Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ phát hiện những người ngủ kém nếu kiên trì tập aerobic một thời gian, chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện rõ rệt.
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm với hơn 20 đối tượng tuổi trên 55. Những đối tượng này bình thường thời gian vận động ít, chất lượng giấc ngủ kém, khó ngủ và ngủ không sâu.
Nghiên cứu trước đó cho thấy phụ nữ chiếm đa số trong những người mất ngủ, chính vì vậy trong số hơn 20 đối tượng nghiên cứu trên các nhà khoa học lựa chọn đa phần là nữ giới.
Sau một thời gian luyện tập khởi động, các nhà khoa học đã phân đối tượng thành hai nhóm gồm nhóm vận động và nhóm không vận động.
Các đối tượng thuộc nhóm vận động thực hiện vận động trung bình bốn lần/tuần, mỗi lần từ 20-40 phút. Các đối tượng thuộc nhóm không vận động, được tham gia hoạt động giáo dục hoặc nghỉ ngơi như tham quan bảo tàng, nghe thuyết giảng, tham gia lớp học nấu ăn...
Sau 16 tuần thí nghiệm, chất lượng giấc ngủ của nhóm vận động được cải thiện, giảm thiểu triệu chứng trầm cảm, gia tăng hoạt bát và giảm thiểu hiện tượng buồn ngủ ban ngày. Trong khi đó, tình trạng chất lượng giấc ngủ của nhóm không vận động vẫn không thay đổi.
Theo các nhà khoa học, vận động có lợi cho sự trao đổi chất, kiểm soát trọng lượng cơ thể, thúc đẩy sự lành mạnh tim mạch. Kết quả nghiên cứu trên còn cho thấy vận động còn có thể phát huy tác dụng giúp cải thiện tình trạng giấc ngủ của con người./.
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm với hơn 20 đối tượng tuổi trên 55. Những đối tượng này bình thường thời gian vận động ít, chất lượng giấc ngủ kém, khó ngủ và ngủ không sâu.
Nghiên cứu trước đó cho thấy phụ nữ chiếm đa số trong những người mất ngủ, chính vì vậy trong số hơn 20 đối tượng nghiên cứu trên các nhà khoa học lựa chọn đa phần là nữ giới.
Sau một thời gian luyện tập khởi động, các nhà khoa học đã phân đối tượng thành hai nhóm gồm nhóm vận động và nhóm không vận động.
Các đối tượng thuộc nhóm vận động thực hiện vận động trung bình bốn lần/tuần, mỗi lần từ 20-40 phút. Các đối tượng thuộc nhóm không vận động, được tham gia hoạt động giáo dục hoặc nghỉ ngơi như tham quan bảo tàng, nghe thuyết giảng, tham gia lớp học nấu ăn...
Sau 16 tuần thí nghiệm, chất lượng giấc ngủ của nhóm vận động được cải thiện, giảm thiểu triệu chứng trầm cảm, gia tăng hoạt bát và giảm thiểu hiện tượng buồn ngủ ban ngày. Trong khi đó, tình trạng chất lượng giấc ngủ của nhóm không vận động vẫn không thay đổi.
Theo các nhà khoa học, vận động có lợi cho sự trao đổi chất, kiểm soát trọng lượng cơ thể, thúc đẩy sự lành mạnh tim mạch. Kết quả nghiên cứu trên còn cho thấy vận động còn có thể phát huy tác dụng giúp cải thiện tình trạng giấc ngủ của con người./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)