Một trong những giải pháp được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và các doanh nghiệp chế biến cá tra thống nhất đưa ra để đẩy mạnh thị trường xuất khẩu trong năm 2011 là tăng giá xuất khẩu trung bình thông qua quản lý giá sàn xuất khẩu.
VASEP và 20 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu (tính theo doanh số) đã thống nhất giá xuất khẩu cá tra tối thiểu cho các thị trường trong tháng 1/2011 là 3 USD/kg (đối với cá tra fillet trimmed, net weight 100%, FOB any port in Việt Nam) và 2,05 USD/kg (đối với cá tra fillet untrimmed, net weight 100%, FOB any port in Việt Nam).
Bên cạnh giải pháp trên, VASEP cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần ổn định sản lượng nguyên liệu, bảo đảm cung-cầu; tăng cường quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn sản phẩm và đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại.
VASEP cũng đề nghị các doanh nghiệp tuân thủ các quy định của các thị trường về mức mạ băng (đóng tuyết) tối đa cũng như quy định mức mạ băng tối đa của Việt Nam là 20%.
Ngoài ra, việc mạ băng cần được xem xét cả ở khía cạnh bảo quản lẫn gian lận thương mại.
Một số thị trường như Mỹ không chấp nhận sản phẩm tính cả mạ băng, do đó việc nhiều công ty thương mại mặc dù không có khả năng xuất khẩu vào Mỹ (do lệnh áp thuế chống bán phá giá hiện nay) vẫn chào bán cá tra có mạ băng 10%, 20% khiến họ xem đây là hành vi gian lận thương mại.
Hiện cả nước có khoảng 100 nhà máy chế biến cá tra, nhưng có tới hơn 200 doanh nghiệp thương mại tham gia thị trường xuất khẩu, trong khi các quy định hiện nay chưa đủ hiệu lực để kiểm soát việc các doanh nghiệp này gây hỗn loạn trên thị trường; do đó rất cần thống nhất về biện pháp xử lý đối với những công ty này.
Năm 2010, giá trị xuất khẩu cá tra ước đạt 1,39 tỷ USD, giảm so với kế hoạch.
Theo các chuyên gia ngành thủy sản, yếu tố chính cản trở cá tra chạm đích 1,5 tỷ USD là giá xuất khẩu chưa cao, chỉ đạt 2,14 USD/kg, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2009 và chất lượng cá tra xuất khẩu không ổn định./.
VASEP và 20 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu (tính theo doanh số) đã thống nhất giá xuất khẩu cá tra tối thiểu cho các thị trường trong tháng 1/2011 là 3 USD/kg (đối với cá tra fillet trimmed, net weight 100%, FOB any port in Việt Nam) và 2,05 USD/kg (đối với cá tra fillet untrimmed, net weight 100%, FOB any port in Việt Nam).
Bên cạnh giải pháp trên, VASEP cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần ổn định sản lượng nguyên liệu, bảo đảm cung-cầu; tăng cường quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn sản phẩm và đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại.
VASEP cũng đề nghị các doanh nghiệp tuân thủ các quy định của các thị trường về mức mạ băng (đóng tuyết) tối đa cũng như quy định mức mạ băng tối đa của Việt Nam là 20%.
Ngoài ra, việc mạ băng cần được xem xét cả ở khía cạnh bảo quản lẫn gian lận thương mại.
Một số thị trường như Mỹ không chấp nhận sản phẩm tính cả mạ băng, do đó việc nhiều công ty thương mại mặc dù không có khả năng xuất khẩu vào Mỹ (do lệnh áp thuế chống bán phá giá hiện nay) vẫn chào bán cá tra có mạ băng 10%, 20% khiến họ xem đây là hành vi gian lận thương mại.
Hiện cả nước có khoảng 100 nhà máy chế biến cá tra, nhưng có tới hơn 200 doanh nghiệp thương mại tham gia thị trường xuất khẩu, trong khi các quy định hiện nay chưa đủ hiệu lực để kiểm soát việc các doanh nghiệp này gây hỗn loạn trên thị trường; do đó rất cần thống nhất về biện pháp xử lý đối với những công ty này.
Năm 2010, giá trị xuất khẩu cá tra ước đạt 1,39 tỷ USD, giảm so với kế hoạch.
Theo các chuyên gia ngành thủy sản, yếu tố chính cản trở cá tra chạm đích 1,5 tỷ USD là giá xuất khẩu chưa cao, chỉ đạt 2,14 USD/kg, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2009 và chất lượng cá tra xuất khẩu không ổn định./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)