Australia hiện là nước đã hỗ trợ Việt Nam nhiều nhất trong lĩnh vực đào tạo đại học, sau đại học và đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. Nhiều cán bộ được đào tạo tại Australia hiện đang giữ những trọng trách quan trọng trong các cơ quan Chính phủ, các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga đã đánh giá như vậy tại “Diễn đàn Giáo dục tương lai Việt Nam – Australia,” do Phòng Thương mại Australia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức sáng nay, 10/11, tại Hà Nội.
Theo Thứ trưởng, hợp tác song phương giữa Việt Nam và Australia trong giáo dục và đào tạo đã phát triển cả chiều sâu và số lượng, đóng góp tích cực và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.
Hàng loạt dự án, chương trình hợp tác đã được hai bên triển khai rất hiệu quả, ví dụ như chương trình học bổng của Chính phủ Australia. Hiện nay, mỗi năm Australia cấp cho Việt Nam khoảng 225 học bổng, chiếm hơn 1/3 tổng số tiền viện trợ không hoàn lại mà Chính phủ Australia dành cho Việt Nam hàng năm.
Ngoài chương trình học bổng của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học, các viện nghiên cứu và các quỹ khác của Australia cũng đã tích cực cấp học bổng cho cán bộ và sinh viên Việt Nam đi học tập và nghiên cứu tại Australia.
Diễn đàn “Diễn đàn Giáo dục tương lai Việt Nam – Australia” được tổ chức nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai bên và đã thu hút sự tham gia của hàng chục đại diện các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các trường nghề của Việt Nam. Phía Australia có đại diện 21 trường đại học và các cơ sở đào tạo nghề tới tham dự.
Phát biểu khai mạc, ông Allaster Cox, Đại sứ Australia tại Việt Nam, nhấn mạnh diễn đàn này là cơ sở chung để hai bên xác định phương hướng trong tương lai về lĩnh vực giáo dục đào tạo, trong đó có lĩnh vực Việt Nam và Australia có kinh nghiệm chung và có lĩnh vực mỗi bên lại gặp thách thức, khó khăn khác nhau.
Vì vậy, diễn đàn sẽ đóng góp rất nhiều cho sự hiểu biết chung của hai nước về đào tạo, nhằm cung cấp hệ thống giáo dục chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu đang thay đổi về các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau./.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga đã đánh giá như vậy tại “Diễn đàn Giáo dục tương lai Việt Nam – Australia,” do Phòng Thương mại Australia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức sáng nay, 10/11, tại Hà Nội.
Theo Thứ trưởng, hợp tác song phương giữa Việt Nam và Australia trong giáo dục và đào tạo đã phát triển cả chiều sâu và số lượng, đóng góp tích cực và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.
Hàng loạt dự án, chương trình hợp tác đã được hai bên triển khai rất hiệu quả, ví dụ như chương trình học bổng của Chính phủ Australia. Hiện nay, mỗi năm Australia cấp cho Việt Nam khoảng 225 học bổng, chiếm hơn 1/3 tổng số tiền viện trợ không hoàn lại mà Chính phủ Australia dành cho Việt Nam hàng năm.
Ngoài chương trình học bổng của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học, các viện nghiên cứu và các quỹ khác của Australia cũng đã tích cực cấp học bổng cho cán bộ và sinh viên Việt Nam đi học tập và nghiên cứu tại Australia.
Diễn đàn “Diễn đàn Giáo dục tương lai Việt Nam – Australia” được tổ chức nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai bên và đã thu hút sự tham gia của hàng chục đại diện các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các trường nghề của Việt Nam. Phía Australia có đại diện 21 trường đại học và các cơ sở đào tạo nghề tới tham dự.
Phát biểu khai mạc, ông Allaster Cox, Đại sứ Australia tại Việt Nam, nhấn mạnh diễn đàn này là cơ sở chung để hai bên xác định phương hướng trong tương lai về lĩnh vực giáo dục đào tạo, trong đó có lĩnh vực Việt Nam và Australia có kinh nghiệm chung và có lĩnh vực mỗi bên lại gặp thách thức, khó khăn khác nhau.
Vì vậy, diễn đàn sẽ đóng góp rất nhiều cho sự hiểu biết chung của hai nước về đào tạo, nhằm cung cấp hệ thống giáo dục chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu đang thay đổi về các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau./.
Phạm Mai (Vietnam+)