Quỹ đối tác về các hệ sinh thái trọng yếu (CEPF) vừa cho biết, sau bốn năm hoạt động, chương trình đầu tư của đơn vị này ở điểm nóng đa dạng sinh học Indo-Burma do BirdLife International thực hiện đã tài trợ gần 10 triệu USD cho 54 tổ chức xã hội dân sự ở Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, nhằm tăng cường thực hiện chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học và kế hoạch tái đầu tư mới.
Theo đó, số tiền trên sẽ được triển khai tại điểm nóng đa dạng sinh học ở các vùng đất liền của Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và một phần Nam Trung Quốc, sau khi chương trình đầu tư 5 năm ban đầu của CEPF dự định kết thúc vào tháng 6 năm 2013.
Mục đích của sự hỗ trợ này là góp phần hạn chế được việc ngắt quãng giữa các giai đoạn tài trợ, đảm bảo tính liên tục cho các nỗ lực bảo tồn, cũng như tận dụng được nguồn tài chính từ các tổ chức đã hỗ trợ cho chương trình tái đầu tư ở một trong những điểm nóng đa dạng sinh học đang bị đe dọa.
Ông Jonathan C. Eames, thành viên của Danh hiệu đế chế Anh (OBE), Quản lý dự án BirdLife/CEPF cho hay: “Tài trợ của CEPF là một nguồn hỗ trợ đặc biệt quan trọng, giúp cho các tổ chức xã hội dân sự thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học thực sự trong khu vực.”
Theo ông Eames, thì trong bối cảnh vài năm gần đây, một số nhà tài trợ quốc tế đã mất dần sự quan tâm đầu tư cho lĩnh vực bảo tồn, nếu thiếu sự hỗ trợ tài chính từ CEPF, chắc chắn số lượng các mục tiêu bảo tồn sẽ không đạt được nhiều như vậy.
Mặt khác, ông Eames cũng cho rằng các mối đe dọa mà đa dạng sinh học đang phải đối mặt trong khu vực đang tăng lên trong thời gian này và hỗ trợ từ CEPF, dù mang tính thực tế nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn. Do đó, cần tăng cường nguồn vốn, để giúp các tổ chức xã hội dân sự ở các vùng điểm nóng đa dạng sinh học, thực hiện tốt hơn công tác bảo tồn.
“Tuy nhiên, để thực hiện tốt chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học, cũng như đảm bảo cho chiến lược được triển khai lâu dài, ngoài nguồn kinh phí trên, cần có sự cam kết mạnh mẽ hơn giữa các chính phủ và cộng đồng quốc tế,” ông Eames nói./.
Theo đó, số tiền trên sẽ được triển khai tại điểm nóng đa dạng sinh học ở các vùng đất liền của Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và một phần Nam Trung Quốc, sau khi chương trình đầu tư 5 năm ban đầu của CEPF dự định kết thúc vào tháng 6 năm 2013.
Mục đích của sự hỗ trợ này là góp phần hạn chế được việc ngắt quãng giữa các giai đoạn tài trợ, đảm bảo tính liên tục cho các nỗ lực bảo tồn, cũng như tận dụng được nguồn tài chính từ các tổ chức đã hỗ trợ cho chương trình tái đầu tư ở một trong những điểm nóng đa dạng sinh học đang bị đe dọa.
Ông Jonathan C. Eames, thành viên của Danh hiệu đế chế Anh (OBE), Quản lý dự án BirdLife/CEPF cho hay: “Tài trợ của CEPF là một nguồn hỗ trợ đặc biệt quan trọng, giúp cho các tổ chức xã hội dân sự thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học thực sự trong khu vực.”
Theo ông Eames, thì trong bối cảnh vài năm gần đây, một số nhà tài trợ quốc tế đã mất dần sự quan tâm đầu tư cho lĩnh vực bảo tồn, nếu thiếu sự hỗ trợ tài chính từ CEPF, chắc chắn số lượng các mục tiêu bảo tồn sẽ không đạt được nhiều như vậy.
Mặt khác, ông Eames cũng cho rằng các mối đe dọa mà đa dạng sinh học đang phải đối mặt trong khu vực đang tăng lên trong thời gian này và hỗ trợ từ CEPF, dù mang tính thực tế nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn. Do đó, cần tăng cường nguồn vốn, để giúp các tổ chức xã hội dân sự ở các vùng điểm nóng đa dạng sinh học, thực hiện tốt hơn công tác bảo tồn.
“Tuy nhiên, để thực hiện tốt chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học, cũng như đảm bảo cho chiến lược được triển khai lâu dài, ngoài nguồn kinh phí trên, cần có sự cam kết mạnh mẽ hơn giữa các chính phủ và cộng đồng quốc tế,” ông Eames nói./.
Hùng Võ (Vietnam+)