Tạp chí danh tiếng Mỹ đăng bài "giải mã" đoạn ghi âm ​vụ MH17

Tạp chí danh tiếng của Mỹ đăng bài "giải mã" đoạn ghi âm ​vụ MH17

Tạp chí Foreign Policy (FP) có tiếng ở Mỹ đã cho đăng một bài “giải mã” một đoạn ghi âm được một người tên Sergei Sokolov tự nhận là đã điều tra về vụ tai nạn của máy bay MH17.
Tạp chí danh tiếng của Mỹ đăng bài "giải mã" đoạn ghi âm ​vụ MH17 ảnh 1(Nguồn: sputniknews)

Mới đây tờ tạp chí Foreign Policy (FP) có tiếng ở Mỹ đã cho đăng một bài “giải mã” một đoạn ghi âm được một người tên Sergei Sokolov tự nhận là đã điều tra về vụ tai nạn của máy bay MH17 cung cấp cho tờ báo lá cải Komsomolskaya Pravda của Nga.

FP không nêu tên nguồn cung cấp bản ghi âm, và cũng không chú thích rằng trong số ba chuyên gia được phỏng vấn, có hai người không đồng tình với giả thuyết và người còn lại, một cựu phi công quân đội cho rằng “có thể xem xét.”

Thậm chí, tiêu đề bài viết cũng là “I Don’t Believe It!” (Tôi không tin chuyện đó). Vậy FP đã “giải mã” được điều gì? Mục đích của bài viết này vẫn chưa được làm rõ, nhưng FP tin rằng bài báo cần được dịch sang tiếng Nga để những người Nga có cơ hội tiếp cận với sự thật.

Bản dịch bài viết đã nhanh chóng được phát hành bởi công ty dịch vụ dịch thuật truyền thông nước ngoài InoSMI.


Vì sao “bản ghi âm” được tạo ra?

Khi kích vào trang web của “Trung tâm Phân tích và An ninh Thông tin Nước ngoài,” người xem có thể thấy đây là một doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn tự xưng là một tổ chức phi chính phủ chống tham nhũng. Công ty này cũng có một danh sách các đối tác, nhưng hầu hết đã ngừng hoạt động, trừ một cơ quan bảo vệ người tiêu dùng hoạt động trong cùng tòa nhà.

Giới truyền thông Nga đã từng buộc tội “Trung tâm Phân tích Thông tin” thực hiện các cuộc điều tra chống tham nhũng giả mạo chống lại các tổ chức như cơ quan đường sắt Nga để phục vụ cho những mục đích riêng.

Với những thông tin cơ bản như vậy, nguồn gốc của bản ghi âm với “các nhân viên CIA” cũng trở nên rõ ràng hơn. Trung tâm Phân tích Thông tin, vốn không có nguồn tài trợ hay nguồn thu rõ ràng đã nhiều lần trả lời phỏng vấn hãng tin LifeNews với “bằng chứng” tương tự.

Việc này sẽ giúp họ duy trì sự có mặt trên truyền thông với tư cách là một hiện tượng. Đồng thời, những hãng truyền thông chọn đưa tin về “câu chuyện” này có thể giữ được danh tiếng bằng cách lập tức nói rằng giả thuyết đưa ra là sai, trong khi vẫn thu hút được lượt xem đáng kể và kéo theo đó là tiền thu từ quảng cáo.

FP hy vọng đạt được điều gì?

Tuy động lực rõ ràng nhất để giải mã một vấn đề đầy nghi vấn như thế này là nhằm làm mất uy tín của truyền thông Nga, nhưng hiện vẫn chưa rõ tác giả bài viết, Reid Standish, đã thực sự tìm hiểu nguồn gốc của đoạn ghi âm chưa. Nếu không làm rõ được điều này thì bài viết của FP cũng chỉ ngang hàng với phản ứng của Komsomolskaya Pravda, rằng giả thuyết là không có cơ sở.

Tuy nhiên, bản dịch sang tiếng Nga của bài báo cũng đã đặt ra một số câu hỏi. Bản dịch này thu hút lượng độc giả lớn hơn, cho thấy việc FP quyết định dịch bài báo là nhằm gây ảnh hưởng lên dư luận Nga. Điều này cũng chỉ ra một sự nhầm lẫn cơ bản nhưng nghiêm trọng về nước Nga và chính trị nội bộ tại đó.

Chỉ cần đi bộ trên một con phố ở Moskva, ai cũng có thể bắt gặp nhiều doanh nhân và quan chức an ninh có liên quan tới cuộc đấu tranh bí mật chống tham nhũng, các nhà lập pháp, thống đốc, các công ty nhà nước và thậm chí các quan chức liên bang, như trong trường hợp của Sokolov.

Thông thường, đây là những mặt trận phù hợp để mở rộng lợi ích kinh doanh truyền thống và ký kết các hợp đồng với chính phủ, hoặc cũng có thể là một kế hoạch tư nhân như trường hợp Sokolov.

Nhưng dù thế nào đi nữa, những cá nhân luôn muốn có liên hệ với giới truyền thông, nhất là với những tờ báo lá cải tư nhân nhằm quảng bá bản thân mình. Họ thậm chí có thể làm giả một đoạn video về “các nhân viên CIA” vì điều đó./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục