Tìm kiếm và thực hiện các phương thức mới nhằm tăng cường năng lực tiếp cận và sử dụng hiệu quả các thiết bị y tế phục vụ con người là trọng tâm của diễn đàn do Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khai mạc ngày 9/9, tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.
Hôi nghị này thu hút các chuyên gia y tế hàng đầu đến từ 100 nước trên khắp thế giới.
Theo nghiên cứu mới của WHO, trên thị trường quốc tế hiện có tới 10.500 loại thiết bị y tế khác nhau. Tuy nhiên thực trạng sử dụng các thiết bị y tế ở 140 nước lại cho thấy có quá nhiều người bệnh trên thế giới không được hưởng lợi ích từ các thiết bị y tế này.
Theo số liệu của WHO, tổng doanh thu từ các thiết bị y tế đã lên tới 210 tỷ USD trong năm 2008, trong đó 4/5 là từ Mỹ và châu Âu. Tỷ lệ máy chụp cắt lớp trung bình ở các nước có thu nhập cao là một máy/64.900 dân trong khi ở các nước thu nhập thấp là 1/3,5 triệu người.
Cho đến nay có 10 nước trên thế giới vẫn không có máy xạ trị bệnh ung thư, vì vậy, trên 100 triệu người bệnh không được điều trị. Ngân sách chi cho y tế hàng năm của các nước cách nhau quá xa từ mức 7.000 USD/người ở các nước giàu so với mức 10 USD/người ở các nước nghèo.
WHO cảnh báo do ngân sách chi cho y tế quá thấp, có tới 40% số mũi tiêm cho người bệnh ở các nước nghèo là không an toàn. Hầu hết các thiết bị y tế ở các nước nghèo được nhập khẩu là các thiết bị đã qua sử dụng hoặc quyên tặng nên nhiều chức năng không đáng tin cậy và hệ thống thiết bị không được tiêu chuẩn hóa.
Tuy vậy, các điều kiện sử dụng thiết bị cũng như trình độ nhân viên vận hành thiết bị này ở các nước nghèo cũng rất hạn chế trong khi nhu cầu sử dụng thường quá tải…
Tổng Giám đốc WHO Margaret Chan nhấn mạnh ngành công nghiệp thiết bị y tế đã và đang hứa hẹn những triển vọng lớn và hấp dẫn cho ngành y tế thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, lợi ích lớn của các thiết bị y tế được phân phối rất không công bằng và không đồng đều./.
Hôi nghị này thu hút các chuyên gia y tế hàng đầu đến từ 100 nước trên khắp thế giới.
Theo nghiên cứu mới của WHO, trên thị trường quốc tế hiện có tới 10.500 loại thiết bị y tế khác nhau. Tuy nhiên thực trạng sử dụng các thiết bị y tế ở 140 nước lại cho thấy có quá nhiều người bệnh trên thế giới không được hưởng lợi ích từ các thiết bị y tế này.
Theo số liệu của WHO, tổng doanh thu từ các thiết bị y tế đã lên tới 210 tỷ USD trong năm 2008, trong đó 4/5 là từ Mỹ và châu Âu. Tỷ lệ máy chụp cắt lớp trung bình ở các nước có thu nhập cao là một máy/64.900 dân trong khi ở các nước thu nhập thấp là 1/3,5 triệu người.
Cho đến nay có 10 nước trên thế giới vẫn không có máy xạ trị bệnh ung thư, vì vậy, trên 100 triệu người bệnh không được điều trị. Ngân sách chi cho y tế hàng năm của các nước cách nhau quá xa từ mức 7.000 USD/người ở các nước giàu so với mức 10 USD/người ở các nước nghèo.
WHO cảnh báo do ngân sách chi cho y tế quá thấp, có tới 40% số mũi tiêm cho người bệnh ở các nước nghèo là không an toàn. Hầu hết các thiết bị y tế ở các nước nghèo được nhập khẩu là các thiết bị đã qua sử dụng hoặc quyên tặng nên nhiều chức năng không đáng tin cậy và hệ thống thiết bị không được tiêu chuẩn hóa.
Tuy vậy, các điều kiện sử dụng thiết bị cũng như trình độ nhân viên vận hành thiết bị này ở các nước nghèo cũng rất hạn chế trong khi nhu cầu sử dụng thường quá tải…
Tổng Giám đốc WHO Margaret Chan nhấn mạnh ngành công nghiệp thiết bị y tế đã và đang hứa hẹn những triển vọng lớn và hấp dẫn cho ngành y tế thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, lợi ích lớn của các thiết bị y tế được phân phối rất không công bằng và không đồng đều./.
(TTXVN/Vietnam+)