Chính phủ Tây Ban Nha ngày 15/7 đã chính thức xin lỗi Bolivia sau sự cố với chuyên cơ của Tổng thống Evo Morales trên đường về nước sau khi dự một hội nghị quốc tế tại Nga hồi đầu tháng này.
Đại sứ Tây Ban Nha tại La Paz Ángel Vázquez đã trao công hàm cho Bộ ngoại giao Bolivia, trong đó xin lỗi về những gì diễn ra đối với vị nguyên thủ đầu tiên mang dòng máu thổ dân tại quốc gia Nam Mỹ này.
[Tây Ban Nha mở không phận cho máy bay của Morales]
Ngày 2/7 vừa qua, máy bay chở ông Morales đã bị Pháp, Italy và Bồ Đào Nha rút phép bay qua không phận hoặc hạ cánh tiếp nhiên liệu do nghi trên máy bay có cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden, buộc chuyên cơ phải hạ cánh khẩn cấp tại Áo.
Đặc biệt, Chính phủ Bolivia phẫn nộ trước việc Đại sứ Tây Ban Nha tại Áo Alberto Carnero, theo chỉ thị từ Madrid, tìm cách khám xét chuyên cơ để tìm Snowden và đặt điều kiện lục soát máy bay mới mở cửa không phận. Trước thái độ cương quyết của Tổng thống Morales, Tây Ban Nha đã từ bỏ ý định và cho máy bay sử dụng không phận và hạ cánh tiếp nhiên liệu tại quần đảo Canarias.
Phát biểu với báo giới sau khi trao công hàm, ông Vázquez cho biết Tây Ban Nha lấy làm tiếc về sự cố trên đã xảy ra và mong muốn nó đã được giải quyết. Ông cũng nhấn mạnh Tây Ban Nha muốn quan hệ với “đất nước anh em” Bolivia luôn tốt đẹp.
Hành động chặn chuyên cơ trên đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước Mỹ Latinh. Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Liên minh các nước Nam Mỹ (Unasur), Liên minh Bolivia cho các dân tộc châu Mỹ (Alba) và Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) đã lên án hành vi trên vì vi phạm luật pháp quốc tế, chủ quyền của Bolivia và quyền miễn trừ của Tổng thống Morales.
Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 45 của Mercosur cuối tuần trước, các tổng thống của Argentina, Brazil, Uruguay và Venezuela đã nhất trí triệu hồi các đạisứ tại Tây Ban Nha, Pháp, Italy và Bồ Đào Nha để phản đối; đồng thời triệu đại sứ bốn nước châu Âu lên để yêu cầu giải thích vụ việc. Mercosur yêu cầu các nước châu Âu liên quan phải giải thích và xin lỗi Chính phủ Bolivia.
Tây Ban Nha là nước đầu tiên trong bốn quốc gia Tây Âu chính thức xin lỗi Bolivia.
Theo các nhà phân tích, sự cố với chuyên cơ của Tổng thống Morales nếu không được giải quyết có thể ảnh hưởng tới quan hệ giữa Mỹ Latinh và châu Âu, trước mắt là đặt các hội nghị thượng đỉnh Iberoamerica trước nguy cơ không thể tổ chức được.
Tổng thư ký Unasur Alí Rodríguez Araque từng phát biểu không có lý do gì để Mỹ Latinh tăng cường quan hệ với Tây Ban Nha một khi nước này đặt điều kiện đối với máy bay của Bolivia, nhất là máy bay chở một nguyên thủ quốc gia mà theo luật pháp quốc tế được quyền miễn trừ.
Tổ chức Iberoamerica tập hợp Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các quốc gia từng là thuộc địa của hai nước này tại Mỹ Latinh./.
Đại sứ Tây Ban Nha tại La Paz Ángel Vázquez đã trao công hàm cho Bộ ngoại giao Bolivia, trong đó xin lỗi về những gì diễn ra đối với vị nguyên thủ đầu tiên mang dòng máu thổ dân tại quốc gia Nam Mỹ này.
[Tây Ban Nha mở không phận cho máy bay của Morales]
Ngày 2/7 vừa qua, máy bay chở ông Morales đã bị Pháp, Italy và Bồ Đào Nha rút phép bay qua không phận hoặc hạ cánh tiếp nhiên liệu do nghi trên máy bay có cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden, buộc chuyên cơ phải hạ cánh khẩn cấp tại Áo.
Đặc biệt, Chính phủ Bolivia phẫn nộ trước việc Đại sứ Tây Ban Nha tại Áo Alberto Carnero, theo chỉ thị từ Madrid, tìm cách khám xét chuyên cơ để tìm Snowden và đặt điều kiện lục soát máy bay mới mở cửa không phận. Trước thái độ cương quyết của Tổng thống Morales, Tây Ban Nha đã từ bỏ ý định và cho máy bay sử dụng không phận và hạ cánh tiếp nhiên liệu tại quần đảo Canarias.
Phát biểu với báo giới sau khi trao công hàm, ông Vázquez cho biết Tây Ban Nha lấy làm tiếc về sự cố trên đã xảy ra và mong muốn nó đã được giải quyết. Ông cũng nhấn mạnh Tây Ban Nha muốn quan hệ với “đất nước anh em” Bolivia luôn tốt đẹp.
Hành động chặn chuyên cơ trên đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước Mỹ Latinh. Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Liên minh các nước Nam Mỹ (Unasur), Liên minh Bolivia cho các dân tộc châu Mỹ (Alba) và Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) đã lên án hành vi trên vì vi phạm luật pháp quốc tế, chủ quyền của Bolivia và quyền miễn trừ của Tổng thống Morales.
Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 45 của Mercosur cuối tuần trước, các tổng thống của Argentina, Brazil, Uruguay và Venezuela đã nhất trí triệu hồi các đạisứ tại Tây Ban Nha, Pháp, Italy và Bồ Đào Nha để phản đối; đồng thời triệu đại sứ bốn nước châu Âu lên để yêu cầu giải thích vụ việc. Mercosur yêu cầu các nước châu Âu liên quan phải giải thích và xin lỗi Chính phủ Bolivia.
Tây Ban Nha là nước đầu tiên trong bốn quốc gia Tây Âu chính thức xin lỗi Bolivia.
Theo các nhà phân tích, sự cố với chuyên cơ của Tổng thống Morales nếu không được giải quyết có thể ảnh hưởng tới quan hệ giữa Mỹ Latinh và châu Âu, trước mắt là đặt các hội nghị thượng đỉnh Iberoamerica trước nguy cơ không thể tổ chức được.
Tổng thư ký Unasur Alí Rodríguez Araque từng phát biểu không có lý do gì để Mỹ Latinh tăng cường quan hệ với Tây Ban Nha một khi nước này đặt điều kiện đối với máy bay của Bolivia, nhất là máy bay chở một nguyên thủ quốc gia mà theo luật pháp quốc tế được quyền miễn trừ.
Tổ chức Iberoamerica tập hợp Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các quốc gia từng là thuộc địa của hai nước này tại Mỹ Latinh./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)