Thảm hoạ sóng thần Ấn Độ Dương: 10 năm không thể quên

Thảm hoạ sóng thần Ấn Độ Dương: 10 năm không thể nào quên

10 năm sau thảm hoạ sóng thần lớn nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, người dân tại các nước dọc Ấn Độ Dương cũng như thế giới chưa thể quên những hậu quả tàn khốc mà nó gây ra.
Thảm hoạ sóng thần Ấn Độ Dương: 10 năm không thể nào quên ảnh 1Hơn 225.000 người thiệt mạng trong trận sóng thần năm 2004.

10 năm sau thảm hoạ sóng thần lớn nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, người dân tại các nước dọc Ấn Độ Dương cũng như thế giới chưa thể quên những hậu quả tàn khốc mà nó gây ra.

Sáng 26/12/2004, ngay sau lễ Giáng sinh, một trận động đất mạnh tới 9,3 độ Richter xảy ra ở vùng biển phía Tây Indonesia. Chỉ trong vòng vài giờ, những đợt sóng lớn, có những cơn sóng cao tới 30m, đã ập vào bờ biển của 14 quốc gia nằm dọc bờ Ấn Độ Dương như Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia…. quét trôi nhà cửa, cơ sở vật chất hạ tầng và con người ra ngoài biển khơi.

Cơn sóng thần đã tàn phá ghê gớm trên suốt 5.000km di chuyển trên đại dương - hơn 225.000 người đã thiệt mạng, hơn 1,8 triệu người mất nhà cửa.

Tỉnh Aceh trên đảo Sumatra của Indonesia là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất với hơn 170.000 người chết, tổn thất về kinh tế khi đó vào khoảng 4,5 tỷ USD.

Tại Thái Lan, số nạn nhân thiệt mạng được xác định là hơn 5.300 người, trong khi gần 3.000 người vẫn mất tích, trong đó chủ yếu là du khách nước ngoài.

Theo Trung tâm nhận dạng các nạn nhân sóng thần của Thái Lan, từ khi xảy ra thảm họa cho đến nay, nước này đã xác định được danh tính của hơn 3.000 nạn nhân và đã bàn giao thi thể cho thân nhân những người đã mất. Tuy nhiên, hiện vẫn còn gần 400 thi thể chưa xác định được danh tính vì xét nghiệm AND không đem lại kết quả cụ thể.

Để tránh lặp lại thảm họa động đất và sóng thần lịch sử này, Hệ thống Cảnh báo sóng thần sớm được xây dựng tại các nước dọc Ấn Độ Dương đã chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10/2011.

Tổng cộng có 24 quốc gia tham gia hệ thống cảnh báo sóng thần sớm do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và Nhật Bản hỗ trợ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục