Tối 22/2 (tức 13 tháng Giêng), tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền thờ và lăng mộ các vua Trần, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà đã long trọng tổ chức khai mạc lễ hội đền Trần năm 2013.
Hàng ngàn du khách thập phương đến dự lễ và thắp hương tưởng nhớ công lao của các vị vua Trần trên mảnh đất được coi là nơi phát tích, dựng nghiệp vương triều Trần.
Lễ hội đền Trần năm nay là sự kiện văn hóa đầu tiên trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng năm Du lịch Quốc gia khu vực đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 diễn ra tại Thái Bình.
Đây là năm thứ tư huyện Hưng Hà tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh công lao dựng nước và giữ nước của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ con cháu. Đồng thời đây cũng là dịp để từng bước đưa khu di tích Đền thờ và lăng mộ các vua Trần trở thành điểm đến trong hệ thống du lịch lịch sử-văn hóa-tâm linh của cả nước và tiến tới đề nghị Nhà nước công nhận Khu di tích này là di tích Quốc gia đặc biệt.
Ngay từ buổi sáng và chiều ngày 22/2, huyện Hưng Hà đã tổ chức lễ tế mở cửa đền, lễ bái yết, tế mộ trong không khí linh thiêng, tôn kính. Đặc biệt, hoạt động luôn thu hút được sự quan tâm của người dân và mang tính truyền thống là lễ rước nước để nhắc lại thuở xưa tổ tiên nhà Trần đều sống bằng nghề chài lưới.
Theo các cụ cao niên, lễ rước nước là nghi thức và mong cho mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hòa. Lễ rước nước từ đền Trần ra bến sông gồm 9 kiệu, đi sau các kiệu là các đoàn tế mang chấp kích, bát biểu, tàn lọng, đồ tế khí. Chum nước lấy từ lễ hội năm trước đặt trong Đền, sau đó cung nghinh lên kiệu rước ra sông Hồng. Tại bến sông, ba chiếc thuyền rồng chở nước thiêng ra giữa dòng và thay thế nước mới đựng trong một chiếc chum. Chum nước mới được đoàn rước chuyển về Đền trên quãng đường dài hơn 1,5 km cùng với lễ bái tế các vua Trần.
Khu di tích là nơi lưu giữ mộ phần của ba Thái tổ Trần Thừa và ba vị vua đầu triều Trần: Thái Tông, Thánh Tông và đặc biệt một phần ngọc cốt của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông và một số Hoàng thân quốc thích, Hoàng hậu, Công chúa nhà Trần.
Theo các cứ liệu lịch sử còn để lại, tại đất Long Hưng xưa (nay là huyện Hưng Hà) nhà Trần đã lớn mạnh toàn diện về cả kinh tế, chính trị và quân sự, trở thành chỗ dựa chính của Nhà Lý lúc suy vi. Từ đó, Trần Thủ Độ đã từng bước làm cuộc chuyển giao quyền lực chính trị có một không hai trong lịch sử từ nhà Lý sang nhà Trần.
Năm 1225, vua Thái Tông lên ngôi mở đầu cho lịch sử trị nước của vương triều Trần. Với sức mạnh của “hào khí Đông A”, nhà Trần cai trị đất nước trong khoảng 175 năm, lãnh đạo nhân dân Đại Việt ba lần kháng chiến chống quân Nguyên giành thắng lợi các năm 1258, 1285 và năm 1288. Sau mỗi lần chiến thắng quân Mông Nguyên, chặn đánh quân Chiêm Thành bảo vệ biên ải phía Nam thắng lợi, các vua Trần đều về Long Hưng làm lễ cáo yết tổ tiên, báo chiến công.
Lễ hội đền Trần Thái Bình diễn ra đến hết ngày 27/2 (tức 18 tháng Giêng âm lịch) với nhiều hoạt động đặc sắc mang đậm chất dân gian như thi cỗ cá, gói bánh chưng, pháo đất, thi kéo lửa nấu cơm cần, thi cắm cờ “Phá cường địch báo Hoàng ân,” lễ tế, lễ giỗ Thái tổ Trần Thừa./.
