Theo Tân Hoa Xã, tối 17/11, tàu vũ trụ không người lái Thần Châu-8 đã trở về Trái Đất và hạ cánh xuống miền Bắc nước này, kết thúc nhiệm vụ lịch sử thực hiện cuộc lắp ghép ngoài không gian đầu tiên của Trung Quốc.
Được đưa lên không gian từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền (tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc) ngày 1/11, Thần Châu-8 đã có hai lần lắp ghép thành công với môđun Thiên Cung-1, là môđun thí nghiệm vốn cũng được phóng từ Tửu Tuyền lên quỹ đạo Trái Đất ngày 29/9.
Với thành công trên, Trung Quốc đã trở thành nước thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Nga, làm chủ được công nghệ vũ trụ này.
Phó Thủ tướng Trung Quốc, Trương Đức Giang đã thay mặt chính quyền trung ương gửi lời chúc mừng thành công của Thần Châu-8, coi đây là một bước đột phá quan trọng trong công nghệ lắp ghép ngoài không gian của nước này, đồng thời cũng là một bước nhảy vọt của công nghệ vũ trụ Trung Quốc.
Chuyên gia vũ trụ nổi tiếng của Nga Igor Lisov nhận xét đây là bước ngoặt quan trọng, thể hiện một trình độ phát triển công nghệ của Trung Quốc. Ông nói: "Không giống Nga hay Mỹ đôi lúc trục trặc trên con đường chinh phục vũ trụ, Trung Quốc phát triển nhanh hơn, có khi nhảy vọt cùng lúc vài bước."
Chuyên gia trên đánh giá Trung Quốc đã đạt đến giai đoạn sẵn sàng xây dựng một trạm vũ trụ chỉ sau ba chuyến bay của tàu vũ trụ có người lái (Thần Châu-5, Thần Châu-6 và Thần Châu-7)./.
Được đưa lên không gian từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền (tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc) ngày 1/11, Thần Châu-8 đã có hai lần lắp ghép thành công với môđun Thiên Cung-1, là môđun thí nghiệm vốn cũng được phóng từ Tửu Tuyền lên quỹ đạo Trái Đất ngày 29/9.
Với thành công trên, Trung Quốc đã trở thành nước thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Nga, làm chủ được công nghệ vũ trụ này.
Phó Thủ tướng Trung Quốc, Trương Đức Giang đã thay mặt chính quyền trung ương gửi lời chúc mừng thành công của Thần Châu-8, coi đây là một bước đột phá quan trọng trong công nghệ lắp ghép ngoài không gian của nước này, đồng thời cũng là một bước nhảy vọt của công nghệ vũ trụ Trung Quốc.
Chuyên gia vũ trụ nổi tiếng của Nga Igor Lisov nhận xét đây là bước ngoặt quan trọng, thể hiện một trình độ phát triển công nghệ của Trung Quốc. Ông nói: "Không giống Nga hay Mỹ đôi lúc trục trặc trên con đường chinh phục vũ trụ, Trung Quốc phát triển nhanh hơn, có khi nhảy vọt cùng lúc vài bước."
Chuyên gia trên đánh giá Trung Quốc đã đạt đến giai đoạn sẵn sàng xây dựng một trạm vũ trụ chỉ sau ba chuyến bay của tàu vũ trụ có người lái (Thần Châu-5, Thần Châu-6 và Thần Châu-7)./.
(TTXVN/Vietnam+)