Tập đoàn kinh doanh siêu thị Tesco của Anh đang tiến hành rà soát lại hoạt động kinh doanh tại Mỹ, theo đó nhiều khả năng tập đoàn sẽ bán lại hoặc đóng cửa chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích Fresh & Easy do làm ăn bị thua lỗ.
Chuỗi siêu thị Fresh & Easy được khai trương tại Mỹ vào năm 2007, nhưng cho đến nay vẫn chưa mang lại lợi nhuận cho Tesco, mặc dù tập đoàn này đã đầu tư hơn 1 tỷ Bảng (hơn 1,6 tỷ USD) vào đây.
Theo ước tính, doanh thu của Fresh & Easy trong ba tháng gần đây lại bị giảm sút sau khi đã bị lỗ 74 triệu Bảng (118 triệu USD) trong nửa đầu năm nay.
Các nhà phân tích thuộc Ngân hàng Deutsche vừa dự báo tăng trưởng doanh thu của Fresh & Easy sẽ giảm từ 6,9% trong quý 2 xuống 4% trong quý 3 năm nay, trong khi doanh thu bán hàng của Fresh & Easy tăng tới 12% cùng kỳ năm ngoái.
Giám đốc điều hành Tesco Philip Clarke quyết định tiến hành rà soát lại hoạt động kinh doanh của Fresh & Easy sau khi đã tạm dừng việc mở các cửa hàng mới ở Mỹ và thừa nhận rằng Fresh & Easy sẽ không thể mang lại lợi nhuận nếu tiếp tục làm ăn theo phương thức hiện nay.
Ông Clarke cho biết đã có một số đối tác bày tỏ mong muốn mua lại tất cả hoặc một phần Fresh & Easy, hoặc bắt tay với Tesco nhằm phát triển Fresh & Easy.
Trong khi đó, giám đốc điều hành Fresh & Easy Tim Mason cũng vừa quyết định rời khỏi Tesco sau 30 năm gắn bó với tập đoàn này, mở đường cho ông Greenhill vừa được bổ nhiệm xem xét và quyết định tương lai của Fresh & Easy.
Fresh & Easy hiện đang có khoảng 200 siêu thị và cửa hàng tập trung chủ yếu ở bang California và Nevada, với 5.000 nhân viên ở thị trường Mỹ.
Hồi tháng 10 vừa qua, Tesco đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh trong sáu tháng đầu tài khóa 2012-2013 kết thúc ngày 25/8, theo đó lợi nhuận trước thuế đạt 1,7 tỷ bảng (khoảng 2,7 tỷ USD), giảm 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên lợi nhuận của tập đoàn siêu thị lớn nhất "xứ sở sương mù" bị sụt giảm kể từ năm 1994.
Tesco cho biết lợi nhuận bị sụt giảm chủ yếu là do tập đoàn này đã dành một khoản đầu tư trị giá lên tới 1 tỷ Bảng nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh cũng như những siêu thị ở thị trường Anh.
Ngoài ra, Tesco cũng gặp phải những vấn đề ở các thị trường nước ngoài, đặc biệt là ở Hàn Quốc, Trung Quốc và châu Âu, với lợi nhuận giảm 17,1% xuống còn 378 triệu Bảng trong nửa đầu của tài khóa 2012-2013.
Tại Hàn Quốc - thị trường lớn nhất ở châu Á của Tesco - các nhà chức trách đã đưa ra quy định mới, theo đó mỗi tháng các siêu thị của Tesco sẽ phải đóng cửa vào hai ngày Chủ nhật - vốn là những ngày thu hút nhiều khách hàng nhất - và chỉ được mở cửa từ 8 giờ sáng đến nửa đêm.
Tesco, hiện là tập đoàn bán lẻ lớn thứ ba thế giới, sau Wal-Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp), ước tính những quy định mới này có thể khiến cho lợi nhuận của tập đoàn này ở thị trường Hàn Quốc giảm khoảng 100 triệu bảng trong năm nay.
Trong khi ở thị trường Trung Quốc, nhu cầu của khách hàng không được như kỳ vọng so với tốc độ mở thêm các siêu thị mới của tập đoàn. Còn ở châu Âu, chính sách "thắt lưng buộc bụng" và đồng Euro bị giảm giá đã khiến cho lợi nhuận của Tesco giảm 6,8% trong nửa đầu của tài khóa 2012-2013./.
