Vào đầu tháng này, Hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Thái Lan chính thức thừa nhận họ đã để mất vị trí nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vào tay Ấn Độ sau hơn 3 thập kỷ nắm giữ vị trí này.
Theo các nhà phân tích chính sách, nguyên nhân chủ yếu khiến “đất nước chùa Vàng” không giữ được vị trí số một trong danh sách các nước xuất khẩu gạo của thế giới là do chính sách trợ giá cho nông dân đã đẩy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan lên cao và làm giảm khả năng cạnh tranh của nước này trên thị trường lương thực thế giới.
Chính sách gây tranh cãi
Theo Hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Thái Lan, năm ngoái, nước này chỉ xuất khẩu được 6,9 triệu tấn gạo, giảm 35,5% so với năm 2011 và thấp hơn rất nhiều so con số 9,5 triệu tấn của Ấn Độ. Gạo xuất khẩu của “đất nước chùa Vàng” còn thấp hơn 0,7 triệu tấn so với Việt Nam.
Phát biểu trên các phương tiện truyền thông, ông Chookiat Ophaswongse, Chủ tịch Danh dự của Hiệp hội, nói: “Kể từ những năm 80 của thế kỷ trước, chúng tôi đã từng là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng chúng tôi đã mất vị trí này trong năm 2012.”
Theo ông Chookiat, sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm mạnh là do cái gọi là "chương trình cam kết lúa gạo" của Bangkok, theo đó Chính phủ Thái Lan mua thóc của nông dân ở mức giá cố định là 15.000 baht/tấn (tương đương 484 USD) và thóc có chất lượng cao với giá 20.000 baht/tấn để dự trữ. Mức giá này cao hơn 50% so với mức giá phổ biến trên thị trường.
Chương trình cam kết lúa gạo là một trong những chính sách dân túy mà đảng cầm quyền “Vì nước Thái” sử dụng để giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử tháng 7/2011. Chương trình này đã nhận được sự ủng hộ của nông dân bởi vì thu nhập của họ tăng lên đáng kể. Vì vậy, Chính phủ Thái Lan dự định sẽ tiếp tục thực hiện chính sách này trong năm 2013.
Tuy nhiên, ở Thái Lan hiện nay có những ý kiến cho rằng chương trình cam kết lúa gạo chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh của Thái Lan trên thị trường gạo quốc tế bởi vì nó làm giá gạo của Thái Lan cao hơn từ 100 đến 200 USD/tấn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Bên cạnh đó, một số người quan ngại chương trình có thể sẽ dẫn tới sự gia tăng của nợ công, sự dư thừa của nguồn cung gạo, tình trạng tham nhũng trong khâu tiêu thụ và thậm chí cả tình trạng buôn lậu gạo để lợi dụng chính sách.
Nông dân là người hưởng lợi
Kể từ khi chương trình cam kết lúa gạo được triển khai vào tháng 10/2011, Chính phủ Thái Lan đã dự trữ được hơn 10 triệu tấn gạo. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), nếu Thái Lan bán số gạo mua dự trữ của năm ngoái ở mức giá hiện nay, nước này sẽ bị lỗ khoảng 115 tỷ baht (3,7 tỷ USD). Tuy nhiên, theo ông Olarn Chaipravat, người được coi là kiến trúc sư của chương trình này, Thái Lan không bị thiệt như vậy.
Trả lời phỏng vấn tờ Bangkok Post vào đầu tháng này, ông Olarn khẳng định chính sách này có thể đóng vai trò như công cụ hỗ trợ giá nông sản lâu dài, qua đó góp phần tăng thu nhập của nông dân. Chính sách này sẽ được hủy bỏ khi nó không còn cần thiết và khi những người nông dân nhận được mức giá mà họ đáng được hưởng.
“Mục đích của chính sách này là cho phép những người nông dân được hưởng thu nhập họ xứng đáng được nhận,” ông Olarn khẳng định.
Cùng với việc ấn định mức giá mua gạo, theo ông Olarn, trong chương trình này, Chính phủ Thái Lan dự định sẽ xây dựng 2 kho chứa lớn, hiện đại, có thể bảo quản gạo trong 2 năm mà không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó, Chính phủ đang cân nhắc cho nông dân vay vốn để mua phân bón và thuốc trừ sâu.
