Báo cáo của tổ chức nhân đạo DARA cảnh báo nếu thế giới thất bại trong nỗ lực đối phó với tác động của biến đổi khí hậu, thì sẽ có hơn 100 triệu người bị thiệt mạng và tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ bị cắt giảm 3,2% vào năm 2030.
Theo báo cáo trên, tình trạng ấm lên toàn cầu do tác động của khí thải gây hiệu ứng nhà kính, mức nước biển dâng lên và các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt sẽ đe dọa đến cuộc sống của hàng triệu người dân.
Số liệu thống kê cho thấy hàng năm có tới 5 triệu người chết do ô nhiễm không khí, nạn đói và bệnh tật vì tác động của biến đổi khí hậu và lượng khí thải CO2 quá lớn. Nếu các loại nhiên liệu hóa thạch thải nhiều khí thải có hại tiếp tục được sử dụng, số người chết có thể lên tới 6 triệu người vào năm 2030.
Bên cạnh đó, báo cáo của DARA chỉ ra rằng tình trạng biến đổi khí hậu sẽ khiến GDP toàn cầu hàng năm giảm 1,6%, tương đương 1.200 tỷ USD và con số sụt giảm này sẽ tăng gấp đôi lên 3,2% vào năm 2030, nếu nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng. Ước tính, khoản chi phí để đưa thế giới tiến đến một nền kinh tế thải ít cácbon là vào khoảng 0,5% GDP toàn cầu trong thập niên này.
Trong khi đó, nhà kinh tế Anh Nicholas Stern cho biết khoản đầu tư tương đương 2% GDP toàn cầu là cần thiết để hạn chế, ngăn chặn và giúp thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu. Ông Stern dự đoán việc nhiệt độ Trái đất tăng trung bình 2-3 độ C trong 50 năm tới sẽ làm giảm tới 20% mức tiêu thụ tính trên đầu người.
Năm 2010, gần 200 quốc gia đã nhất trí rằng phải giới hạn mức độ tăng nhiệt độ Trái đất dưới 2 độ C, song các nhà khoa học cảnh báo cơ hội để đạt mục tiêu này đang nhỏ dần, trong bối cảnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kinh ngày càng tăng lên do việc sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch.
Báo cáo của DARA nhấn mạnh các quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ là những khu vực dễ tổn thương nhất, trước tác động của biến động khí hậu, khi họ phải đối mặt với nguy cơ ngày càng lớn của tình trạng hạn hán, thiếu nước sạch, nghèo đói, bệnh tật... Các nước này sẽ chứng kiến nguy cơ GDP suy giảm 11% vào năm 2030. Kể cả các nền kinh tế lớn nhất thế giới và có nhịp độ tăng trưởng nhanh chóng cũng không tránh khỏi bị tác động tiêu cực.
Tính toán cho thấy nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Trung Quốc có thể giảm mất 2,1% vào năm 2030, trong khi tại Ấn Độ, con số này có thể lên tới 5%./.
Theo báo cáo trên, tình trạng ấm lên toàn cầu do tác động của khí thải gây hiệu ứng nhà kính, mức nước biển dâng lên và các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt sẽ đe dọa đến cuộc sống của hàng triệu người dân.
Số liệu thống kê cho thấy hàng năm có tới 5 triệu người chết do ô nhiễm không khí, nạn đói và bệnh tật vì tác động của biến đổi khí hậu và lượng khí thải CO2 quá lớn. Nếu các loại nhiên liệu hóa thạch thải nhiều khí thải có hại tiếp tục được sử dụng, số người chết có thể lên tới 6 triệu người vào năm 2030.
Bên cạnh đó, báo cáo của DARA chỉ ra rằng tình trạng biến đổi khí hậu sẽ khiến GDP toàn cầu hàng năm giảm 1,6%, tương đương 1.200 tỷ USD và con số sụt giảm này sẽ tăng gấp đôi lên 3,2% vào năm 2030, nếu nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng. Ước tính, khoản chi phí để đưa thế giới tiến đến một nền kinh tế thải ít cácbon là vào khoảng 0,5% GDP toàn cầu trong thập niên này.
Trong khi đó, nhà kinh tế Anh Nicholas Stern cho biết khoản đầu tư tương đương 2% GDP toàn cầu là cần thiết để hạn chế, ngăn chặn và giúp thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu. Ông Stern dự đoán việc nhiệt độ Trái đất tăng trung bình 2-3 độ C trong 50 năm tới sẽ làm giảm tới 20% mức tiêu thụ tính trên đầu người.
Năm 2010, gần 200 quốc gia đã nhất trí rằng phải giới hạn mức độ tăng nhiệt độ Trái đất dưới 2 độ C, song các nhà khoa học cảnh báo cơ hội để đạt mục tiêu này đang nhỏ dần, trong bối cảnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kinh ngày càng tăng lên do việc sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch.
Báo cáo của DARA nhấn mạnh các quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ là những khu vực dễ tổn thương nhất, trước tác động của biến động khí hậu, khi họ phải đối mặt với nguy cơ ngày càng lớn của tình trạng hạn hán, thiếu nước sạch, nghèo đói, bệnh tật... Các nước này sẽ chứng kiến nguy cơ GDP suy giảm 11% vào năm 2030. Kể cả các nền kinh tế lớn nhất thế giới và có nhịp độ tăng trưởng nhanh chóng cũng không tránh khỏi bị tác động tiêu cực.
Tính toán cho thấy nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Trung Quốc có thể giảm mất 2,1% vào năm 2030, trong khi tại Ấn Độ, con số này có thể lên tới 5%./.
Trà My (Vietnam+)