Trên đống đổ nát do thảm họa sóng thần gây ra tại bờ biển đông bắc Nhật Bản, một biểu tượng của tình hữu nghị quốc tế đã trỗi dậy.
Tại một vùng thuần nông nổi tiếng ở Nhật Bản, nơi các gương mặt của người ngoại quốc hiếm khi được nhìn thấy, nay điều ngược lại đã xuất hiện, khi các tình nguyện viên quốc tế đổ về để giúp đỡ các nạn nhân của thảm họa động đất Nhật Bản 2011 gây dựng lại cuộc sống.
Ishinomaki chưa bao giờ là một phần trong tour du lịch nước ngoài nào đó. Cách đây một năm, nơi đây đã xuất hiện lác đác vài người nước ngoài, bao gồm các giáo viên dạy tiếng Anh. Nhưng đây không phải là nơi mà nhiều người nước ngoài từng nghe thấy tên.
Tuy nhiên, trong 10 tháng kể từ khi trận đại hồng thủy phá nát nhiều phần của thành phố, cuốn đi hoặc làm hư hại nặng phân nửa trong 61.000 ngôi nhà của nó, hàng ngàn người đã chìa tay ra giúp đỡ, với một lượng lớn tình nguyện viên tới từ nước ngoài.
"Tôi làm các công việc tình nguyện cùng những người tới từ các nước khác như Singapore, Canada, Anh và Mỹ - Koichi Murai, nhân viên 29 tuổi tới từ một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết cao cấp tại thành phố Sapporo ở phía Bắc, cho biết.
"Tôi biết đất nước này đang được hỗ trợ tiền bạc và các kiến thức tái thiết, nhưng công việc diễn ra không được nhanh lắm" - Murai, người có kế hoạch ở lại thành phố khoảng 1 tháng tâm sự.
"Trong khi đó, các tình nguyện viên có thể bắt đầu giúp đỡ rất nhanh, và đó là một lợi thế."
Dọc theo vùng Đông Bắc gặp thảm họa, gần 900.000 người đã tham gia các hoạt động tình nguyện, do Ủy ban Phúc lợi Xã hội Quốc gia Nhật Bản tổ chức, theo trang web của tổ chức này.
Ngoài ra, rất nhiều những người khác, cả dân Nhật lẫn người nước ngoài, đã tới các vùng bị thảm họa của Nhật Bản một mình, hoặc theo các nhóm riêng, để giúp người sống sót trải qua thảm họa đã tước đí hơn 19.000 mạng sống.
"Chúng tôi có rất nhiều người bạn ở địa phương chẳng nói chút tiếng Anh nào cả," Jamie El Banna, một thanh niên 26 tuổi sống tại London, mới từ Osaka tới Ishinomaki hồi tháng 6 năm ngoái để giúp đỡ.
"Chúng tôi chỉ liên lạc... bằng con tim" - anh nói.
El Banna, một cựu công nhân ở London, người tới Nhật Bản hồi năm 2008, đã tập hợp một nhóm tình nguyện viên với đa số là người nước ngoài, thông qua các mạng xã hội như Twitter và Facebook.
"(Hồi tháng 9) tôi có khoảng 20 ngôi lều tại các địa điểm cắm trại cứu trợ và tôi phải tìm nơi nào đó để cho tình nguyện viên ở tạm. Cuối cùng tôi lên Twitter và hỏi liệu ai đó có một ngôi nhà có đủ chỗ ngủ cho 20 tình nguyện viên không. Có một người cao tuổi sử dụng Twitter đã nói rằng 'các anh có thể ở lại nhà tôi nếu muốn" - ông kể.
El Banna nói rằng làn sóng người ngoại quốc đổ tới rất nhanh tới một địa điểm được ông miêu tả là "không giống như Tokyo và Osaka," đã tạo nên một cảm giác hơi sốc.
"Đầu tiên ai đó có thể nói 'ồ, người ngoại quốc kia', nhưng giờ khi anh đã quen với người dân và họ cũng quen với sự hiện diện của anh, chuyện lại trở nên rất bình thường " - ông kể.
Keiko Sanjo, 39 tuổi, người có ngôi nhà hư hại nặng đã được tình nguyện viên sửa chữa, nói rằng cô rất kinh ngạc trước sự trợ giúp của người dân tới từ nhiều nơi trên thế giới.
"Tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy rất nhiều người không chỉ từ Nhật Bản, mà còn từ các nước khác, tới thăm và giúp đỡ chúng tôi" - cô nói.
Sanjo, một bà mẹ có 3 con, đã mất cha mẹ sau thảm họa sóng thần. Người chồng là ngư dân của cô hiện đang thất nghiệp.
Cô đã quyết định không trở lại làm công việc bán thời gian ở một nhà máy chế biến cá nữa. Thay vì thế, cô sử dụng ngôi nhà mới được sửa của mình để mở dịch vụ massage. "Tôi muốn được ở nhà để luôn có thời gian trông nom con cái" - cô nói.
Nobuko Hashimoto, người cũng có ngôi nhà được tình nguyện viên sửa chữa, nói rằng thảm họa đã giúp cô có cơ hội tiếp xúc với những người bình thường cô không bao giờ gặp gỡ.
"Tôi chưa từng có một người bạn nước ngoài trước kia, bởi có rất ít người nước ngoài ở Ishinomaki" - cô nói - "Nhưng giờ tôi có rất nhiều. Họ là kho báu lớn nhất - kho báu của đời tôi."
Hashimoto cũng thể hiện lòng mến khách với các tình nguyện viên tới đây giúp đỡ và thường nấu các bữa tối cho họ.
"Tôi rất cảm động và rất biết ơn họ" - cô nói - "Tất cả những gì tôi có thể làm là nấu thứ gì nóng cho họ ăn, như mì miso và những thứ khác".
Các tình nguyện viên hiện đã chuyển mối quan tâm từ việc dọn dẹp rác rưởi và các đống đổ nát ở vùng gặp thảm họa tới chỗ tái thiết các cộng đồng đã bị thảm họa phá nát và tìm việc cho những người đã bị sóng thần tước đi công cụ kiếm sống của họ.
"Sự thay đổi công việc đang diễn ra" - Banna nói, cho biết thêm rằng các đề nghị thực hiện những công việc lao động nặng nhọc, đòi hỏi nhiều sức lực đang giảm dần.
"Thay vì các hoạt động trợ giúp, công việc giờ hướng nhiều tới sự khôi phục" - ông nói - "Chúng tôi đang cố gắng giúp đỡ các doanh nghiệp, hoặc người dân, hoặc các cộng đồng ở đây, vốn có những vấn đề phức tạp hơn. Nhưng chúng tôi sẽ làm những gì mình có thể và sẽ còn ở lại đây trong một thời gian./.
Tại một vùng thuần nông nổi tiếng ở Nhật Bản, nơi các gương mặt của người ngoại quốc hiếm khi được nhìn thấy, nay điều ngược lại đã xuất hiện, khi các tình nguyện viên quốc tế đổ về để giúp đỡ các nạn nhân của thảm họa động đất Nhật Bản 2011 gây dựng lại cuộc sống.
Ishinomaki chưa bao giờ là một phần trong tour du lịch nước ngoài nào đó. Cách đây một năm, nơi đây đã xuất hiện lác đác vài người nước ngoài, bao gồm các giáo viên dạy tiếng Anh. Nhưng đây không phải là nơi mà nhiều người nước ngoài từng nghe thấy tên.
Tuy nhiên, trong 10 tháng kể từ khi trận đại hồng thủy phá nát nhiều phần của thành phố, cuốn đi hoặc làm hư hại nặng phân nửa trong 61.000 ngôi nhà của nó, hàng ngàn người đã chìa tay ra giúp đỡ, với một lượng lớn tình nguyện viên tới từ nước ngoài.
"Tôi làm các công việc tình nguyện cùng những người tới từ các nước khác như Singapore, Canada, Anh và Mỹ - Koichi Murai, nhân viên 29 tuổi tới từ một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết cao cấp tại thành phố Sapporo ở phía Bắc, cho biết.
"Tôi biết đất nước này đang được hỗ trợ tiền bạc và các kiến thức tái thiết, nhưng công việc diễn ra không được nhanh lắm" - Murai, người có kế hoạch ở lại thành phố khoảng 1 tháng tâm sự.
"Trong khi đó, các tình nguyện viên có thể bắt đầu giúp đỡ rất nhanh, và đó là một lợi thế."
Dọc theo vùng Đông Bắc gặp thảm họa, gần 900.000 người đã tham gia các hoạt động tình nguyện, do Ủy ban Phúc lợi Xã hội Quốc gia Nhật Bản tổ chức, theo trang web của tổ chức này.
Ngoài ra, rất nhiều những người khác, cả dân Nhật lẫn người nước ngoài, đã tới các vùng bị thảm họa của Nhật Bản một mình, hoặc theo các nhóm riêng, để giúp người sống sót trải qua thảm họa đã tước đí hơn 19.000 mạng sống.
"Chúng tôi có rất nhiều người bạn ở địa phương chẳng nói chút tiếng Anh nào cả," Jamie El Banna, một thanh niên 26 tuổi sống tại London, mới từ Osaka tới Ishinomaki hồi tháng 6 năm ngoái để giúp đỡ.
"Chúng tôi chỉ liên lạc... bằng con tim" - anh nói.
El Banna, một cựu công nhân ở London, người tới Nhật Bản hồi năm 2008, đã tập hợp một nhóm tình nguyện viên với đa số là người nước ngoài, thông qua các mạng xã hội như Twitter và Facebook.
"(Hồi tháng 9) tôi có khoảng 20 ngôi lều tại các địa điểm cắm trại cứu trợ và tôi phải tìm nơi nào đó để cho tình nguyện viên ở tạm. Cuối cùng tôi lên Twitter và hỏi liệu ai đó có một ngôi nhà có đủ chỗ ngủ cho 20 tình nguyện viên không. Có một người cao tuổi sử dụng Twitter đã nói rằng 'các anh có thể ở lại nhà tôi nếu muốn" - ông kể.
El Banna nói rằng làn sóng người ngoại quốc đổ tới rất nhanh tới một địa điểm được ông miêu tả là "không giống như Tokyo và Osaka," đã tạo nên một cảm giác hơi sốc.
"Đầu tiên ai đó có thể nói 'ồ, người ngoại quốc kia', nhưng giờ khi anh đã quen với người dân và họ cũng quen với sự hiện diện của anh, chuyện lại trở nên rất bình thường " - ông kể.
Keiko Sanjo, 39 tuổi, người có ngôi nhà hư hại nặng đã được tình nguyện viên sửa chữa, nói rằng cô rất kinh ngạc trước sự trợ giúp của người dân tới từ nhiều nơi trên thế giới.
"Tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy rất nhiều người không chỉ từ Nhật Bản, mà còn từ các nước khác, tới thăm và giúp đỡ chúng tôi" - cô nói.
Sanjo, một bà mẹ có 3 con, đã mất cha mẹ sau thảm họa sóng thần. Người chồng là ngư dân của cô hiện đang thất nghiệp.
Cô đã quyết định không trở lại làm công việc bán thời gian ở một nhà máy chế biến cá nữa. Thay vì thế, cô sử dụng ngôi nhà mới được sửa của mình để mở dịch vụ massage. "Tôi muốn được ở nhà để luôn có thời gian trông nom con cái" - cô nói.
Nobuko Hashimoto, người cũng có ngôi nhà được tình nguyện viên sửa chữa, nói rằng thảm họa đã giúp cô có cơ hội tiếp xúc với những người bình thường cô không bao giờ gặp gỡ.
"Tôi chưa từng có một người bạn nước ngoài trước kia, bởi có rất ít người nước ngoài ở Ishinomaki" - cô nói - "Nhưng giờ tôi có rất nhiều. Họ là kho báu lớn nhất - kho báu của đời tôi."
Hashimoto cũng thể hiện lòng mến khách với các tình nguyện viên tới đây giúp đỡ và thường nấu các bữa tối cho họ.
"Tôi rất cảm động và rất biết ơn họ" - cô nói - "Tất cả những gì tôi có thể làm là nấu thứ gì nóng cho họ ăn, như mì miso và những thứ khác".
Các tình nguyện viên hiện đã chuyển mối quan tâm từ việc dọn dẹp rác rưởi và các đống đổ nát ở vùng gặp thảm họa tới chỗ tái thiết các cộng đồng đã bị thảm họa phá nát và tìm việc cho những người đã bị sóng thần tước đi công cụ kiếm sống của họ.
"Sự thay đổi công việc đang diễn ra" - Banna nói, cho biết thêm rằng các đề nghị thực hiện những công việc lao động nặng nhọc, đòi hỏi nhiều sức lực đang giảm dần.
"Thay vì các hoạt động trợ giúp, công việc giờ hướng nhiều tới sự khôi phục" - ông nói - "Chúng tôi đang cố gắng giúp đỡ các doanh nghiệp, hoặc người dân, hoặc các cộng đồng ở đây, vốn có những vấn đề phức tạp hơn. Nhưng chúng tôi sẽ làm những gì mình có thể và sẽ còn ở lại đây trong một thời gian./.
Gia Bảo (Vietnam+)