Mặt khác, ông Olarn, người hiện đang giữ chức Chủ tịch Văn phòng Đại diện Thương mại Thái Lan, cho rằng chương trình này cũng phục vụ cho các chương trình an ninh lương thực của khu vực. Ông nói: “Nếu chúng tôi không muốn bán lượng gạo dự trữ, chúng tôi có thể giữ số gạo này để phục vụ cho mục đích đảm bảo an ninh lương thực của khu vực.”
Thái Lan sẽ giành lại vị trí số 1?
Mặc dù trong năm 2012 xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm mạnh nhưng có tín hiệu cho thấy kim ngạch xuất khẩu gạo của “đất nước chùa Vàng” đang tăng trở lại. Riêng trong quý 4/2012, bình quân nước này đã xuất khẩu được 665.000 tấn/tháng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2011. Nếu xu hướng này tiếp tục, theo ông Olarn, Thái Lan có thể sẽ xuất khẩu được 8,5 triệu tấn gạo trong giai đoạn từ tháng 10/2012 đến tháng 9/2013, cao hơn 0,9 triệu tấn so với sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong cả năm 2012.
Một trong những nhân tố hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu gạo của Thái Lan trong năm 2013 là nguồn cung trong nước sẽ tăng mạnh vì có nhiều khả năng nước này sẽ giành được vụ mùa bội thu.
Theo ước tính của Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp (OAE) Thái Lan, sản lượng lúa của nước này trong niên vụ bắt đầu vào tháng 10/2012 sẽ tăng 9,4% lên 37,9 triệu tấn. Sản lượng lúa của vụ mùa chính, vốn chiếm tới 69% sản lượng cả năm, sẽ tăng 12,6% so với vụ mùa trước lên 26,2 triệu tấn, trong khi vụ thu hoạch thứ hai có thể sẽ bổ sung thêm 11,7 triệu tấn nữa.
Bên cạnh đó, năm 2013, Chính phủ Thái Lan có thể sẽ bán số gạo mà họ đã mua dự trữ năm ngoái theo lô lớn. Động thái này sẽ giúp trả các khoản nợ ngắn hạn để tài trợ cho chương trình cam kết lúa gạo.
Theo ông Olarn, Chính phủ Thái Lan sẽ bán hơn 2,5 triệu tấn gạo trắng phẩm cấp trung bình 100% và 5% trong giai đoạn 2012/13 so với 1,4 triệu tấn trong giai đoạn 2011/12. Số gạo này sẽ được bán ở mức giá của thị trường thế giới vào khoảng 600 USD/tấn được ấn định bởi các nhà xuất khẩu gạo Mỹ trong các thỏa thuận liên chính phủ (G2G), cao hơn so với mức giá 450 USD/tấn do các nước khác ấn định.
Ở chiều ngược lại, Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay, có thể sẽ giảm lượng gạo xuất khẩu.
Theo Ủy ban Chi phí và Giá cả Nông nghiệp (CACP) – cơ quan tư vấn cho Chính phủ Ấn Độ, năm 2013, nước này có thể giảm 30% lượng gạo xuất khẩu xuống còn 7 triệu tấn do giá gạo trên thế giới giảm. Ông Ashok Gulati, Chủ tịch CACP cho rằng Ấn Độ không cần phải xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo trong năm nay bởi vì, lợi nhuận cận biên của xuất khẩu gạo đang giảm.
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia phân tích, người Thái còn phải nỗ lực rất nhiều trước khi có thể lấy lại vị trí số 1 thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc, một trong những khách hàng lớn nhất của Thái Lan, sẽ giảm do sản lượng lúa của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được dự báo sẽ tăng từ 140 triệu tấn lên 143 triệu tấn trong năm nay.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh trên thị trường lương thực thế giới đang ngày càng khốc liệt do một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam, Campuchia và Myanmar, sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu gạo thông qua chính sách giảm giá, trong khi giá gạo xuất khẩu của Thái Lan vẫn đang đứng ở mức cao do chính sách trợ giá./.
