Nếu có một ngày lễ nào đã trở thành quen thuộc và được tổ chức trên toàn cầu thì đó chính là Ngày Valentine - ngày để những đôi lứa thể hiện tình yêu dành cho nhau.
Tuy nhiên, không phải ở đâu Valentine cũng được tổ chức với hoa hồng và sôcôla. Bao nhiêu nền văn hóa là bấy nhiêu cách kỷ niệm Ngày Valentine và có những tập tục đã trở thành độc nhất vô nhị.
Ngày Tình nhân ở Malaysia không rơi vào ngày 14/2 như khắp nơi trên thế giới mà được kỷ niệm vào ngày 7/7 Âm lịch. Vào ngày này, người phụ nữ viết số điện thoại của họ lên những quả cam trước khi ném chúng xuống con sông gần nhất với hy vọng người đàn ông trong mơ của họ sẽ nhặt được.
Thường thì những người bán hoa quả sẽ nhân cơ hội này đi thu vớt cam trên sông và bán lại chúng ở chợ. Các bạn có thể tưởng tượng được một câu chuyện tình lãng mạn bắt đầu nảy nở từ cảnh một chàng trai ngồi bóc cam ăn, tình cờ nhìn thấy dòng số điện thoại trên vỏ cam và nhấc máy...
Người Brazil kỷ niệm Ngày của những người yêu nhau vào ngày 12/6. Đêm trước ngày lễ này, phụ nữ sẽ viết hàng loạt những cái tên nam giới mà họ bất chợt nghĩ đến lên những mảnh giấy khác nhau và gập chúng lại. Bất cứ cái tên nào mà họ nhặt lên vào ngày hôm sau sẽ là tên người đàn ông mà họ sẽ lấy làm chồng, hoặc ít nhất là tên người đàn ông mà họ sẽ yêu.
Các nước Nam Mỹ khác lại thịnh hành một tập quán trong Ngày Tình yêu và Tình bằng hữu, ngày mà mọi người sẽ chọn ngẫu nhiên một "đối tác" để trao gửi một món quà bí mật, tập quán này gợi nhắc đến hình ảnh ông già Noel bí mật của con trẻ.
Scotland có một trò chơi tiệc tùng tương tự cho những người chưa kết hôn. Trong cuộc tụ tập nhân Ngày Valentine, mỗi người cả nam lẫn nữ sẽ viết tên của mình lên một mảnh giấy, sau đó ném chúng vào hai cái mũ - một mũ chứa các tên nam và mũ kia chứa các tên nữ.
Người nam sẽ chọn mảnh giấy trong cái mũ chứa những tên nữ và ngược lại. Đôi nào chọn đúng tên nhau sẽ hợp thành một cặp trong cả tối hôm đó. Dĩ nhiên, nhiều khả năng là chàng A chọn được nàng B nhưng nàng B lại chọn phải mảnh giấy có ghi tên chàng C. Trong trường hợp như vậy, chàng C sẽ phải "gắn bó" với nàng B cho dù chàng chọn được mảnh giấy ghi tên nàng nào chăng nữa.
Còn nước Pháp lại có một tập quán kỳ lạ mà hiện giờ đã bị cấm. Tập quán này có tên gọi "xổ số tình yêu". Các chàng và các nàng độc thân sẽ tụ tập trong các căn phòng đối diện nhau, sau khi hô to tên nhau, họ sẽ cặp thành một cặp, nhưng nếu rốt cuộc chàng trai thấy rằng cô gái đó không hợp với mình, chàng sẽ "quất ngựa truy phong" ngay trong ngày.
Đến đêm, người phụ nữ bị bỏ rơi sẽ đốt một đống lửa để thiêu rụi những bức hình của chàng và nguyền rủa kẻ đã dám coi thường cô. Chính phủ Pháp sau đó đã cấm tập quán này vì tính ác tâm của nó.
Nhiều nước lại đảo ngược vai trò tặng quà và nhận quà, nghĩa là trong Ngày Valentine, phụ nữ có "trách nhiệm" phải tặng quà nam giới trong khi các anh chỉ việc đợi quà mà thôi.
Tại Nhật Bản, Ngày Valentine đúng là kỳ nghỉ lễ về phương diện thương mại theo nghĩa đen - công ty kẹo Morinaga bắt đầu truyền thống phụ nữ tặng sôcôla cho nam giới vào ngày 14/2. Đặc biệt, các cô gái làm việc văn phòng có nghĩa vụ phải tặng sôcôla cho các đồng nghiệp nam và các món quà đó phải thể hiện được tình cảm của các cô đối với mỗi chàng.
Phụ nữ Nhật thường tặng sôcôla ưa thích cho người đàn ông họ yêu, sôcôla bổn phận cho người đàn ông có quan hệ bình thường và sôcôla "siêu bổn phận" loại rẻ tiền cho người mà họ không ưa. Phức tạp chưa! Nhưng đến ngày 14/3, còn gọi là "Ngày trắng", những chàng nhận được "sôcôla ưa thích" sẽ mua tặng lại bạn tình những quà tặng giá trị tương ứng.
Tại Hàn Quốc, ngày 14 hàng tháng đều là ngày để thể hiện tình yêu như 14/5 là Ngày hoa hồng, 14/10 là Ngày rượu, 14/12 là Ngày ôm hôn. Vào ngày 14/2, tức là Ngày Valentine truyền thống, phụ nữ Hàn Quốc tặng sôcôla cho nam giới.
Đáp lại, đến ngày 14/3, còn gọi là "Ngày Trắng", đến lượt các chàng tặng kẹo không có sôcôla cho các nàng. Những người "đen đủi" chẳng nhận được bất cứ món quà nào vào các ngày 14 dành cho tình yêu này sẽ tụ tập với nhau vào ngày 14/4, còn gọi là "Ngày đen" để nhấm nháp món mì đậu đen và ca bài ca cô đơn của mình./.
Tuy nhiên, không phải ở đâu Valentine cũng được tổ chức với hoa hồng và sôcôla. Bao nhiêu nền văn hóa là bấy nhiêu cách kỷ niệm Ngày Valentine và có những tập tục đã trở thành độc nhất vô nhị.
Ngày Tình nhân ở Malaysia không rơi vào ngày 14/2 như khắp nơi trên thế giới mà được kỷ niệm vào ngày 7/7 Âm lịch. Vào ngày này, người phụ nữ viết số điện thoại của họ lên những quả cam trước khi ném chúng xuống con sông gần nhất với hy vọng người đàn ông trong mơ của họ sẽ nhặt được.
Thường thì những người bán hoa quả sẽ nhân cơ hội này đi thu vớt cam trên sông và bán lại chúng ở chợ. Các bạn có thể tưởng tượng được một câu chuyện tình lãng mạn bắt đầu nảy nở từ cảnh một chàng trai ngồi bóc cam ăn, tình cờ nhìn thấy dòng số điện thoại trên vỏ cam và nhấc máy...
Người Brazil kỷ niệm Ngày của những người yêu nhau vào ngày 12/6. Đêm trước ngày lễ này, phụ nữ sẽ viết hàng loạt những cái tên nam giới mà họ bất chợt nghĩ đến lên những mảnh giấy khác nhau và gập chúng lại. Bất cứ cái tên nào mà họ nhặt lên vào ngày hôm sau sẽ là tên người đàn ông mà họ sẽ lấy làm chồng, hoặc ít nhất là tên người đàn ông mà họ sẽ yêu.
Các nước Nam Mỹ khác lại thịnh hành một tập quán trong Ngày Tình yêu và Tình bằng hữu, ngày mà mọi người sẽ chọn ngẫu nhiên một "đối tác" để trao gửi một món quà bí mật, tập quán này gợi nhắc đến hình ảnh ông già Noel bí mật của con trẻ.