Chuỗi siêu thị Fresh & Easy được khai trương tại Mỹ vào năm 2007, nhưng cho đến nay vẫn chưa mang lại lợi nhuận cho Tesco, mặc dù tập đoàn này đã đầu tư hơn 1 tỷ Bảng (hơn 1,6 tỷ USD) vào đây.
Theo ước tính, doanh thu của Fresh & Easy trong ba tháng gần đây lại bị giảm sút sau khi đã bị lỗ 74 triệu Bảng (118 triệu USD) trong nửa đầu năm nay.
Các nhà phân tích thuộc Ngân hàng Deutsche vừa dự báo tăng trưởng doanh thu của Fresh & Easy sẽ giảm từ 6,9% trong quý 2 xuống 4% trong quý 3 năm nay, trong khi doanh thu bán hàng của Fresh & Easy tăng tới 12% cùng kỳ năm ngoái.
Giám đốc điều hành Tesco Philip Clarke quyết định tiến hành rà soát lại hoạt động kinh doanh của Fresh & Easy sau khi đã tạm dừng việc mở các cửa hàng mới ở Mỹ và thừa nhận rằng Fresh & Easy sẽ không thể mang lại lợi nhuận nếu tiếp tục làm ăn theo phương thức hiện nay.
Ông Clarke cho biết đã có một số đối tác bày tỏ mong muốn mua lại tất cả hoặc một phần Fresh & Easy, hoặc bắt tay với Tesco nhằm phát triển Fresh & Easy.
Trong khi đó, giám đốc điều hành Fresh & Easy Tim Mason cũng vừa quyết định rời khỏi Tesco sau 30 năm gắn bó với tập đoàn này, mở đường cho ông Greenhill vừa được bổ nhiệm xem xét và quyết định tương lai của Fresh & Easy.
Fresh & Easy hiện đang có khoảng 200 siêu thị và cửa hàng tập trung chủ yếu ở bang California và Nevada, với 5.000 nhân viên ở thị trường Mỹ.
Hồi tháng 10 vừa qua, Tesco đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh trong sáu tháng đầu tài khóa 2012-2013 kết thúc ngày 25/8, theo đó lợi nhuận trước thuế đạt 1,7 tỷ bảng (khoảng 2,7 tỷ USD), giảm 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên lợi nhuận của tập đoàn siêu thị lớn nhất "xứ sở sương mù" bị sụt giảm kể từ năm 1994.
Tesco cho biết lợi nhuận bị sụt giảm chủ yếu là do tập đoàn này đã dành một khoản đầu tư trị giá lên tới 1 tỷ Bảng nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh cũng như những siêu thị ở thị trường Anh.
Ngoài ra, Tesco cũng gặp phải những vấn đề ở các thị trường nước ngoài, đặc biệt là ở Hàn Quốc, Trung Quốc và châu Âu, với lợi nhuận giảm 17,1% xuống còn 378 triệu Bảng trong nửa đầu của tài khóa 2012-2013.
Tại Hàn Quốc - thị trường lớn nhất ở châu Á của Tesco - các nhà chức trách đã đưa ra quy định mới, theo đó mỗi tháng các siêu thị của Tesco sẽ phải đóng cửa vào hai ngày Chủ nhật - vốn là những ngày thu hút nhiều khách hàng nhất - và chỉ được mở cửa từ 8 giờ sáng đến nửa đêm.
Tesco, hiện là tập đoàn bán lẻ lớn thứ ba thế giới, sau Wal-Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp), ước tính những quy định mới này có thể khiến cho lợi nhuận của tập đoàn này ở thị trường Hàn Quốc giảm khoảng 100 triệu bảng trong năm nay.
Trong khi ở thị trường Trung Quốc, nhu cầu của khách hàng không được như kỳ vọng so với tốc độ mở thêm các siêu thị mới của tập đoàn. Còn ở châu Âu, chính sách "thắt lưng buộc bụng" và đồng Euro bị giảm giá đã khiến cho lợi nhuận của Tesco giảm 6,8% trong nửa đầu của tài khóa 2012-2013./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)