Trong số 1.377 đại biểu về dự Đại hội XI của Đảng đang diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, các đại biểu khối các cơ quan đối ngoại đã mang theo những tiếng nói tâm huyết, những mong muốn, kiến nghị và niềm tin tưởng sâu sắc của cán bộ, đảng viên, cùng đông đảo kiều bào ở nước ngoài, đối với con đường phát triển, đi lên của Đảng và của toàn dân tộc.
Đại biểu đại hội, Bí thư Đảng ủy ngoài nước Trương Mạnh Sơn cho rằng cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng và tổ chức quần chúng ở ngoài nước
Chia sẻ một số nét cơ bản về tình hình công tác Đảng ngoài nước, đại biểu Trương Mạnh Sơn, Bí thư Đảng ủy ngoài nước cho biết, nhận rõ vị trí, vai trò công tác đảng ngoài nước đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của đất nước, Đảng ủy Ngoài nước đã đề ra chủ trương “Hướng về cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở ngoài nước, tiến tới Đại hội lần thứ XI của Đảng.”
Về hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và công tác phát triển đảng, ông Sơn cho biết, hiện nay, ở ngoài nước có hàng trăm chi đoàn thanh niên với hàng chục nghìn đoàn viên, thanh niên lưu học sinh. Các cấp ủy đã quan tâm và có biện pháp kiện toàn tổ chức đoàn thanh niên, hội thanh niên sinh viên.
Tuy còn khó khăn về kinh phí, địa bàn, nhưng hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên tại Liên bang Nga, Ukraine, Trung Quốc, Lào, Cuba, Pháp, Australia… nề nếp, có tác dụng tập hợp, giáo dục thanh niên hướng về quê hương đất nước, tuyên truyền văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới, thúc đẩy thanh niên phấn đấu vào Đảng.
Các cấp ủy đã phối hợp với Đại sứ quán, Ban Công tác cộng đồng, các hội, đoàn vận động bà con quyên góp ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt, vận động cán bộ, đảng viên, quần chúng hướng về Trường Sa thân yêu... Nhận rõ vai trò thanh niên lưu học sinh đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới đất nước, Đảng ủy ngoài nước và các cấp ủy trực thuộc luôn quan tâm và có biện pháp bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị cho đảng viên trẻ và quần chúng tích cực, chủ động mở nhiều lớp bồi dưỡng kết nạp đảng viên trong thanh niên lưu học sinh. Mỗi năm, có hàng trăm đảng viên mới là những quần chúng ưu tú được kết nạp.
Theo ông Trương Mạnh Sơn, khó khăn nổi bật hiện nay của công tác đảng ngoài nước là giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu tinh giản bộ máy, biên chế với đòi hỏi phải tăng cuờng hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển quy mô lớn, ngày một tăng của tổ chức đảng ngoài nước.
Thực tiễn 5 năm qua, tổ chức đảng ngoài nước tuy đã làm được nhiều việc nhưng chưa đạt như mong muốn; đặt ra việc nghiên cứu, khẳng định mô hình tổ chức đảng ngoài nước, tiếp tục hoàn thiện cơ chế và phương thức lãnh đạo mới sao cho phù hợp với tình hình và sự phát triển của tổ chức đảng, tổ chức quần chúng ở ngoài nước.
Về phương hướng sắp tới, ông Sơn cho biết, bước sang năm mới 2011, để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, trong nhiệm kỳ 2010-2015, các tổ chức đảng ngoài nước tiếp tục “Phát huy kết quả đạt được, hướng về cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng và tổ chức quần chúng ở ngoài nước.”
Đại sứ Việt Nam tại Australia Hoàng Vĩnh Thành, tin tưởng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI sẽ mở ra một thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Vinh dự và bất ngờ khi được về dự Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Đại biểu Hoàng Vĩnh Thành, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Australia cho biết, trong quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, cán bộ, đảng viên cơ quan đại diện Việt Nam tại Australia đã tích cực tham gia thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết với Đảng; tin tưởng vào thắng lợi của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, sẽ mở ra một thời kỳ mới, một giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Chia sẻ một số thông tin về tình hình cộng đồng người Việt Nam tại Australia, Đại sứ cho biết bà con Việt kiều tại Australia hướng về quê hương đất nước ngày càng nhiều, mong đất nước phát triển.
Chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài có ảnh hưởng rất tích cực. Số lượng bà con Việt kiều xin miễn thị thực nhập cảnh về nước làm ăn, thăm thân, ngày càng tăng lên, cho thấy bà con rất quan tâm, mong muốn hướng về Tổ quốc, đó là xu thế không thế tất yếu.
Về lĩnh vực đối ngoại, Đại sứ nhận thấy có những nét rất mới, thể hiện trong Báo cáo do Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trình bày tại Đại hội. Trước đây, văn kiện Đảng chỉ nói “hội nhập kinh tế quốc tế,” còn bây giờ nói rõ là “hội nhập quốc tế.” Điều này rất đúng, nhưng phải có cả một quá trình phát triển mới đạt được.
Đại sứ Hoàng Vĩnh Thành cho rằng Việt Nam đã từng đảm nhận thành công vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, quyết định những vấn đề chính trị an ninh, hòa bình thế giới; đã gia nhập Tổ chức Thương mại toàn cầu (WTO); tổ chức rất thành công Hội nghị cấp cao ASEAN tại Hà Nội, hoàn thành tốt đẹp Năm Chủ tịch ASEAN 2010... Vừa rồi, Việt Nam đã có những sáng kiến rất quan trọng về tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng; mở rộng thành phần của Cấp cao Đông Á... Đây là những dấu mốc rất quan trọng trong triển khai chính sách đối ngoại và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
Công tác tại Australia, Đại sứ nhận thấy bạn rất quan tâm, ủng hộ Việt Nam và ngược lại, Việt Nam cũng rất coi trọng phát triển quan hệ với Australia. Hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 9/2010. Trên thực tế, hai nước đã hợp tác chặt chẽ cả về chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, du lịch, an ninh quốc phòng... Thời gian qua, Australia luôn quan tâm giúp đỡ, viện trợ chính thức cho Việt Nam năm sau cao hơn năm trước. Hiện nay, Australia là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4, là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam./.
Đại biểu đại hội, Bí thư Đảng ủy ngoài nước Trương Mạnh Sơn cho rằng cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng và tổ chức quần chúng ở ngoài nước
Chia sẻ một số nét cơ bản về tình hình công tác Đảng ngoài nước, đại biểu Trương Mạnh Sơn, Bí thư Đảng ủy ngoài nước cho biết, nhận rõ vị trí, vai trò công tác đảng ngoài nước đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của đất nước, Đảng ủy Ngoài nước đã đề ra chủ trương “Hướng về cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở ngoài nước, tiến tới Đại hội lần thứ XI của Đảng.”
Về hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và công tác phát triển đảng, ông Sơn cho biết, hiện nay, ở ngoài nước có hàng trăm chi đoàn thanh niên với hàng chục nghìn đoàn viên, thanh niên lưu học sinh. Các cấp ủy đã quan tâm và có biện pháp kiện toàn tổ chức đoàn thanh niên, hội thanh niên sinh viên.
Tuy còn khó khăn về kinh phí, địa bàn, nhưng hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên tại Liên bang Nga, Ukraine, Trung Quốc, Lào, Cuba, Pháp, Australia… nề nếp, có tác dụng tập hợp, giáo dục thanh niên hướng về quê hương đất nước, tuyên truyền văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới, thúc đẩy thanh niên phấn đấu vào Đảng.
Các cấp ủy đã phối hợp với Đại sứ quán, Ban Công tác cộng đồng, các hội, đoàn vận động bà con quyên góp ủng hộ tiền, vật chất cho đồng bào miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt, vận động cán bộ, đảng viên, quần chúng hướng về Trường Sa thân yêu... Nhận rõ vai trò thanh niên lưu học sinh đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới đất nước, Đảng ủy ngoài nước và các cấp ủy trực thuộc luôn quan tâm và có biện pháp bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị cho đảng viên trẻ và quần chúng tích cực, chủ động mở nhiều lớp bồi dưỡng kết nạp đảng viên trong thanh niên lưu học sinh. Mỗi năm, có hàng trăm đảng viên mới là những quần chúng ưu tú được kết nạp.