Scotland có một trò chơi tiệc tùng tương tự cho những người chưa kết hôn. Trong cuộc tụ tập nhân Ngày Valentine, mỗi người cả nam lẫn nữ sẽ viết tên của mình lên một mảnh giấy, sau đó ném chúng vào hai cái mũ - một mũ chứa các tên nam và mũ kia chứa các tên nữ.
Người nam sẽ chọn mảnh giấy trong cái mũ chứa những tên nữ và ngược lại. Đôi nào chọn đúng tên nhau sẽ hợp thành một cặp trong cả tối hôm đó. Dĩ nhiên, nhiều khả năng là chàng A chọn được nàng B nhưng nàng B lại chọn phải mảnh giấy có ghi tên chàng C. Trong trường hợp như vậy, chàng C sẽ phải "gắn bó" với nàng B cho dù chàng chọn được mảnh giấy ghi tên nàng nào chăng nữa.
Còn nước Pháp lại có một tập quán kỳ lạ mà hiện giờ đã bị cấm. Tập quán này có tên gọi "xổ số tình yêu". Các chàng và các nàng độc thân sẽ tụ tập trong các căn phòng đối diện nhau, sau khi hô to tên nhau, họ sẽ cặp thành một cặp, nhưng nếu rốt cuộc chàng trai thấy rằng cô gái đó không hợp với mình, chàng sẽ "quất ngựa truy phong" ngay trong ngày.
Đến đêm, người phụ nữ bị bỏ rơi sẽ đốt một đống lửa để thiêu rụi những bức hình của chàng và nguyền rủa kẻ đã dám coi thường cô. Chính phủ Pháp sau đó đã cấm tập quán này vì tính ác tâm của nó.
Nhiều nước lại đảo ngược vai trò tặng quà và nhận quà, nghĩa là trong Ngày Valentine, phụ nữ có "trách nhiệm" phải tặng quà nam giới trong khi các anh chỉ việc đợi quà mà thôi.
Tại Nhật Bản, Ngày Valentine đúng là kỳ nghỉ lễ về phương diện thương mại theo nghĩa đen - công ty kẹo Morinaga bắt đầu truyền thống phụ nữ tặng sôcôla cho nam giới vào ngày 14/2. Đặc biệt, các cô gái làm việc văn phòng có nghĩa vụ phải tặng sôcôla cho các đồng nghiệp nam và các món quà đó phải thể hiện được tình cảm của các cô đối với mỗi chàng.
Phụ nữ Nhật thường tặng sôcôla ưa thích cho người đàn ông họ yêu, sôcôla bổn phận cho người đàn ông có quan hệ bình thường và sôcôla "siêu bổn phận" loại rẻ tiền cho người mà họ không ưa. Phức tạp chưa! Nhưng đến ngày 14/3, còn gọi là "Ngày trắng", những chàng nhận được "sôcôla ưa thích" sẽ mua tặng lại bạn tình những quà tặng giá trị tương ứng.
Tại Hàn Quốc, ngày 14 hàng tháng đều là ngày để thể hiện tình yêu như 14/5 là Ngày hoa hồng, 14/10 là Ngày rượu, 14/12 là Ngày ôm hôn. Vào ngày 14/2, tức là Ngày Valentine truyền thống, phụ nữ Hàn Quốc tặng sôcôla cho nam giới.
Đáp lại, đến ngày 14/3, còn gọi là "Ngày Trắng", đến lượt các chàng tặng kẹo không có sôcôla cho các nàng. Những người "đen đủi" chẳng nhận được bất cứ món quà nào vào các ngày 14 dành cho tình yêu này sẽ tụ tập với nhau vào ngày 14/4, còn gọi là "Ngày đen" để nhấm nháp món mì đậu đen và ca bài ca cô đơn của mình./.
(Báo Tin tức/Vietnam+)