Trong năm 2011, 8 tỉnh Tây Bắc đã thu hút được hơn 1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt hàng nghìn tỷ đồng.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2011 đã diễn ra ngày 27/12, tại tỉnh Lào Cai.
Đặc biệt, chương trình du lịch “Qua miền Tây Bắc” được tổ chức tại huyện Mộc Châu của tỉnh Sơn La đã đem lại thành công vượt bậc, khẳng định được các sản phẩm du lịch đa dạng của 8 tỉnh Tây Bắc đối với du khách. Đồng thời xây dựng được phương hướng và nền tảng hợp tác trong khu vực giai đoạn năm 2011-2015.
Thương hiệu du lịch đặc trưng của khu vực Tây Bắc cũng đã được hình thành trong quá trình hợp tác như cao nguyên đá Đồng Văn, ruộng bậc thang Mù Căng Chải, Làng du lịch cộng đồng người Thái ở Hòa Bình...
Bà Hoàng Thị Điệp - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết qua thời gian, thực hiện chương trình phối hợp giữa 8 tỉnh, lượng khách du lịch tại khu vực này tăng đột biến, trung bình hơn 10%, có tỉnh tăng đến 33% lượng khách/năm.
Du lịch khu vực Tây Bắc có rất nhiều tiềm năng và lợi thế, tuy nhiên cơ sở hạ tầng vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch ở đây.
Trong thời gian tới, Tổng cục Du lịch sẽ cùng các tỉnh tìm ra các giải pháp hạn chế tối đa những điểm yếu còn tồn tại kìm hãm sự phát triển của du lịch của khu vực này.
Tại buổi tổng kết Chương trình hợp tác du lịch của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng 2011, các đại biểu đã xác định hướng thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất cần phải được đẩy mạnh trong thời gian tới.
Các cơ chế thu hút đầu tư về du lịch phải thống nhất giữa các tỉnh, thông qua công tác tuyên truyền quảng bá, tạo được môi trường gắn kết, cởi mở trong hợp tác phát triển du lịch, đồng thời mạnh dạn đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch mới.
Trong năm 2012, 8 tỉnh Tây Bắc thống nhất đẩy mạnh phát triển và khai thác sâu các mô hình du lịch cộng đồng mang tính chất đặc trưng gắn với văn hóa dân tộc và các điểm du lịch đặc thù như du lịch cộng đồng Điện Biên gắn với di tích lịch sử, du lịch cộng đồng của các dân tộc Mông, Dao, Giáy… gắn với các làng nghề, trong đó chú trọng vào quyền lợi của người dân và vai trò của các doanh nghiệp trên địa bàn./.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2011 đã diễn ra ngày 27/12, tại tỉnh Lào Cai.
Đặc biệt, chương trình du lịch “Qua miền Tây Bắc” được tổ chức tại huyện Mộc Châu của tỉnh Sơn La đã đem lại thành công vượt bậc, khẳng định được các sản phẩm du lịch đa dạng của 8 tỉnh Tây Bắc đối với du khách. Đồng thời xây dựng được phương hướng và nền tảng hợp tác trong khu vực giai đoạn năm 2011-2015.
Thương hiệu du lịch đặc trưng của khu vực Tây Bắc cũng đã được hình thành trong quá trình hợp tác như cao nguyên đá Đồng Văn, ruộng bậc thang Mù Căng Chải, Làng du lịch cộng đồng người Thái ở Hòa Bình...
Bà Hoàng Thị Điệp - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết qua thời gian, thực hiện chương trình phối hợp giữa 8 tỉnh, lượng khách du lịch tại khu vực này tăng đột biến, trung bình hơn 10%, có tỉnh tăng đến 33% lượng khách/năm.
Du lịch khu vực Tây Bắc có rất nhiều tiềm năng và lợi thế, tuy nhiên cơ sở hạ tầng vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch ở đây.
Trong thời gian tới, Tổng cục Du lịch sẽ cùng các tỉnh tìm ra các giải pháp hạn chế tối đa những điểm yếu còn tồn tại kìm hãm sự phát triển của du lịch của khu vực này.
Tại buổi tổng kết Chương trình hợp tác du lịch của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng 2011, các đại biểu đã xác định hướng thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất cần phải được đẩy mạnh trong thời gian tới.
Các cơ chế thu hút đầu tư về du lịch phải thống nhất giữa các tỉnh, thông qua công tác tuyên truyền quảng bá, tạo được môi trường gắn kết, cởi mở trong hợp tác phát triển du lịch, đồng thời mạnh dạn đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch mới.
Trong năm 2012, 8 tỉnh Tây Bắc thống nhất đẩy mạnh phát triển và khai thác sâu các mô hình du lịch cộng đồng mang tính chất đặc trưng gắn với văn hóa dân tộc và các điểm du lịch đặc thù như du lịch cộng đồng Điện Biên gắn với di tích lịch sử, du lịch cộng đồng của các dân tộc Mông, Dao, Giáy… gắn với các làng nghề, trong đó chú trọng vào quyền lợi của người dân và vai trò của các doanh nghiệp trên địa bàn./.
Bùi Thanh Hải (TTXVN/Vietnam+)