chưa khai thác triệt để quặng nghèo và các thành phần có ích đi kèm trong quặng. Tài nguyên khoáng sản chưa được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao. Hoạt động khai thác khoáng sản cũng chưa gắn với các dự án chế biến sâu khoáng sản.
Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản hiện nay là những doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn về nguồn vốn và công nghệ, dẫn đến hạn chế về đầu tư chế biến sâu khoáng sản, bảo vệ môi trường, tận thu tối đa và tiết kiệm tài nguyên.
Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, nhất là đối với khoáng sản quý hiếm, khoáng sản kim loại, cát sỏi lòng sông còn xảy ra khá phức tạp ở các địa phương. Dẫn đến mất an toàn lao động, an ninh trật tự và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Việc xuất khẩu khoáng sản ở dạng nguyên liệu thô, mua bán, vận chuyển quặng trái phép vẫn tái diễn./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)