Hàng ngàn du khách thập phương đến dự lễ và thắp hương tưởng nhớ công lao của các vị vua Trần trên mảnh đất được coi là nơi phát tích, dựng nghiệp vương triều Trần.
Lễ hội đền Trần năm nay là sự kiện văn hóa đầu tiên trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng năm Du lịch Quốc gia khu vực đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 diễn ra tại Thái Bình.
Đây là năm thứ tư huyện Hưng Hà tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh công lao dựng nước và giữ nước của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ con cháu. Đồng thời đây cũng là dịp để từng bước đưa khu di tích Đền thờ và lăng mộ các vua Trần trở thành điểm đến trong hệ thống du lịch lịch sử-văn hóa-tâm linh của cả nước và tiến tới đề nghị Nhà nước công nhận Khu di tích này là di tích Quốc gia đặc biệt.
Ngay từ buổi sáng và chiều ngày 22/2, huyện Hưng Hà đã tổ chức lễ tế mở cửa đền, lễ bái yết, tế mộ trong không khí linh thiêng, tôn kính. Đặc biệt, hoạt động luôn thu hút được sự quan tâm của người dân và mang tính truyền thống là lễ rước nước để nhắc lại thuở xưa tổ tiên nhà Trần đều sống bằng nghề chài lưới.
Theo các cụ cao niên, lễ rước nước là nghi thức và mong cho mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hòa. Lễ rước nước từ đền Trần ra bến sông gồm 9 kiệu, đi sau các kiệu là các đoàn tế mang chấp kích, bát biểu, tàn lọng, đồ tế khí. Chum nước lấy từ lễ hội năm trước đặt trong Đền, sau đó cung nghinh lên kiệu rước ra sông Hồng. Tại bến sông, ba chiếc thuyền rồng chở nước thiêng ra giữa dòng và thay thế nước mới đựng trong một chiếc chum. Chum nước mới được đoàn rước chuyển về Đền trên quãng đường dài hơn 1,5 km cùng với lễ bái tế các vua Trần.
Khu di tích là nơi lưu giữ mộ phần của ba Thái tổ Trần Thừa và ba vị vua đầu triều Trần: Thái Tông, Thánh Tông và đặc biệt một phần ngọc cốt của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông và một số Hoàng thân quốc thích, Hoàng hậu, Công chúa nhà Trần.
Theo các cứ liệu lịch sử còn để lại, tại đất Long Hưng xưa (nay là huyện Hưng Hà) nhà Trần đã lớn mạnh toàn diện về cả kinh tế, chính trị và quân sự, trở thành chỗ dựa chính của Nhà Lý lúc suy vi. Từ đó, Trần Thủ Độ đã từng bước làm cuộc chuyển giao quyền lực chính trị có một không hai trong lịch sử từ nhà Lý sang nhà Trần.
Năm 1225, vua Thái Tông lên ngôi mở đầu cho lịch sử trị nước của vương triều Trần. Với sức mạnh của “hào khí Đông A”, nhà Trần cai trị đất nước trong khoảng 175 năm, lãnh đạo nhân dân Đại Việt ba lần kháng chiến chống quân Nguyên giành thắng lợi các năm 1258, 1285 và năm 1288. Sau mỗi lần chiến thắng quân Mông Nguyên, chặn đánh quân Chiêm Thành bảo vệ biên ải phía Nam thắng lợi, các vua Trần đều về Long Hưng làm lễ cáo yết tổ tiên, báo chiến công.
Lễ hội đền Trần Thái Bình diễn ra đến hết ngày 27/2 (tức 18 tháng Giêng âm lịch) với nhiều hoạt động đặc sắc mang đậm chất dân gian như thi cỗ cá, gói bánh chưng, pháo đất, thi kéo lửa nấu cơm cần, thi cắm cờ “Phá cường địch báo Hoàng ân,” lễ tế, lễ giỗ Thái tổ Trần Thừa./.
Thu Hoài (TTXVN)