Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) và Quỹ hỗ trợ đền bù thiệt hại hạt nhân ngày 27/4 đã trình chính phủ Nhật Bản kế hoạch tái thiết 10 năm cho “đại gia ngành điện” đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản do phải trả các khoản đền bù lớn phát sinh từ sự cố hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Nếu được Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản Yukio Edano chấp nhận, kế hoạch kinh doanh tổng hợp đặc biệt này sẽ dọn đường cho việc bơm 1.000 tỷ yen quỹ công cho TEPCO sớm nhất là vào tháng Bảy tới.
Kazuhiko Shimokobe, một luật sư và là nhân vật chủ chốt ở Quỹ hỗ trợ bồi thường thiệt hại hạt nhân, sẽ trở thành Chủ tịch mới của TEPCO và sẽ thành lập một đơn vị thuộc quyền kiểm soát trực tiếp của ông này để giám sát tiến trình cải tổ và giải quyết các vấn đề có thể phát sinh.
Đơn vị này sẽ gồm các nhân viên TEPCO và các chuyên gia ngoài công ty này. Theo kế hoạch kinh doanh, TEPCO sẽ cắt giảm chi phí 3.000 tỷ yen đến năm tài chính 2020, trong khi tìm cách cải thiện thu nhập bằng cách tăng giá điện đối với các hộ gia đình từ tháng Bảy và tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân
Kashiwazaki-Kariwa ở tỉnh Niigata từ tài khóa 2013. Bằng các biện pháp đó, TEPCO đang tìm cách quay trở lại thời kỳ kinh doanh có lãi trong tài khóa 2013. Việc đệ trình kế hoạch trên đã bị hoãn so với dự kiến ban đầu vào tháng Ba do chính phủ gặp khó khăn trong việc lựa chọn người kế nhiệm Chủ tịch hiện nay của TEPCO là ông Tsunehisa Katsumata.
Ngoài các khoản đền bù hàng nghìn tỷ yen cho thiệt hại do sự cố hạt nhân Fukushima 1 gây ra, TEPCO còn chịu gánh nặng tài chính lớn do chi phí nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện tăng để bù đắp cho nguồn điện hạt nhân thiếu hụt sau sự cố Fukushima 1. TEPCO cũng đang phải tính đến các khoản chi phí khổng lồ cho quá trình kéo dài hàng thập kỷ để tháo dỡ 4 lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Hồi cuối tháng Ba, TEPCO đã yêu cầu bơm 1.000 tỷ yen quỹ công cho Quỹ hỗ trợ đền bù thiệt hại hạt nhân. Giám đốc điều hành TEPCO Toshio Nishizawa khi đó nói rằng công ty này có thể rơi vào tình trạng “tài sản ròng âm” nếu không có nguồn vốn công. Đổi lại việc bơm tiền vào TEPCO, chính phủ Nhật Bản sẽ nắm hơn 50% cổ phần của công ty này. Điều đó cho phép chính phủ lựa chọn các thành viên ban lãnh đạo TEPCO và đảm bảo có thể tăng cổ phần chính phủ nắm lên hơn 2/3 khi cần./.
Nếu được Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản Yukio Edano chấp nhận, kế hoạch kinh doanh tổng hợp đặc biệt này sẽ dọn đường cho việc bơm 1.000 tỷ yen quỹ công cho TEPCO sớm nhất là vào tháng Bảy tới.
Kazuhiko Shimokobe, một luật sư và là nhân vật chủ chốt ở Quỹ hỗ trợ bồi thường thiệt hại hạt nhân, sẽ trở thành Chủ tịch mới của TEPCO và sẽ thành lập một đơn vị thuộc quyền kiểm soát trực tiếp của ông này để giám sát tiến trình cải tổ và giải quyết các vấn đề có thể phát sinh.
Đơn vị này sẽ gồm các nhân viên TEPCO và các chuyên gia ngoài công ty này. Theo kế hoạch kinh doanh, TEPCO sẽ cắt giảm chi phí 3.000 tỷ yen đến năm tài chính 2020, trong khi tìm cách cải thiện thu nhập bằng cách tăng giá điện đối với các hộ gia đình từ tháng Bảy và tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân
Kashiwazaki-Kariwa ở tỉnh Niigata từ tài khóa 2013. Bằng các biện pháp đó, TEPCO đang tìm cách quay trở lại thời kỳ kinh doanh có lãi trong tài khóa 2013. Việc đệ trình kế hoạch trên đã bị hoãn so với dự kiến ban đầu vào tháng Ba do chính phủ gặp khó khăn trong việc lựa chọn người kế nhiệm Chủ tịch hiện nay của TEPCO là ông Tsunehisa Katsumata.
Ngoài các khoản đền bù hàng nghìn tỷ yen cho thiệt hại do sự cố hạt nhân Fukushima 1 gây ra, TEPCO còn chịu gánh nặng tài chính lớn do chi phí nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện tăng để bù đắp cho nguồn điện hạt nhân thiếu hụt sau sự cố Fukushima 1. TEPCO cũng đang phải tính đến các khoản chi phí khổng lồ cho quá trình kéo dài hàng thập kỷ để tháo dỡ 4 lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Hồi cuối tháng Ba, TEPCO đã yêu cầu bơm 1.000 tỷ yen quỹ công cho Quỹ hỗ trợ đền bù thiệt hại hạt nhân. Giám đốc điều hành TEPCO Toshio Nishizawa khi đó nói rằng công ty này có thể rơi vào tình trạng “tài sản ròng âm” nếu không có nguồn vốn công. Đổi lại việc bơm tiền vào TEPCO, chính phủ Nhật Bản sẽ nắm hơn 50% cổ phần của công ty này. Điều đó cho phép chính phủ lựa chọn các thành viên ban lãnh đạo TEPCO và đảm bảo có thể tăng cổ phần chính phủ nắm lên hơn 2/3 khi cần./.
Minh Sơn/Tokyo (Vietnam+)