Nhóm nghiên cứu khoa học do Giáo sư Đại học Khoa học và công nghệ Ulsan Baik Jong-beom đứng đầu đã phát triển công nghệ sản xuất đại trà graphene, vật liệu ứng dụng hiệu quả trong ngành điện tử.
Graphene là một loại vật liệu mới được cấu tạo từ một lớp nguyên tử cácbon liên kết với nhau theo hình tổ ong.
Nó thường được lấy từ bề mặt chì có độ dẫn điện gấp 100 lần so với đồng, có độ dẻo dai gấp 200 lần so với thép và rất mềm dẻo. Vì thế graphene được chú ý là vật liệu có thể sử dụng để tạo ra các máy tính dạng đồng hồ đeo tay hay các màn hình mỏng như tờ giấy.
Các nhà nghiên cứu gặp khó khăn trong việc thương mại hóa graphene do vật liệu này mới chỉ được lấy một lượng rất ít bằng việc sử dụng chất axít mạnh. Tuy nhiên, nhóm cộng sự của Giáo sư Baik lần đầu tiên đã phát hiện graphen lớp mỏng dễ dàng được phân loại khi xay với tốc độ cao cùng với chì và CO2 rắn.
[Graphene: Vật liệu mới có thể làm biến đổi thế giới]
Nhóm nghiên cứu dự đoán sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường và sản xuất đại trà graphene do có thể lấy nước làm dung môi thay vì chất độc hại như axít surfuric và axít nitric. Kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ./.
Graphene là một loại vật liệu mới được cấu tạo từ một lớp nguyên tử cácbon liên kết với nhau theo hình tổ ong.
Nó thường được lấy từ bề mặt chì có độ dẫn điện gấp 100 lần so với đồng, có độ dẻo dai gấp 200 lần so với thép và rất mềm dẻo. Vì thế graphene được chú ý là vật liệu có thể sử dụng để tạo ra các máy tính dạng đồng hồ đeo tay hay các màn hình mỏng như tờ giấy.
Các nhà nghiên cứu gặp khó khăn trong việc thương mại hóa graphene do vật liệu này mới chỉ được lấy một lượng rất ít bằng việc sử dụng chất axít mạnh. Tuy nhiên, nhóm cộng sự của Giáo sư Baik lần đầu tiên đã phát hiện graphen lớp mỏng dễ dàng được phân loại khi xay với tốc độ cao cùng với chì và CO2 rắn.
[Graphene: Vật liệu mới có thể làm biến đổi thế giới]
Nhóm nghiên cứu dự đoán sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường và sản xuất đại trà graphene do có thể lấy nước làm dung môi thay vì chất độc hại như axít surfuric và axít nitric. Kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ./.
Huy Bình (Vietnam+)