Theo các nhà phân tích chính sách, nguyên nhân chủ yếu khiến “đất nước chùa Vàng” không giữ được vị trí số một trong danh sách các nước xuất khẩu gạo của thế giới là do chính sách trợ giá cho nông dân đã đẩy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan lên cao và làm giảm khả năng cạnh tranh của nước này trên thị trường lương thực thế giới.
Chính sách gây tranh cãi
Theo Hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Thái Lan, năm ngoái, nước này chỉ xuất khẩu được 6,9 triệu tấn gạo, giảm 35,5% so với năm 2011 và thấp hơn rất nhiều so con số 9,5 triệu tấn của Ấn Độ. Gạo xuất khẩu của “đất nước chùa Vàng” còn thấp hơn 0,7 triệu tấn so với Việt Nam.
Phát biểu trên các phương tiện truyền thông, ông Chookiat Ophaswongse, Chủ tịch Danh dự của Hiệp hội, nói: “Kể từ những năm 80 của thế kỷ trước, chúng tôi đã từng là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng chúng tôi đã mất vị trí này trong năm 2012.”
Theo ông Chookiat, sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm mạnh là do cái gọi là "chương trình cam kết lúa gạo" của Bangkok, theo đó Chính phủ Thái Lan mua thóc của nông dân ở mức giá cố định là 15.000 baht/tấn (tương đương 484 USD) và thóc có chất lượng cao với giá 20.000 baht/tấn để dự trữ. Mức giá này cao hơn 50% so với mức giá phổ biến trên thị trường.
Chương trình cam kết lúa gạo là một trong những chính sách dân túy mà đảng cầm quyền “Vì nước Thái” sử dụng để giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử tháng 7/2011. Chương trình này đã nhận được sự ủng hộ của nông dân bởi vì thu nhập của họ tăng lên đáng kể. Vì vậy, Chính phủ Thái Lan dự định sẽ tiếp tục thực hiện chính sách này trong năm 2013.
Tuy nhiên, ở Thái Lan hiện nay có những ý kiến cho rằng chương trình cam kết lúa gạo chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh của Thái Lan trên thị trường gạo quốc tế bởi vì nó làm giá gạo của Thái Lan cao hơn từ 100 đến 200 USD/tấn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Bên cạnh đó, một số người quan ngại chương trình có thể sẽ dẫn tới sự gia tăng của nợ công, sự dư thừa của nguồn cung gạo, tình trạng tham nhũng trong khâu tiêu thụ và thậm chí cả tình trạng buôn lậu gạo để lợi dụng chính sách.
Nông dân là người hưởng lợi
Kể từ khi chương trình cam kết lúa gạo được triển khai vào tháng 10/2011, Chính phủ Thái Lan đã dự trữ được hơn 10 triệu tấn gạo. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), nếu Thái Lan bán số gạo mua dự trữ của năm ngoái ở mức giá hiện nay, nước này sẽ bị lỗ khoảng 115 tỷ baht (3,7 tỷ USD). Tuy nhiên, theo ông Olarn Chaipravat, người được coi là kiến trúc sư của chương trình này, Thái Lan không bị thiệt như vậy.
Trả lời phỏng vấn tờ Bangkok Post vào đầu tháng này, ông Olarn khẳng định chính sách này có thể đóng vai trò như công cụ hỗ trợ giá nông sản lâu dài, qua đó góp phần tăng thu nhập của nông dân. Chính sách này sẽ được hủy bỏ khi nó không còn cần thiết và khi những người nông dân nhận được mức giá mà họ đáng được hưởng.
“Mục đích của chính sách này là cho phép những người nông dân được hưởng thu nhập họ xứng đáng được nhận,” ông Olarn khẳng định.
Cùng với việc ấn định mức giá mua gạo, theo ông Olarn, trong chương trình này, Chính phủ Thái Lan dự định sẽ xây dựng 2 kho chứa lớn, hiện đại, có thể bảo quản gạo trong 2 năm mà không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó, Chính phủ đang cân nhắc cho nông dân vay vốn để mua phân bón và thuốc trừ sâu.
Mặt khác, ông Olarn, người hiện đang giữ chức Chủ tịch Văn phòng Đại diện Thương mại Thái Lan, cho rằng chương trình này cũng phục vụ cho các chương trình an ninh lương thực của khu vực. Ông nói: “Nếu chúng tôi không muốn bán lượng gạo dự trữ, chúng tôi có thể giữ số gạo này để phục vụ cho mục đích đảm bảo an ninh lương thực của khu vực.”
Thái Lan sẽ giành lại vị trí số 1?
Mặc dù trong năm 2012 xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm mạnh nhưng có tín hiệu cho thấy kim ngạch xuất khẩu gạo của “đất nước chùa Vàng” đang tăng trở lại. Riêng trong quý 4/2012, bình quân nước này đã xuất khẩu được 665.000 tấn/tháng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2011. Nếu xu hướng này tiếp tục, theo ông Olarn, Thái Lan có thể sẽ xuất khẩu được 8,5 triệu tấn gạo trong giai đoạn từ tháng 10/2012 đến tháng 9/2013, cao hơn 0,9 triệu tấn so với sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong cả năm 2012.
Một trong những nhân tố hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu gạo của Thái Lan trong năm 2013 là nguồn cung trong nước sẽ tăng mạnh vì có nhiều khả năng nước này sẽ giành được vụ mùa bội thu.
Theo ước tính của Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp (OAE) Thái Lan, sản lượng lúa của nước này trong niên vụ bắt đầu vào tháng 10/2012 sẽ tăng 9,4% lên 37,9 triệu tấn. Sản lượng lúa của vụ mùa chính, vốn chiếm tới 69% sản lượng cả năm, sẽ tăng 12,6% so với vụ mùa trước lên 26,2 triệu tấn, trong khi vụ thu hoạch thứ hai có thể sẽ bổ sung thêm 11,7 triệu tấn nữa.
Bên cạnh đó, năm 2013, Chính phủ Thái Lan có thể sẽ bán số gạo mà họ đã mua dự trữ năm ngoái theo lô lớn. Động thái này sẽ giúp trả các khoản nợ ngắn hạn để tài trợ cho chương trình cam kết lúa gạo.
Theo ông Olarn, Chính phủ Thái Lan sẽ bán hơn 2,5 triệu tấn gạo trắng phẩm cấp trung bình 100% và 5% trong giai đoạn 2012/13 so với 1,4 triệu tấn trong giai đoạn 2011/12. Số gạo này sẽ được bán ở mức giá của thị trường thế giới vào khoảng 600 USD/tấn được ấn định bởi các nhà xuất khẩu gạo Mỹ trong các thỏa thuận liên chính phủ (G2G), cao hơn so với mức giá 450 USD/tấn do các nước khác ấn định.
Ở chiều ngược lại, Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay, có thể sẽ giảm lượng gạo xuất khẩu.
Theo Ủy ban Chi phí và Giá cả Nông nghiệp (CACP) – cơ quan tư vấn cho Chính phủ Ấn Độ, năm 2013, nước này có thể giảm 30% lượng gạo xuất khẩu xuống còn 7 triệu tấn do giá gạo trên thế giới giảm. Ông Ashok Gulati, Chủ tịch CACP cho rằng Ấn Độ không cần phải xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo trong năm nay bởi vì, lợi nhuận cận biên của xuất khẩu gạo đang giảm.
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia phân tích, người Thái còn phải nỗ lực rất nhiều trước khi có thể lấy lại vị trí số 1 thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc, một trong những khách hàng lớn nhất của Thái Lan, sẽ giảm do sản lượng lúa của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được dự báo sẽ tăng từ 140 triệu tấn lên 143 triệu tấn trong năm nay.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh trên thị trường lương thực thế giới đang ngày càng khốc liệt do một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam, Campuchia và Myanmar, sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu gạo thông qua chính sách giảm giá, trong khi giá gạo xuất khẩu của Thái Lan vẫn đang đứng ở mức cao do chính sách trợ giá./.
Thanh Tùng (TTXVN)