Chính phủ Thái Lan cho biết họ đang từng bước triển khai kế hoạch đưa nước này trở thành trung tâm y tế của khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Chính sách phát triển thành một trung tâm y tế của Chính phủ Thái Lan được coi là để thúc đẩy dịch vụ du lịch chữa bệnh và biến nước này trở thành điểm đến hoàn hảo trong lĩnh vực dịch vụ y tế.
Thái Lan đã vạch ra một chiến lược cụ thể, với khoảng thời gian thực hiện trong 4 năm nhằm hoàn thành mục tiêu này. Chiến lược trên bao gồm bốn lĩnh vực trọng tâm điều trị y tế, chăm sóc sức khỏe, y học truyền thống và các sản phẩm y tế, đặc biệt là Đông y.
Mục tiêu chính của kế hoạch là khuyến khích các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe tại Thái Lan nâng cấp tiêu chuẩn dịch vụ của họ; tăng cường khả năng cạnh tranh của Thái Lan với những thế mạnh sẵn có trong các lĩnh vực nhân lực y tế có kinh nghiệm, cơ sở trang thiết bị hiện đại, dịch vụ thân thiện và hoàn hảo, giá cả hợp lý.
Hiện tại, các bệnh viện trên khắp Thái Lan đã sẵn sàng thực hiện dịch vụ cấp cứu 24 giờ. Nhiều bệnh viện đã được công nhận là đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế như ISO. Thái Lan hiện là quốc gia đầu tiên ở châu Á được Ủy ban chứng nhận quốc tế công nhận và cho phép cấp giấy chức nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Bác sỹ Thái Lan cũng có đủ khả năng chăm sóc và thực hiện dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực y tế. Phần lớn họ điều tốt nghiệp ở các trường tại Thái Lan và sau đó đi tu nghiệp tại nước ngoài.
Trong nhiều bệnh viện tư nhân, các bệnh nhân nước ngoài có thể được hỗ trợ thông qua phiên dịch hoặc người phối hợp trong các dịch vụ mà họ có yêu cầu. Để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh là khách hàng, các dịch vụ y tế tại Thái Lan đều được quy định phải đáp ứng ở những tiêu chuẩn chất lượng cao nhất.
Thái Lan đã khẳng định được danh tiếng là địa điểm có dịch vụ spa hoàn hảo nhất châu Á. Bangkok thậm chí còn được mệnh danh là "Thủ phủ Spa của châu Á," nhờ dịch vụ làm đẹp, mátxa Thái và thuốc Đông y hoàn hảo.
Ngoài Bangkok, các điểm du lịch nổi tiếng ở Thái Lan như Chiang Mai, Phuket, đảo Samui cũng đều có khu spa nghỉ dưỡng tiêu chuẩn cao. Bộ Y tế Thái Lan là nơi trực tiếp cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn cho các khu spa nghỉ dưỡng kiểu này.
Theo một thống kê mới đây của Bộ Y tế, trong năm 2012, người nước ngoài đến Thái Lan tìm kiếm dịch vụ y tế có hơn 2 triệu lượt. Dịch vụ y tế phổ biến nhất gồm kiểm tra y tế, phẫu thuật làm đẹp, chuyển đổi giới tính, chăm sóc răng miệng, phẫu thuật chỉnh hình và phẫu thuật tim.
Nguồn thu từ dịch vụ y tế vẫn luôn tăng hàng năm và đặc biệt tăng mạnh từ năm 2010, từ 65 tỷ baht (30 baht đổi được 1 USD) lên tới 121 tỷ baht năm 2012. Số lượng người đến Thái Lan tìm kiếm dịch vụ y tế cũng tăng, chủ yếu là khách từ Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Đức và các quốc gia Trung Đông.
Gần đây, Thái Lan đã áp dụng chính sách thị thực 90 ngày cho sáu nước vùng Vịnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công dân ở khu vực Trung Đông vào Thái Lan hưởng thụ dịch vụ y tế. Sáu quốc gia này bao gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Arập Xêút và Các tiêu vương quốc Arập thống nhất (UAE).
Sắp tới chính sách trung tâm y tế khu vực sẽ được mở rộng áp dụng đối với các nước ASEAN để chuẩn bị cho việc ASEAN trở thành một cộng đồng chung vào năm 2015.
Để chuẩn bị cho Cộng đồng ASEAN, Bộ Y tế Thái Lan đã thực hiện việc cơ cấu lại các khu vực dịch vụ y tế nhằm đảm bảo đầu tư có hiệu quả và giảm thiểu việc đầu tư chồng chéo, dàn trải. Bộ này đã tiến hành nâng cấp 50 bệnh viện ở khu vực biên giới nhằm phục vụ số lượng người bệnh từ các nước làng giềng của Thái Lan sang chữa trị ngày càng đông.
Việc xuất khẩu thuốc sang các thị trường ASEAN cũng nhận được những phản ứng tích cực từ thị trường, đặc biệt là ở Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar, với doanh thu khoảng 80 triệu bạt trong năm 2012./.
Chính sách phát triển thành một trung tâm y tế của Chính phủ Thái Lan được coi là để thúc đẩy dịch vụ du lịch chữa bệnh và biến nước này trở thành điểm đến hoàn hảo trong lĩnh vực dịch vụ y tế.
Thái Lan đã vạch ra một chiến lược cụ thể, với khoảng thời gian thực hiện trong 4 năm nhằm hoàn thành mục tiêu này. Chiến lược trên bao gồm bốn lĩnh vực trọng tâm điều trị y tế, chăm sóc sức khỏe, y học truyền thống và các sản phẩm y tế, đặc biệt là Đông y.
Mục tiêu chính của kế hoạch là khuyến khích các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe tại Thái Lan nâng cấp tiêu chuẩn dịch vụ của họ; tăng cường khả năng cạnh tranh của Thái Lan với những thế mạnh sẵn có trong các lĩnh vực nhân lực y tế có kinh nghiệm, cơ sở trang thiết bị hiện đại, dịch vụ thân thiện và hoàn hảo, giá cả hợp lý.
Hiện tại, các bệnh viện trên khắp Thái Lan đã sẵn sàng thực hiện dịch vụ cấp cứu 24 giờ. Nhiều bệnh viện đã được công nhận là đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế như ISO. Thái Lan hiện là quốc gia đầu tiên ở châu Á được Ủy ban chứng nhận quốc tế công nhận và cho phép cấp giấy chức nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Bác sỹ Thái Lan cũng có đủ khả năng chăm sóc và thực hiện dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực y tế. Phần lớn họ điều tốt nghiệp ở các trường tại Thái Lan và sau đó đi tu nghiệp tại nước ngoài.
Trong nhiều bệnh viện tư nhân, các bệnh nhân nước ngoài có thể được hỗ trợ thông qua phiên dịch hoặc người phối hợp trong các dịch vụ mà họ có yêu cầu. Để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh là khách hàng, các dịch vụ y tế tại Thái Lan đều được quy định phải đáp ứng ở những tiêu chuẩn chất lượng cao nhất.
Thái Lan đã khẳng định được danh tiếng là địa điểm có dịch vụ spa hoàn hảo nhất châu Á. Bangkok thậm chí còn được mệnh danh là "Thủ phủ Spa của châu Á," nhờ dịch vụ làm đẹp, mátxa Thái và thuốc Đông y hoàn hảo.
Ngoài Bangkok, các điểm du lịch nổi tiếng ở Thái Lan như Chiang Mai, Phuket, đảo Samui cũng đều có khu spa nghỉ dưỡng tiêu chuẩn cao. Bộ Y tế Thái Lan là nơi trực tiếp cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn cho các khu spa nghỉ dưỡng kiểu này.
Theo một thống kê mới đây của Bộ Y tế, trong năm 2012, người nước ngoài đến Thái Lan tìm kiếm dịch vụ y tế có hơn 2 triệu lượt. Dịch vụ y tế phổ biến nhất gồm kiểm tra y tế, phẫu thuật làm đẹp, chuyển đổi giới tính, chăm sóc răng miệng, phẫu thuật chỉnh hình và phẫu thuật tim.
Nguồn thu từ dịch vụ y tế vẫn luôn tăng hàng năm và đặc biệt tăng mạnh từ năm 2010, từ 65 tỷ baht (30 baht đổi được 1 USD) lên tới 121 tỷ baht năm 2012. Số lượng người đến Thái Lan tìm kiếm dịch vụ y tế cũng tăng, chủ yếu là khách từ Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Đức và các quốc gia Trung Đông.
Gần đây, Thái Lan đã áp dụng chính sách thị thực 90 ngày cho sáu nước vùng Vịnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công dân ở khu vực Trung Đông vào Thái Lan hưởng thụ dịch vụ y tế. Sáu quốc gia này bao gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Arập Xêút và Các tiêu vương quốc Arập thống nhất (UAE).
Sắp tới chính sách trung tâm y tế khu vực sẽ được mở rộng áp dụng đối với các nước ASEAN để chuẩn bị cho việc ASEAN trở thành một cộng đồng chung vào năm 2015.
Để chuẩn bị cho Cộng đồng ASEAN, Bộ Y tế Thái Lan đã thực hiện việc cơ cấu lại các khu vực dịch vụ y tế nhằm đảm bảo đầu tư có hiệu quả và giảm thiểu việc đầu tư chồng chéo, dàn trải. Bộ này đã tiến hành nâng cấp 50 bệnh viện ở khu vực biên giới nhằm phục vụ số lượng người bệnh từ các nước làng giềng của Thái Lan sang chữa trị ngày càng đông.
Việc xuất khẩu thuốc sang các thị trường ASEAN cũng nhận được những phản ứng tích cực từ thị trường, đặc biệt là ở Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar, với doanh thu khoảng 80 triệu bạt trong năm 2012./.
Hà Linh/Bangkok (Vietnam+)