Theo ông Trương Mạnh Sơn, khó khăn nổi bật hiện nay của công tác đảng ngoài nước là giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu tinh giản bộ máy, biên chế với đòi hỏi phải tăng cuờng hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển quy mô lớn, ngày một tăng của tổ chức đảng ngoài nước.
Thực tiễn 5 năm qua, tổ chức đảng ngoài nước tuy đã làm được nhiều việc nhưng chưa đạt như mong muốn; đặt ra việc nghiên cứu, khẳng định mô hình tổ chức đảng ngoài nước, tiếp tục hoàn thiện cơ chế và phương thức lãnh đạo mới sao cho phù hợp với tình hình và sự phát triển của tổ chức đảng, tổ chức quần chúng ở ngoài nước.
Về phương hướng sắp tới, ông Sơn cho biết, bước sang năm mới 2011, để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, trong nhiệm kỳ 2010-2015, các tổ chức đảng ngoài nước tiếp tục “Phát huy kết quả đạt được, hướng về cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng và tổ chức quần chúng ở ngoài nước.”
Đại sứ Việt Nam tại Australia Hoàng Vĩnh Thành, tin tưởng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI sẽ mở ra một thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Vinh dự và bất ngờ khi được về dự Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Đại biểu Hoàng Vĩnh Thành, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Australia cho biết, trong quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, cán bộ, đảng viên cơ quan đại diện Việt Nam tại Australia đã tích cực tham gia thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết với Đảng; tin tưởng vào thắng lợi của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, sẽ mở ra một thời kỳ mới, một giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Chia sẻ một số thông tin về tình hình cộng đồng người Việt Nam tại Australia, Đại sứ cho biết bà con Việt kiều tại Australia hướng về quê hương đất nước ngày càng nhiều, mong đất nước phát triển.
Chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài có ảnh hưởng rất tích cực. Số lượng bà con Việt kiều xin miễn thị thực nhập cảnh về nước làm ăn, thăm thân, ngày càng tăng lên, cho thấy bà con rất quan tâm, mong muốn hướng về Tổ quốc, đó là xu thế không thế tất yếu.
Về lĩnh vực đối ngoại, Đại sứ nhận thấy có những nét rất mới, thể hiện trong Báo cáo do Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trình bày tại Đại hội. Trước đây, văn kiện Đảng chỉ nói “hội nhập kinh tế quốc tế,” còn bây giờ nói rõ là “hội nhập quốc tế.” Điều này rất đúng, nhưng phải có cả một quá trình phát triển mới đạt được.
Đại sứ Hoàng Vĩnh Thành cho rằng Việt Nam đã từng đảm nhận thành công vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, quyết định những vấn đề chính trị an ninh, hòa bình thế giới; đã gia nhập Tổ chức Thương mại toàn cầu (WTO); tổ chức rất thành công Hội nghị cấp cao ASEAN tại Hà Nội, hoàn thành tốt đẹp Năm Chủ tịch ASEAN 2010... Vừa rồi, Việt Nam đã có những sáng kiến rất quan trọng về tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng; mở rộng thành phần của Cấp cao Đông Á... Đây là những dấu mốc rất quan trọng trong triển khai chính sách đối ngoại và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
Công tác tại Australia, Đại sứ nhận thấy bạn rất quan tâm, ủng hộ Việt Nam và ngược lại, Việt Nam cũng rất coi trọng phát triển quan hệ với Australia. Hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 9/2010. Trên thực tế, hai nước đã hợp tác chặt chẽ cả về chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, du lịch, an ninh quốc phòng... Thời gian qua, Australia luôn quan tâm giúp đỡ, viện trợ chính thức cho Việt Nam năm sau cao hơn năm trước. Hiện nay, Australia là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4, là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam./.
Quyên Sự (TTXVN/Vietnam+)