Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo “Việc làm bền vững cho lao động di cư và các giải pháp tại nước phái cử,” nhằm bàn thảo về việc đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài, những giải pháp giúp người lao động có thể đảm bảo được tốt công việc và mức thu nhập tại nước ngoài.
Tham dự hội thảo có đại diện của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đại diện Bộ Lao động các nước trong khu vực ASEAN.
Mỗi năm, Việt Nam đưa khoảng 80.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài. Số lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài là 500.000 người, lượng kiều hối gửi về cho gia đình vào khoảng hơn 2 tỷ đồng/năm.
Các đại biểu dự Hội thảo đều cho rằng việc đưa lao động và chuyên gia đi làm việc tại nước ngoài đang được Chính phủ Việt Nam coi là một Chiến lược quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập, phân công lại lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, lao động Việt Nam còn yếu về ngoại ngữ, khó khăn trong giao tiếp. Nhiều loại hình lao động có thu nhập cao mà trên thế giới đang có nhu cầu như các ngành công nghệ cao, lao động trong các lĩnh vực khách sạn, thương mại… đòi hỏi người lao động được đào tạo kỹ năng phù hợp, ngoại ngữ mà hiện nay lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.
Ý thức tuân thủ pháp luật của lao động Việt Nam còn kém. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động chưa chú trọng đến việc quản lý lao động tại nước ngoài, chậm phát hiện và xử lý những vấn đề phát sinh đối với người lao động...
Để cải thiện tình hình này, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần phối hợp với các bộ, ngành hữu quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài; phát triển thị trường lao động ngoài nước; chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đồng thời, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần tăng cường công tác quản lý lao động tại nước ngoài; đấu tranh ngăn ngừa các hành vi, hoạt động bất hợp pháp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Đồng tình với những kiến nghị trên, các chuyên gia của ILO và đại diện của các nước trong khu vực ASEAN cho rằng, cần tăng cường sự liên kết giữa các nước trong khu vực, cả nước phái cử lao động và nước tiếp nhận lao động; tăng cường bảo vệ quyền lợi của người lao động làm việc tại nước ngoài trong cộng đồng khu vực ASEAN.
ASEAN cần hình thành một cam kết về lao động di cư trên cơ sở hợp tác liên quốc gia giữa các nước nhằm thực thi những chính sách về sau tuyển dụng và quyền của lao động di cư./.
Tham dự hội thảo có đại diện của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đại diện Bộ Lao động các nước trong khu vực ASEAN.
Mỗi năm, Việt Nam đưa khoảng 80.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài. Số lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài là 500.000 người, lượng kiều hối gửi về cho gia đình vào khoảng hơn 2 tỷ đồng/năm.
Các đại biểu dự Hội thảo đều cho rằng việc đưa lao động và chuyên gia đi làm việc tại nước ngoài đang được Chính phủ Việt Nam coi là một Chiến lược quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập, phân công lại lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, lao động Việt Nam còn yếu về ngoại ngữ, khó khăn trong giao tiếp. Nhiều loại hình lao động có thu nhập cao mà trên thế giới đang có nhu cầu như các ngành công nghệ cao, lao động trong các lĩnh vực khách sạn, thương mại… đòi hỏi người lao động được đào tạo kỹ năng phù hợp, ngoại ngữ mà hiện nay lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.
Ý thức tuân thủ pháp luật của lao động Việt Nam còn kém. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động chưa chú trọng đến việc quản lý lao động tại nước ngoài, chậm phát hiện và xử lý những vấn đề phát sinh đối với người lao động...
Để cải thiện tình hình này, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần phối hợp với các bộ, ngành hữu quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài; phát triển thị trường lao động ngoài nước; chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đồng thời, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần tăng cường công tác quản lý lao động tại nước ngoài; đấu tranh ngăn ngừa các hành vi, hoạt động bất hợp pháp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Đồng tình với những kiến nghị trên, các chuyên gia của ILO và đại diện của các nước trong khu vực ASEAN cho rằng, cần tăng cường sự liên kết giữa các nước trong khu vực, cả nước phái cử lao động và nước tiếp nhận lao động; tăng cường bảo vệ quyền lợi của người lao động làm việc tại nước ngoài trong cộng đồng khu vực ASEAN.
ASEAN cần hình thành một cam kết về lao động di cư trên cơ sở hợp tác liên quốc gia giữa các nước nhằm thực thi những chính sách về sau tuyển dụng và quyền của lao động di cư./.
Phúc Hằng (TTXVN)