Ngày 30/9, Bộ Thương mại Thái Lan đã bác bỏ thông báo trước đó của Bộ Tài chính rằng chương trình trợ giá gạo được triển khai từ tháng 10/2011 đã gây thiệt hại tới 400 tỷ baht cho nước này.
Nhật báo The Nation dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Niwatthumrong Boonsongpaisan nói bộ này đã trả 160 tỷ baht cho Bộ Tài chính để chi cho các cam kết trợ giá sau khi họ có thể bán gạo từ kho dự trữ. Một khoản tiền khác trị giá 40 tỷ baht cũng sẽ được chuyển trả cho Bộ Tài chính vào cuối năm nay.
Vì vậy, theo Bộ trưởng Niwatthumrong, thiệt hại trung bình hàng năm từ các vụ thu hoạch trước đó và vụ thu hoạch đã cam kết sắp tới sẽ không vượt quá con số 80 tỷ baht/năm. Điều đó có nghĩa tổng thiệt hại trong 3 năm sẽ không vượt quá 240 tỷ baht. Chính phủ Thái Lan chỉ thừa nhận mức thiệt hại từ chương trình này trong hai vụ thu hoạch đầu tiên là 136 tỷ baht.
Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan sẽ thu được hơn 200 tỷ baht trong năm nay để giúp bù đắp một phần số tiền 670 tỷ baht chi phí tích lũy. Do đó, tổng thiệt hại sẽ không thế lên tới 400 tỷ baht.
Chính phủ Thái Lan hiện nắm giữ khoảng 15 triệu tấn gạo trong kho dự trữ quốc gia, trong đó có 5 triệu tấn đã được bán nhưng vẫn đang chờ để vận chuyển co các khách hàng nước ngoài theo các thỏa thuận liên chính phủ. Ngoài ra, Chính phủ cũng đang đàm phán với nhiều nước khác để bán số gạo còn lại.
Bộ trưởng Niwatthumrong cho biết Chính phủ sẽ cố gắng tổng hợp các số liệu về chi tiêu và mức độ thiệt hại sau khi bán được tất cả gạo còn tồn trong kho.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết trong 8 tháng qua, khối lượng gạo xuất khẩu của nước này đã giảm 4,4% xuống 4,33 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng giảm 5,2% xuống 91,18 tỷ baht. Các nước nhập khẩu gạo chủ chốt của Thái Lan là Iraq (581.075 tấn), Benin (560.647 tấn), Mỹ (247.882 tấn), Nhật Bản (219.667 tấn) và Ivory Coast (219.362 tấn).
Chính phủ Thái Lan vẫn duy trì mức trợ giá gạo cho mùa vụ chính ở mức 15.000 baht/tấn thóc lúa trắng và giới hạn giá trị hỗ trợ ở mức 350.000 baht/hộ gia đình./.
Nhật báo The Nation dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Niwatthumrong Boonsongpaisan nói bộ này đã trả 160 tỷ baht cho Bộ Tài chính để chi cho các cam kết trợ giá sau khi họ có thể bán gạo từ kho dự trữ. Một khoản tiền khác trị giá 40 tỷ baht cũng sẽ được chuyển trả cho Bộ Tài chính vào cuối năm nay.
Vì vậy, theo Bộ trưởng Niwatthumrong, thiệt hại trung bình hàng năm từ các vụ thu hoạch trước đó và vụ thu hoạch đã cam kết sắp tới sẽ không vượt quá con số 80 tỷ baht/năm. Điều đó có nghĩa tổng thiệt hại trong 3 năm sẽ không vượt quá 240 tỷ baht. Chính phủ Thái Lan chỉ thừa nhận mức thiệt hại từ chương trình này trong hai vụ thu hoạch đầu tiên là 136 tỷ baht.
Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan sẽ thu được hơn 200 tỷ baht trong năm nay để giúp bù đắp một phần số tiền 670 tỷ baht chi phí tích lũy. Do đó, tổng thiệt hại sẽ không thế lên tới 400 tỷ baht.
Chính phủ Thái Lan hiện nắm giữ khoảng 15 triệu tấn gạo trong kho dự trữ quốc gia, trong đó có 5 triệu tấn đã được bán nhưng vẫn đang chờ để vận chuyển co các khách hàng nước ngoài theo các thỏa thuận liên chính phủ. Ngoài ra, Chính phủ cũng đang đàm phán với nhiều nước khác để bán số gạo còn lại.
Bộ trưởng Niwatthumrong cho biết Chính phủ sẽ cố gắng tổng hợp các số liệu về chi tiêu và mức độ thiệt hại sau khi bán được tất cả gạo còn tồn trong kho.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết trong 8 tháng qua, khối lượng gạo xuất khẩu của nước này đã giảm 4,4% xuống 4,33 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng giảm 5,2% xuống 91,18 tỷ baht. Các nước nhập khẩu gạo chủ chốt của Thái Lan là Iraq (581.075 tấn), Benin (560.647 tấn), Mỹ (247.882 tấn), Nhật Bản (219.667 tấn) và Ivory Coast (219.362 tấn).
Chính phủ Thái Lan vẫn duy trì mức trợ giá gạo cho mùa vụ chính ở mức 15.000 baht/tấn thóc lúa trắng và giới hạn giá trị hỗ trợ ở mức 350.000 baht/hộ gia đình./.
Minh Hằng (TTXVN)